Thứ sáu, 24/01/2025

Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Giêsu Lên Trời và Chúa nhật 7 Phục Sinh

Cập nhật lúc 09:36 08/05/2024
SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI
Suy niệm 1
VINH QUANG VÀ SỨ MẠNG

Mc 16,15-20
Chúng ta mừng Đức Giêsu lên trời, nghĩa là Ngài được Chúa Cha tôn vinh vì đã hoàn thành sứ mạng Cha trao phó, là hoàn tất công trình cứu độ nhân loại qua cái chết và sự Phục Sinh. Thánh Máccô chỉ ghi vắn tắt là: Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Thế nhưng Ngài vẫn ở với chúng ta cho đến ngày tận thế (Mt 28, 20)
Chúa lên trời không có nghĩa là Ngài xa cách chúng ta, mà trái lại, Chúa càng ở gần chúng ta hơn. Khi xưa Ngài hiện diện hữu hình nên hạn chế mình vào một vài nơi chốn, chỉ ở gần bên với một số người. Nay Ngài hiện diện vô hình nên Ngài có thể ở với mọi người trong mọi nơi qua mọi lúc, và ở riêng với mỗi người chúng ta trong mọi hoàn cảnh của đời thường. Với đức tin và lòng yêu mến Chúa, ta cảm nhận được điều này từ chính tâm hồn mình, đặc biệt khi chìm sâu trong cầu nguyện.
Thánh Augustinô đã nhận ra và diễn đạt sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong lòng như sau: Deus intimior intimo meo!” (Thiên Chúa sâu thẳm hơn chính sự sâu thẳm của lòng tôi). Thiên Chúa của Đức Kitô hiện diện ở khắp mọi nơi: “Trời đất đầy vinh quang Thiên Chúa”, nhưng đó cũng là một Thiên Chúa nội tại trong tâm hồn của con người, không phải như các vị “thần linh” theo quan niệm ngoại giáo, chỉ trú ngụ ở bên ngoài, nơi này hoặc nơi kia trong thiên nhiên.
Bài Tin Mừng liên kết hai sự kiện song song: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền loan báo Tin Mừng. Vì ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trên trần gian mang tính phổ quát, dành tất cả mọi người. Do đó, Ngài đã trao cho các tông đồ sứ mạng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Tại sao lại loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo? Cây cối có thể nghe Tin Mừng được chăng? Khi người ta nghe theo Tin Mừng của Chúa Kitô, phải chăng tất cả vũ trụ sẽ được biến đổi? Điều này được thánh Phaolô giải thích trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người… với niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang“ (Rm 8,19-21).
Khi chúng ta sử dụng các thụ tạo một cách sai trái, không phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, là chúng ta làm điều dữ. Khi sứ điệp Tin Mừng thay đổi con tim chúng ta, muôn loài thụ tạo cũng sẽ được hưởng nhờ. Chúng không còn bị sử dụng cho điều xấu nữa, mà được sử dụng đúng mục tiêu của chúng như chúng đã được tạo thành: nghĩa là một phương tiện để yêu thương và đem lại hạnh phúc. Sứ mạng của các môn đệ là làm việc để cho có một nhân loại mới và một thế giới mới chào đời. Đức tin chính là lời đáp trả lời rao giảng và được liên kết với phép rửa tội (Cv 2,41; 8,12…). Còn về các dấu lạ trong Hội Thánh lúc ấy, không chỉ do các tông đồ thực hiện, mà nhiều lần Chúa Thánh Thần còn hành động nơi các thính giả đón nhận Tin Mừng (x.Cv 10, 44-46).
Các dấu lạ hôm nay cũng không hẳn xảy ra cùng một cách thức như thời các tông đồ, nhưng chủ yếu là để khơi động lòng tin cho những ai muốn đón nhận Tin Mừng. Biết bao dấu chỉ lạ lùng của các Kitô hữu qua mọi thời đại mà Giáo hội không ngừng tuyên thánh. Những dấu chỉ đó là những tấm gương rạng ngời xả thân vì tình yêu tha nhân, để xây dựng công lý, hòa bình, đem lại niềm tin, an vui và hy vọng cho nhân thế. Tin Mừng được loan báo đến đâu là sự sống mới của Đức Kitô lan rộng tới đó, để đem lại ơn cứu độ cho con người.
Chúng ta được chọn gọi làm Kitô hữu cũng vì sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đọc kinh cầu nguyện hay tham dự thánh lễ cũng là để kín múc sức mạnh thiêng liêng để thi hành sứ mạng đó. Sứ mạng được thi hành dưới nhiều cách thức tùy lòng yêu mến và khả năng của mỗi người. Đặc biệt đối với giới trẻ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từng kêu gọi như sau: “Các con hãy làm nhân chứng cho đức tin của chúng con qua thế giới kỹ thuật số. Hãy dùng những kỹ thuật mới đó để truyền bá Thánh Kinh, hầu cho Tin Mừng về tình yêu vô hạn của Thiên Chúa vang dội bằng những phương thức mới khắp trong thế giới...”.
Ước gì mỗi người chúng ta hăng say với nhiệm vụ loan báo Tin Mừng  mà Chúa Giêsu đã truyền ban, để rồi ngày cuối cùng, chúng ta cũng hoàn thành sứ mạng với niềm hân hoan khôn tả, vì được dự phần vinh quang mà Chúa đã hứa cho những ai trở nên nhân chứng cho Ngài.
Cầu nguyện
Lạy Cha!
Mỗi người chúng con sinh ra đời,
đều được Chúa gọi mời vào sứ vụ,
là được nên nhân chứng Đức Ki-tô
đem đến cho con người ơn cứu độ,
đó chính là ân phúc quá lớn lao,

cho đời con trở thành lời loan báo.
Nhưng nhiều khi con vô tình sao lãng,
làm phí phạm mất mát những ân ban,
khi nhìn lại con mới chợt bàng hoàng,
vì thấy Chúa vẫn còn đang mong đợi.

Có những khi con sống như người đời,
ham địa vị và tranh quyền đoạt lợi,
cũng hơn thua cũng mưu mô tính toán,
làm tông đồ mà khoe khoang tự mãn.

Có khi con sống đạo rất mơ màng,
chỉ cần được lên thiên đàng là đủ,
chẳng cần chi nhiệt tình với sứ vụ,
con cứ lo phòng thủ với biện minh,
để mình sống an nhàn khỏi hy sinh,
mà vẫn thấy đời mình là chân chính.

Con muốn bắt đầu lại từ hôm nay,
vượt qua một lối sống không hay,
đáp trả tình yêu Chúa quá cao dầy,
vẫn đong đầy từng ngày sống của con,
con không biết phải sống sao cho trọn,
nhưng lòng con chỉ chọn Chúa mà thôi.

Xin cho con sống sứ vụ hết mình,
như lệnh truyền khi Chúa đã phục sinh,
là đem đến Tin Mừng cho thiên hạ,
để mỗi ngày nhân loại thêm biết Cha,
cho đời con là một khúc tình ca,
góp phần cho thế giới được an hòa. Amen.

Lm. Thái Nguyên
=============
Suy niệm 2
TRỞ NÊN CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU

Anh chem rt thân mến, chúng ta đã cùng Giáo hi hân hoan mng đón Chúa Phc Sinh và giđây ging như mưi mt Tông đ, có lchúng ta lòng cũng bun rưi rưi, bn rn phi nói li chia tay vi Chúa Giê-su vì hôm nay Ngài lên tri, và ngbên hu Thiên Chúa Cha. Nhưng con thiết nghĩ ni bun này đưc lp đy vi nim vui chan cha, và ngôn tchia tay này đưc thay thế bng li trn an xác tín ca Chúa Giê-su Ki-tô vi các môn đvà vi mi ngưi chúng ta: Thy sẽ ở cùng các con mi ngày cho đến tn thế (Mt 28, 20). Các bài đc hôm nay chúng ta va nghe, đc bit trình thut ngn gn ca Thánh SMác-cô vskin Chúa Thăng Thiên cho chúng ta thy: Mác-cô không đơn thun thut li chuyn Đc Giê-su đưc đưa lên tri, ngbên hu Chúa Cha, mà còn nhn nhmi ngưi chúng ta hãy nh“bài sai” ca Chúa Giê-su gi cho mi ngưi tin nhn vào Ngài rng: “Các con hãy đi khp thế gian loan báo Tin Mng cho mi loài thto, ai tin và chu phép ra sđưc cu đ; còn ai không tin sbkết án” (Mc 16, 15-16). Nói cách khác, mi ngưi chúng ta đưc Chúa mi gi và đưc sai đi làm chng nhân cho Chúa tình yêu trong mi hoàn cnh sng, mi thi đi và mi lãnh vc.
Trưc tiên, chúng ta nên hi bn thân: ai là chng nhân cho Thiên Chúa tình yêu? Và chng nhân cho Chúa là ngưi như thế nào? Thông thưng, anh chem nghe quý cha, quý sơ, quý thy đưc nhn bài sai đi truyn giáo, phc vụ ở nơi này hay nơi khác, quê hương hay trên mt vùng đt xa lnào đó, chít ai nghe giáo dân đưc sai đi?!! Nghĩ như vy cũng là điu dhiu, nhưng chúng ta nên biết rng: khi đưc chu Bí tích Ra ti, chúng ta đưc trnên ngưi thuc vChúa Ki-tô (Ki-tô hu), ngưi đưc thông phn vào svtiên tri, tư tế và vương đế ca Ngài; còn na, chúng ta cam kết tb mi âm mưu đen ti ca ti li, ma quvà ha sng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa qua vic sng đc tin và làm chng cho Chúa trong đi sng hng ngày. Như vy, chng nhân cho Thiên Chúa tình yêu chính là mi mt ngưi Ki-tô hu chúng ta, là nhng ngưi đưc khc sâu trong tâm khm mình n tín thánh thiêng không bao giphai m, là ngưi mc ly thánh danh Ki-tô. Như bài đc I trích trong sách Công VTông Đ, Chúa Giê-su khng đnh: các Tông đsđưc lãnh nhn sc mnh ca Thánh thn khi Ngài ngxung trên các ông. By gicác Tông đồ slà chng nhân ca Thy Chí Thánh Giê-su ti Giê-ru-sa-lem, trong khp các min Giu-đê, Sa-ma-ri-a cho đến tn cùng trái đt (x. Cv 1,8). Chng nhân ca Thiên Chúa tình yêu là ngưi đưc Thánh thn thúc gic, nâng đ, ban sc mnh, can đm, ququyết, dũng cm ra khi con ngưi yếu đui, sst, nhút nhát ca mình, vt bnhng thú vui trn tc, thói quen đam mê mà dám tuyên xưng vào Thiên Chúa đã yêu thương nhân loi đến ni trao ban Con Mt yêu du ca mình đcu đ con ngưi ti li (x. Ga 3, 16). Còn gì đp hơn, cao chơn tình yêu ca mt Thiên Chúa trao ban chính ssng mình cho chúng ta dù chúng ta bt xng, bội ơn!
Như vy, anh chem chúng ta phi khng đnh mt điu: đã là ngưi Ki-tô hu, tt c chúng ta đu là chng nhân ca Chúa Ki-tô. Tuy nhiên, chúng ta slàm chng cho ai và cho điu gì? Mt câu hi dưng như không cn thiết và có lhơi dư tha, nhưng nếu nhìn vào cuc sng gia đình, lch sbn thân, và nhng thăng trm, bưc ngot ln trong đi sng đc tin ca mi ngưi, chúng ta snhn ra rng: lm lúc chúng ta không làm chng cho Chúa tình yêu và cho Chân lý. Lý do thì ôi thôi vô s, hơn c1001 lý chng đbin h, bin minh hay gii trình. Thay vì làm chng cho Chúa Ki-tô đã yêu thương tôi, đã chết cu chuc tôi, tôi li làm chng cho “cái tôi”, cho “bn ngã” tkiêu ca mình. Thay vì làm chng cho lòng thương xót, lòng bao dung tha thca Thiên Chúa dành cho tôi, tôi li làm chng cho scng nhc, hành vi lên án và ghen ghét đi vi chính mình và đi vi tha nhân. Thay vì làm chng cho cchkhoan dung, chđi và vòng tay rng m ca Chúa dành cho con ngưi ti li như tôi, tôi li làm chng cho li suy nghĩ kết án, xua đui và tách bit ca mình đi vi anh chem trong cng đoàn; và còn vô vàn nhiu điu khác mà đáng lchúng ta phi làm chng, nhưng vì syếu đui, chúng ta đã nhiu ln tha hip vi điu bt chính hoặc chỉ nghĩ cho tư li cá nhân mình. Là con cái Chúa, chúng ta phi sng trong stht, làm chng cho chân lý, nhưng lm lúc chúng ta li làm chng gian. Chính vì nhn biết con ngưi tht mng manh, yếu đui và dsa ngã như vy, thánh Phao-lô đã nhn nhchúng ta qua bài đc 2, thư gi giáo đoàn Ê-phê-sô: “Anh em đưc ban thn khí khôn ngoan và mc khi đnhn biết Ngưi. Xin cho mt tâm hn anh em đưc sáng sut, đanh em biết thế nào là trông cy vào ơn Ngưi kêu gi, thế nào là sphong phú gia nghip vinh quang nơi các thánh...” (Ep 1, 17-18). Li nguyn xin ca thánh Phao-lô cho tín hu Ê-phê-sô cũng chính cho mi ngưi Ki-tô hu chúng ta. Tht không sai khi chúng ta nhn mình yếu đui, nhưng vi ơn Chúa, chúng ta trnên can đm làm chng cho Ngài. Chng chút gì sai khi chúng ta nhn biết mình mù quáng trưc li danh, tin, tài, tình, tham vng và đam mê, nhưng vi thn khí khôn ngoan, đôi mt tâm hn ca chúng ta strnên sáng sut, can trưng đng vphía chân lý và làm chng nhân cho tình yêu đích tht, làm chng tá cho Thiên Chúa.
Anh chem rt thân mến, chúng ta đã biết mi mt ngưi trong chúng ta đưc Thiên Chúa mi gi trnên chng nhân cho tình yêu Chúa và cho chân lý. Tuy nhiên, sng trong mt thế gii đy chuyn biến như ngày nay, chúng ta phi sng chng tá như thế nào? Mt nim vui an i chc chn cho các Tông đ, cho Giáo hi và cho chúng ta, đó là: mc dù Chúa Giê-su vinh hin lên tri, nhưng Ngài luôn đng hành, cùng chúng ta mi ngày cho đến tn thế. Bng chng cth, mi ngày Ngài hin din qua bí tích Thánh th, trao ban chính ssng Ngài cho chúng ta. Trong mi phút giây, nhng khi ta qungã vì phm ti, Ngài đng hành vi chúng ta qua bí tích Gii hòa đban ơn tha thvà bình an cho ta. Khi ta m đau bnh tt phn hn cũng như phn xác, Ngài đnâng và cm thông vi ta, v.v...Nhng cm nghim này, tiên vàn các Tông đlà nhân chng hùng hn nht “...phn các ông, các ông đi rao ging khp mi nơi, có Chúa cùng hot đng vi các ông và cng cli rao ging bng nhng phép lkèm theo” (Mc 16, 20). Trong đi sng mc vvà truyn giáo xshoa anh đào này, con cũng đưc nhiu anh chem chia sẻ: làm sao sng, givng đc tin đt nưc phn thnh Nht Bn này; làm sao sng chng tá cho Tin Mng và rao truyn Nưc Chúa cho nhng ngưi chưa tin nhn Chúa, v.v...Và câu chuyn đó luôn kết thúc bng 4 ch“khó lm cha ơi” Tht s, bn thân con cũng đng cm vi quý ông bà, anh chem; nhưng cũng nên khng đnh mt điu là ‘khó không có nghĩa là không thc hin đưc’. Nếu mi ngưi chúng ta cgng bt đu làm chng tá cho Chúa tnhng vic làm bé nhnht, cch yêu thương, vtha, sống hài hòa và hip thông vi nhau. Và ri ttình yêu thương trong cng đoàn dù bé nhỏ ấy snhư hương hoa lan ta khp nơi. Hơn na, nếu chúng ta luôn tin tưng rng: chúng ta không ‘đơn thân đc mã’ sng chng tá cho Tình yêu, nhưng các anh chem khác đang cùng vi ta và nht là Chúa Ki-tô Phc Sinh luôn đng hành, nâng đta trên bưc đưng trnên nhân chng Tình yêu như tâm tình trong mt bài hát sinh hot “Phao-lô trng, A-pô-lô tưi, Thiên Chúa scho mc lên. Tôi trng, anh tưi, Thiên Chúa cho bông lúa vàng”.
Vi nim tin xác tín vào Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa đã chu chết cho nhân loi vì tình yêu. Và hôm nay Ngài lên tri, vcùng Chúa Cha, nhưng Ngài luôn cùng chúng ta cho đến ngày tn thế, chúng ta xin Chúa giúp sc mi ngưi biết ý thc, can đm trnên chng tá cho tình yêu mà Ngài đã dành cho chúng ta.
Chung li ngi khen Chúa Con,
Hân hoan thkính mt mình Ngài thôi.
ng viên ca Chúa tình yêu
Nhit tâm, nhit huyết, nhit thành chng ngơi,
Gn gũi, gn bó keo sơn
Nghlc Thn khí ơn trên tuôn trào.
Hot đng hăng hái vun trng,
Ân sng chan chứa, cậy trông không sờn
Ni ngưi góp sc truyền rao
Khắp nơi dân nước hoà ca vang trời. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
=============
Suy niệm 3
Chúa lên Trời, việc dưới đất kết thúc, sứ mạng mới khai mào
(Mc 16, 15 - 20)
Theo các Sách Tin Mừng mô tả, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã "tỏ mình đang sống" với bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Giacôbê và bà Salômê, những người phụ nữ đến viếng mộ Chúa cùng với các môn đệ của Người. Vào những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiếp tục hiện ra, dùng Kinh Thánh dạy cho các môn đệ về Nước Chúa (x.Mt 28,1-10; Mc 16,1-15; Lc 24, 1- 48; Ga 20,11-18; 21,1-14).
Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã cùng các môn đệ đi tới núi Ôliu gần Giê-ru-sa-lem, nơi mà Chúa đã chỉ trước (x.Mt 28,16). Ở đây, Chúa Giêsu đã hứa xin Chúa Cha ban Thánh Thần cho các môn đệ và nói với họ rằng, họ sẽ sớm nhận được Chúa Thánh Thần, rồi Người bảo họ phải ở lại Giê-ru-sa-lem cho tới khi Chúa Thánh Thần hiền xuống. Sau khi chúc lành cho các môn đệ, Chúa Giêsu lên Trời. Biến cố Chúa về Trời được Tin Mừng Lu-ca 24, 50-51 và Công vụ Tông đồ 1, 9-11 miêu tả chi tiết rõ ràng.
Cũng theo Kinh Thánh, sự thăng thiên của Chúa Giêsu là sự trở lại Thiên Đàng bằng thân xác theo nghĩa đen. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau: "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
Các Tông đồ tận mắt chứng kiến cảnh Chúa lên Trời, lòng các ông ngây ngất dõi theo mãi tới lúc "một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông" (Cvtđ 1, 9), đến nỗi cần phải "có hai người mặt áo trắng đứng gần" (Cvtđ 1, 10) và nhắc nhở: "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời?" (Cvtđ 1, 11).
Sự lên trời của Chúa Giêsu hàm chứa những ý nghĩa như sau:
Chúa Giêsu lên Trời, báo hiệu việc dưới đất của Người đã kết thúc
Đọc lại Tin Mừng viết về gia phả của Đức Giê-su, chúng ta thấy Chúa Giê-su, Ngôi Lời nhập thể có một lịch sử rõ ràng (x. Mt 1,1-17), (Mt 3,9; 8,11; Lc 3,8 ; 2Cr 11,22). Chứng tỏ, Thiên Chúa, Đấng siêu việt, đã “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. gười chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời…” (Kinh Tin Kính Nicea).
Như vậy, Chúa Giê-su sau khi đã từ cung lòng Chúa Cha, từ Trời thân hành xuống thế nhập thể làm người, đi vào lịch sử loài người, sống kiếp phận con người, bước vào trong bóng sự chết, đã phục sinh, nay về Trời, kết thúc sứ mạng của Người ở dưới đất.
Chúa lên Trời trong vinh quang
Dựa trên cụm từ: “Chúa Giê-su lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Theo lời thánh Lê-ô Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giê-su đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng trong ánh vinh quang, “Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giê-su Ki-tô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giê-su là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7 , 25). Từ trời cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi chúng ta ái mộ những sự trên Trời.
Sứ mạng mới khai mào
Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Người vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự "chia ly" này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại như hai người mặc áo trắng ấy còn hứa rằng "Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời" (Cvtđ 1, 11).
Vì thế, ngày hôm nay hơn bao giờ hết Giáo Hội phải thi hành mệnh lệnh của Chúa trước khi Người lên trời: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật" (Mc 16,15). Loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh: sự Sống chiến thắng sự chết, Tình Yêu chiến thắng tội ác, Chân Lý chiến thắng dối trá và sai lầm. Thế giới mọi nơi mọi thời, đặc biệt ngày hôm nay đa rất cần đến Đức Kitô Phục Sinh như chính Chúa Giêsu nói: "Ai tin và chịu phép, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt" (Mc 16,16). Không phải vì Thiên Chúa độc tài, đọc đoán, nhưng vì không tin là không đón nhận giải đáp đích thực của Thiên Chúa cho các ước vọng chính đáng cảu mình, hay là tìm thoả mãn nơi trần thế, và cuối cùng sẽ qua đi như bộ mặt trần gian này sẽ qua đi.
Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, xin giúp chúng con là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa Giê-su, Con Mẹ, để một ngày kia chúng con cũng được về Trời với Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
=============
Suy niệm 4
NẮM CHẮC PHẦN HY VỌNG
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin Chúa cho cộng đoàn chúng ta biết hoan hỷ vui mừng mà dâng lời cảm tạ, vì hôm nay, Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển; là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường dẫn chúng ta vào Nước Chúa, khiến chúng ta là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang.
Nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Đức Kitô hưởng phúc vinh quang, trong sự hiệp nhất với nhau, như các chi thể trong cùng một thân thể, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thánh Phaolô cho thấy: Là những chi thể của Đức Kitô, tất cả chúng ta đều được kêu gọi sống hợp nhất với nhau, mỗi người tùy theo công việc phục vụ mình đã lãnh nhận: Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tùy theo mức độ Đức Kitô ban cho. Vì thế, có lời Kinh Thánh nói: Người đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Người đã ban ân huệ cho loài người.
Nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Đức Kitô hưởng phúc vinh quang, khi chúng ta cùng thông phần đau khổ với Người, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Autinh nói: Người đã được đưa lên các tầng trời, nhưng dưới đất, Người vẫn còn phải chịu bất cứ nỗi khổ cực nào mà chúng ta cảm thấy với tư cách là chi thể của Người: Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?, hay khi Người nói: Xưa Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn. Vậy tại sao chúng ta không chịu khổ cực ở dưới đất như thế để được nghỉ ngơi với Người ở trên trời nhờ đức tin, đức cậy và đức mến, khiến chúng ta được liên kết với Người?
Nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Đức Kitô hưởng phúc vinh quang, trong khi chờ đợi điều Người đã hứa, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lại: Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa: Điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.
Nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Đức Kitô hưởng phúc vinh quang, nhờ ơn Chúa soi sáng, như trong bài đọc hai của Thánh Lễ, thánh Phaolô cầu xin: Xin Chúa soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu.
Nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Đức Kitô hưởng phúc vinh quang, là niềm hy vọng chắc chắn, Chúa dành cho hết mọi người, kể cả dân ngoại, như trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 46, vịnh gia đã kêu gọi: Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và. Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta! Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ. Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả. Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. Trong bài Tin Mừng, thánh Máccô tường thuật lại: Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông. Đức Kitô đã lên trời vinh hiển: là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường dẫn chúng ta vào Nước Chúa, khiến chúng ta là những chi thể của Người nắm chắc phần hy vọng sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang. Ước gì chúng ta biết hiệp nhất với nhau như các chi thể trong cùng một thân thể, khi chu toàn sứ vụ Chúa trao, và biết thông phần đau khổ với Đức Kitô, để được cùng Người hưởng vinh quang. Ước gì được như thế!
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB
=============
Suy niệm 5
SỐNG ĐẠO GIA ĐỜI ĐẦY BIẾN ĐỘNG
Kính thưa quý cộng đoàn Phụng vụ! Kể từ khi đại dịch cô-vi bùng phát, chúng ta đã phải bỏ hàng triệu ngôn từ, trang giấy để nói về nó; đặc biệt tại xứ sở truyền giáo Nhật Bản này, bình thường các nhà thờ vẫn thưa thớt giáo dân vào các Thánh lễ trọng hay lễ hằng ngày, và từ khi các Thánh lễ chung bị ngưng lại, thì các giáo xứ càng vắng lặng, yên tĩnh vô cùng!
Nhìn chung, thành phần giáo dân Nhật Bản hầu như đã lớn tuổi nên họ không thể nào tham dự Thánh lễ trực tuyến trên các trang mạng xã hội hiện đại; còn đài phát thanh (radio) hầu như không được dùng để phát Thánh lễ như trước kia cho hầu hết các bệnh nhân không thể tham dự Thánh lễ trực tiếp nữa!
Khi nói đến đây, chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ lại thời cấm đạo, dù các nhà truyền giáo phương Tây bị trục xuất khỏi nước Nhật, nhưng giáo dân bản xứ thuộc thế hệ đầu tiên đã kiên tâm cầu nguyện giữ đạo cho bản thân, cho gia đình và cho lối xóm, giáo họ, giáo xứ, rồi dần dần lan rộng khắp cả nước, đặc biệt tại vùng Goto, Nagasaki. Tuy nhiên, đó là khí phách, lòng nhiệt thành, tâm huyết của các thế hệ giáo dân xưa; còn hiện nay, những điều này dần dần mất đi và trở nên lãng quên. Thời ông bà, cha mẹ hết lòng sống đạo, nhưng đến thời con cháu, thế hệ sau thì như thế nào? Điều này khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở!
Hôm nay, cùng với Giáo Hội cử hành Phụng Vụ mừng kính Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh vinh quang về trời, kết thúc sứ mạng của Ngài tại trần gian, chúng ta xác tín lại rằng: Ngài về trời ngự bên hữu Chúa Cha, nhưng Ngài không bao giờ xa chúng ta. Ngài luôn hiện diện bên ta trong mọi biến cố: trong Thánh lễ và các Bí tích, qua mọi việc bác ái, cũng như qua mọi công cuộc của Chúa Thánh Thần (Đấng Bảo Trợ khác mà chính Chúa Giê-su hứa ban cho các môn đệ khi Ngài về trời), và qua việc chúng ta sống chứng tá, thực hiện sứ mệnh đã được trao phó cho mỗi người Ki-tô hữu các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15) hoặc nói một cách khác các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy ti Giê-ru-sa-lem, trong tất cả xứ Giu-đê-a, Sa-ma-ri-a, và cho đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1, 8). Tuy có nhiều cách nói khác nhau, nhưng điều Chúa trao cho các Tông đồ và cho mỗi người chúng ta không gì khác hơn là làm chứng tá cho Chúa Ki-tô Phục Sinh. Nói một cách đơn giản hơn là sống và làm chứng vì đạo, nhất là trong thời điểm cam go như lúc đại dịch vừa qua; mọi người khắp nơi hạn chế di chuyển, hạn chế ra ngoài đường, hạn chế tụ tập âu cũng vì sự an toàn tính mạng và tránh lây nhiễm bệnh.
Dù vậy đi chăng nữa, sứ mệnh làm chứng hay sống đạo vẫn luôn được tiếp diễn trong mọi hoàn cảnh, mọi thời, mọi lúc và mọi nơi; có thể chỉ khác phương cách thực hiện mà thôi. Trong tâm tình ấy, thiết nghĩ chúng ta có thể tóm gọn cách thức sống đạo theo hai cách, dựa trên linh đạo Biển Đức, đó là: Cầu nguyện và Làm việc (ora et labora). Riêng Làm việc chia làm hai phần: làm việc phục vụ nhu cầu thể lý, và làm việc cho nhu cầu tinh thần/thiêng liêng. Dĩ nhiên, hai điều này không thể tách rời, vì trong thực tế có người chỉ cầu nguyện mà không làm việc hoặc chỉ làm việc mà không cầu nguyện!
Cầu Nguyện: Nền tảng của đời sống thiêng liêng là cầu nguyện; hơn nữa, cầu nguyện không ngừng trong mọi nơi mọi lúc là điều cần thiết hầu duy trì mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Trong thời gian dịch bệnh cô-vi, mọi người không thể tập trung đông đảo tại nhà thờ, nhà nguyện hay phòng hội hoặc từng nhà để đọc kinh liên ái/liên khu được; nhưng chúng ta có thể sử dụng các chương trình truyền thông như Viber, Line (dĩ nhiên nên tìm hiểu chương trình nào phù hợp và an toàn bảo mật tính riêng tư khi truy cập) tạo thành nhóm cầu nguyện mỗi ngày. Ngoài ra, thời gian cách ly vì dịch bệnh tạo cho chúng ta bên nhau với gia đình nhiều hơn trong giờ kinh nguyện chung. Thay vì, chúng ta dành nhiều thời giờ để lướt mạng xem tin tức hoặc theo dõi thông tin trên truyền hình, chúng ta nên dành nhiều thời gian cùng đọc kinh nguyện chung trong gia đình. Thêm nữa, chúng ta có thể cùng lần chuỗi liên kết Mân Côi hoặc chuỗi liên kết Lòng Chúa Thương Xót trong trường hợp chúng ta cách xa về mặt địa lý không thể nguyện gẫm trực tiếp với nhau. Chúng ta có thể tham dự buổi hồi tâm, tĩnh tâm, hoặc học hỏi chuyên đề về đời sống đức tin, Giáo Hội…trên các trang mạng Công giáo có uy tín. Cùng với cầu nguyện, chúng ta Làm việc phục vụ nhu cầu thể lý và tinh thần của tha nhân. Sức mạnh của cầu nguyện giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu, hoang mang trong cơn bệnh dịch, cũng như thúc giục chúng ta dám hành động (làm việc) bác ái cho nhu cầu thể lý và thiêng liêng.
Làm việc bác ái về mặt thể chất: Trong mối tương thân giữa con người với nhau, chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ đồng cảm, thấy thương những người khốn khổ, thiếu thốn vật chất…, mà chúng ta còn được mời gọi yêu thương họ một cách cụ thể, tuỳ theo khả năng của bản thân. Với tâm hồn quảng đại, lòng bác ái sẽ giúp chúng ta có nhiều sáng kiến phục vụ lợi ích cho tha nhân, dĩ nhiên cũng nên nắm rõ luật lệ, quy định của nơi đang sinh sống hầu tránh những gì ngăn trở việc lành thánh hướng tới tha nhân. Trong mùa dịch cô-vi, mặt trái cũng như mặt phải của xã hội, của từng quốc gia hầu như đều được lộ diện rõ ràng trước mắt chúng ta; nào là tình trạng người vô gia cư, những ai khốn khó với thu nhập thấp, những bạn trẻ vì nhiều lí do mà bỏ gia đình, sống lang thang, mưu sinh với công việc liên quan đến JK (Joshi Kosei - kỹ nghệ tình dục vị thành niên)…, kể cả những người có tài sản kết xù hành xử ra sao khi đối mặt với đại dịch, tai ương, hoạn nạn. Có lẽ, nhiều người trong chúng ta đều có xu hướng nghĩ rằng: ngoài xã hội kia cũng có nhiều tổ chức thiện nguyện làm rồi, nên không cần chúng ta nữa! Ý nghĩ này sẽ lấn át tư tưởng, kiềm hãm đôi chân chúng ta sống bác ái cụ thể, trước hết với nhu cầu căn bản đầu tiên của tha nhân, đó là nhu cầu thể chất! Không chỉ dừng lại ở khía cạnh thể lý, mà chúng ta cũng không quên làm việc bác ái hướng tới khía cạnh thiêng liêng/tinh thần của tha nhân.
Làm việc bác ái về mặt tinh thần: Trong chúng ta, có người được Chúa ban dư dật về vật chất, có người chỉ đủ dùng, và cũng có người phải chật vật sống qua từng ngày. Làm việc bác ái không chỉ giản lược ở khía cạnh vật chất hay thể lý, nhưng còn chú tâm đến chiều kích thiêng liêng nữa, điều mà chúng ta thường xem nhẹ hoặc lãng quên. Trong đại dịch vừa qua, chúng ta không thể tham dự Thánh lễ trực tiếp như trước. Hầu hết chúng ta tham dự Thánh lễ trực tuyến (được phát trực tiếp hoặc thu/phát lại) tại bất cứ trang web của Giáo phận nào hoặc trang chính của Vatican, nơi đó chúng ta được tham dự Thánh lễ Giáo triều mà chính Đức Thánh Cha chủ sự, cũng như lãnh nhận được phép lành Toà Thánh ngoại thường. Ý nghĩa mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ trực tuyến, chúng ta rước lễ thiêng liêng, chúng ta xưng tội thiêng liêng (trong trường hợp không thể xưng tội trực tiếp với Linh mục), và đều không khác gì khi chúng ta cử hành hay tham dự trực tiếp cả, nếu có khác, chỉ ở cách thức thực hiện mà thôi. Chính vì vậy, chúng ta nên tham dự một cách sốt sắng, với tâm tình tín thác, và để Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Chúa thẩm thấu con người chúng ta, mọi sinh hoạt thường nhật của chúng ta, giúp chúng ta bỏ qua cho anh chị trong gia đình và dòng tộc, giúp chúng ta tha thứ thật lòng anh chị em, giúp chúng ta biết dùng an ủi, khuyến khích, động viên…anh chị em. Mỗi khi chúng ta hành động thê này, tức là chúng ta đang làm việc bác ái hướng tới chiều kích thiêng liêng của tha nhân.
Trên đây chỉ là một số gợi ý sống đạo và làm chứng cho Chúa trong thời gian cam go vừa qua. Xin Chúa hằng gìn giữ và đoái thương đến mỗi người chúng ta và toàn thế giới đang phải đối mặt với thời đại đầy biến động. Xin giúp chúng ta đang mãi lo chống chọi với những thay đổi chóng mặt,  cũng không quên tỉnh thức trước virus thờ ơ, ích kỷ, khép kín,  và luôn luôn sống đức tin, can trường trở nên chứng tá giữa thời đại này. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
=============
Suy niệm 6
MỘT KHỞI ĐẦU MỚI

“Các tông đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”.
Không ai trong chúng ta muốn nói với người thân yêu của mình hai tiếng “Tạm biệt!”; càng không ai muốn nói với họ hai tiếng “Vĩnh biệt!”. Chúng ta luôn ao ước nói với họ một lời tin yêu hy vọng, “Hẹn gặp lại!”. “Hẹn gặp lại!”, đó cũng là những gì Chúa Giêsu muốn nói với mỗi người chúng ta trong Chúa Nhật mừng Chúa Lên Trời.
Kính thưa Anh Chị em,
Giữa lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, lễ Thăng Thiên - phần nào - khá bị lãng quên. Một điều đáng tiếc! Thăng Thiên không phải là một hành động biến mất ma thuật của Chúa Giêsu như của David Copperfield, ảo thuật gia người Mỹ; đúng hơn, cuộc Thăng Thiên của Ngài, theo một nghĩa nào đó, là ‘một khởi đầu mới’ cho ‘một sự hiện diện mới’, ‘một hoạt động mới’, cũng là khởi đầu ‘một thiên đàng mới’ mà chúng ta đang hướng về.
Khi các môn đệ đang đăm đăm nhìn trời vào lúc Chúa Giêsu được cất lên, sứ thần Chúa hỏi họ, “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?” - bài đọc một. Nghĩa là, việc đứng nhìn trời như vậy, giờ đây, không thích hợp! Vì dẫu trở về với Chúa Cha, Thầy của họ không thực sự rời bỏ, nhưng hiện diện với họ theo một cách thức mới mẻ. Vì thế, ngày mừng Chúa Lên Trời là ngày kỷ niệm ‘một khởi đầu mới’ của một sự hiện diện hoàn toàn mới của Con Thiên Chúa. Đây không phải là một sự kiện đánh dấu hoặc tưởng nhớ cho việc ‘ra đi’ hay cho một sự ‘vắng mặt’ nào đó; đúng hơn, đây là khoảnh khắc bắt đầu cho một sự ‘ở lại’ hoàn toàn mới mẻ của Chúa Cứu Thế.
Từ đó, “Emmanuel” có một ý nghĩa tròn đầy hơn bao giờ hết. Sau khi Chúa Giêsu được cất lên, thánh sử Marcô đã rất ý tứ, “Các tông đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”. Đây là ý nghĩa cốt lõi của ngày lễ! Chúa Phục Sinh đang ở với các môn đệ, với Hội Thánh, với chúng ta, đang cùng hoạt động trong Thánh Thần của Ngài ngay hôm nay, như Ngài đã ở, đang ở và hoạt động trong hơn 2.000 năm qua. Vì thế, biến cố Thăng Thiên là ‘một khởi đầu mới’ của một nhân loại được cứu, được chữa lành trong Chúa Kitô qua Giáo Hội của Ngài.
Cuối cùng, lễ Thăng Thiên gợi lên ‘một khởi đầu mới’ về ‘một thiên đàng mới’. Trạng thái mà chúng ta gọi là thiên đàng là trạng thái hiệp thông hoàn hảo với Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Kitô mở ra cho chúng ta cửa ‘thiên đàng’ mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi thuở xưa. Nhờ Ngài, chúng ta tìm thấy ‘la bàn’ cuộc đời; biết nơi mình sẽ đến; ở đó, Mẹ Maria, các thánh, cả triều thần và những người thân yêu đang chờ đợi chúng ta.
Anh Chị em,
“Các tông đồ ra đi rao giảng khắp nơi”. Đức Phanxicô nói, “Lễ Thăng Thiên mời gọi chúng ta ngước mắt lên trời, để ‘ngay lập tức’ quay lại trái đất, thực hiện những gì Chúa Phục Sinh giao phó! Hãy trở thành những ‘người con’ của Lễ Thăng Thiên, những người tìm kiếm Chúa Kitô dọc theo các nẻo đường của thời đại, mang lời cứu độ của Ngài đến mút cùng trái đất. Trên hành trình này, chúng ta gặp gỡ chính Chúa Kitô nơi anh chị em mình, đặc biệt nơi những người đang phải chịu đựng trong thân xác và linh hồn những kinh nghiệm khắc nghiệt, nhục nhã của những hình thức nghèo đói cũ và mới!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa về trời, con vào đời. Đừng để con mất phương hướng vì đã đánh mất ‘la bàn Giêsu!’”, Amen.
Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
=============
SUY NIỆM CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH B
Suy niệm 1

Lời cầu nguyện rất thời sự của Chúa Giêsu
(Ga 17, 11-19)

Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu cùng Đức Chúa Cha cho các môn đệ nhiều điều, nhưng lời van xin tha thiết và cũng thời sự nhất là: Xin cho chúng được hiệp nhất nên một.
Xin cho chúng nên một”. Chúa Giêsu hằng muốn các môn đệ và cả chúng ta, những người tin vào Chúa được hợp nhất cùng nhau, liên đới trong tình yêu, trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Người xin Chúa Cha gìn giữ chúng ta khỏi Ác Thần là tên chia rẽ, khỏi ‘tinh thần thế tục’ vốn đang lôi kéo con người.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập tại Palestina trong ba năm rong ruổi rao giảng Tin Mừng, xua trừ quỷ dữ và chữa lành tật bệnh. Với nhóm Mười Hai Tông Đồ và các môn đệ được Chúa Giêsu chọn để các vị cộng tác với Người, và truớc khi về Trời Người đã truyền cho họ “ra đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 2819-20).
Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, các ngài bắt đầu thi hành sứ mệnh này, như kể trong chương 2 sách Tông Đồ Công Vụ. Từ đó Giáo Hội Chúa bắt đầu lan rộng từ Palestina sang vùng Tiểu Á đến tận Roma thủ đô của đế quốc.
Năm 313 sau khi hoàng đế Costantino ký sắc lệnh Milano hủy bỏ bắt đạo, Kitô giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Năm 330 hoàng đế Costantino xây thành phố mang tên mình là Costantinopoli và tuyên bố nó là thủ đô thứ hai của đế quốc với tước hiệu là “Roma mới”. Năm 395 sau khi hoàng đế Teodosio qua đời, đế quốc Roma bị chia  thành hai miền Đông và Tây. Nhưng ngay trong các năm cuối cùng của Đế quốc, quyền bính chính trị, văn hóa và tôn giáo bắt đầu ngày càng di chuyển sang phiá Đông. Thế rồi khi Đế quốc bên Tây sụp đổ năm 476, Đế quốc bên Đông và đặc biệt là Costantinopoli ngày càng chiếm địa vị quan trọng. Sự chia rẽ cũng ngày càng gia tăng, vì bên Tây nói tiếng Latinh, trong khi bên Đông nói tiếng Hy lạp.
Tất cả các yếu tố này khiến nảy sinh ra 8 cuộc ly khai trong 8 thế kỷ giữa Roma và Costantinopoli. Cuộc chia rẽ lớn nhất trong lịch sử của Kitô giáo là ngày 16 tháng 7 năm 1054 hai phái đoàn Roma và Costanttinopoli ra vạ tuyệt thông cho nhau với hai lý do chính dẫn: thứ nhất là vấn đề “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng”, thứ hai là từ “Filioque” thêm vào Kinh Tin Kính Niceno-Costantinopoli. Từ đó trở thành Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Cuộc ly khai lớn thứ hai xảy ra hơn bốn thế kỷ sau vào năm 1517 với Phong trào phản đối hay cải cách do Martin  Luther khởi xướng làm nảy sinh ra các Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách. 
Cuộc ly khai của Giáo Hội Tin Lành hay Giáo Hội Cải Cách do Martin Luther khởi xướng kéo dài chưa được bao lâu, thì năm 1534 lại xảy ra một vụ ly khai mới: đó là vụ ly khai của Anh Giáo, do vua Enricô VIII khởi xướng và vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Như thế, Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập và và cầu nguyện cho sự hợp nhất đã chia rẽ thành ba: trước hết là vụ ly giáo giữa giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống năm 1054, rồi vụ ly giáo của Giáo Hội Tin Lành do  Martin Luther khởi xướng năm 1517, và vụ ly khai của Anh giáo do vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Thực vậy, trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021, khi đề cập đến thông điệp “Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã nói: “Tình huynh đệ được xây dựng từ chúng ta... Tình huynh đệ đại đồng bắt đầu với tình huynh đệ trong Giáo Hội Công Giáo... và tình huynh đệ này đang bị thương tổn! Chiếc áo chùng của Chúa Kitô đã bị xé thành những mảnh do những chia rẽ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng điều không kém trầm trọng hơn, đó là mỗi mảnh áo của Chúa thường bị xé thành những mảnh khác nữa...”.
Đức Hồng Y mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy xét mình về tội chia rẽ vì đây là “công việc tuyệt hảo của ma quỉ, diabolos, tức là kẻ chia rẽ, là kẻ thù gieo rắc cỏ lùng, như Chúa Giêsu đã nói trong một dụ ngôn của Người (x. Mt 13,25).
Quả thực, hiểm họa “mảnh áo chùng” của Chúa Giêsu nơi cộng đoàn Công Giáo có nguy cơ bị xé thêm. Trong bối cảnh trào lưu tục hóa lan mạnh và khoảng cách giữa các tín hữu với Giáo Hội gia tăng, lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Giêsu cho các môn đệ vẫn còn rất thời sự trong thế giới hôm nay. Chúng ta hãy xin với Chúa Giêsu tụ họp lại các con cái Chúa bị tản mát khắp nơi về một mối (x.Ga 11,52). Với tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm hạ chúng ta hãy dâng lên kinh nguyện mà Giáo Hội dâng lên Chúa trong mỗi Thánh lễ trước phần rước lễ: [...] xin đừng chấp tội chúng con nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa, xin ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo ý Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

=============

Suy niệm 2
XIN CHO HỌ NÊN MỘT

Ga 17, 11b-19
Trong Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan ghi lại lời cầu nguyện tha thiết của Thầy Giêsu với Chúa Cha cho chính mình, cho các môn đệ và còn mãi cho những người theo Chúa sau này trong tương lai là chúng ta. Trong lòng mến thiết tha, Người thân thưa với Cha mọi điều về đoàn con dấu yêu, trong mối tương quan đậm đà, với bao nhiêu lắng lo khắc khoải khi Người sắp về cùng Cha.

Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta.” Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ được hiệp nhất trong tình thương, để khi gặp gỡ họ, người ta nhận ra họ là môn đệ của Người. Tình thương ấy cao thượng và vô điều kiện. Chính người đã biểu lộ tình thương này là yêu đến chết và dám chết cho người mình yêu. Cho đến hôm nay chúng con vẫn chưa cảm nhận và sống một tình yêu như vậy, nên Chúa vẫn hằng cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng con. Chúa vẫn chờ đợi để chúng con nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa mà nhìn lại chính mình và mở lòng đón nhận tình yêu của Chúa. Chính tình yêu thương và hạnh phúc trong Chúa giúp chúng con sống hiệp nhất với nhau, để chúng con được ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng con.  
Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và chúng ta khỏi bị bách hại: “Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.” Người ra đi nhưng họ còn ở lại trần gian để tiếp tục sứ mệnh của Người. Người lo lắng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần, giúp họ vượt qua những khó khăn khi thi hành sứ vụ. Họ có thể bị thù ghét, bách hại vì niềm tin.
Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và chúng ta được thánh hiến trong sự thật: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.  Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.  Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.” Chính Người đã  hiến thánh chính mình làm lễ vật để kính tiến lên Chúa Cha. Hôm nay đây chúng con được thánh hiến trong sự thật là Lời Cha để thánh hóa mình và tha nhân. Thiên Chúa là Cha nhân từ đầy yêu thương muốn cho tất cả chúng con được ơn cứu độ. Còn chúng con là con người yếu đuối mỏng dòn hay sa ngã. Nhưng nếu chúng con nhìn nhận và trở về với Chúa sẽ được cứu độ và được sống hạnh phúc muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu! xin sai Thánh Thần Chúa đến ở với mỗi người chúng con, cho chúng con được sức mạnh vượt thắng ác thần và được thánh hiến trong tình yêu của Chúa. Trong Thánh Thần chúng con được đổi mới, cả trong cộng đoàn chúng con, giúp chúng con sống hiệp nhất yêu thương trong cuộc đời và hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng cho đời đẹp hơn. Amen.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log