Thứ bảy, 11/01/2025

Chúa nhật 29 TNA - Cái gì của César thì hãy trả cho CêsarCái gì thuộc về Thiên Chúa, thì hãy trả cho Thiên Chúa

Cập nhật lúc 09:47 17/10/2014
Mỗi người kitô hữu chúng ta có thể nói được gì trước một thế giới đang sa đoạ về đời sống luân lý?

Mỗi người kitô hữu chúng ta có thể nói được gì trước một thế giới đang sa đoạ về đời sống luân lý? Ngay cả các Đức Giáo Hoàng cũng khó có thể nói hoặc im lặng trước những biến cố lớn lao của thế giới. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã bị người ta kết án là không bảo vệ đầy đủ người Do Thái chống lại chủ nghĩa phát-xít. Tuy nhiên, chính Ngài đã có một hành động kín dáo và hiệu quả, thế mà người ta lại không đánh giá đúng. Người ta trách móc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II là nói quá nhiều, can thiệp vào những chủ đề gai góc như gia đình và cả những cuộc hội họp quốc tế……….. Ngay cả các linh mục, cũng không thể tránh khỏi những lời chỉ trích tương tự như vậy.
Hãy trả cho César: toàn bộ chủ nghĩa giáo sỹ và toàn bộ khuynh hướng của các tu sỹ muốn điều khiển lãnh vực dân sự đều bị lên án. Khi nói “Hãy trả lại cho César”, Chúa Giêsu thừa nhận uy tín thuộc lãnh vực chính trị và quyền hành quốc gia. Chính Ngài luôn luôn từ chối để khỏi người ta hiểu là Đấng Mêssia chính trị được Thiên Chúa chọn để chống lại giặc ngoại xâm Roma. Khi dân chúng muốn tôn Ngài làm vua,  Ngài liền trốn đi nơi khác. Ngài cũng đã công bố với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” .
 
Chính quyền dân sự tìm mọi cách thế hữu hiệu nhất nhằm lợi ích chung cho quốc gia. Đôi khi họ biểu quyết cả những đạo luật bất toàn. Đúng thế! Trong quá khứ, khi các hoàng đế trở lại kitô giáo, các vị có trách nhiệm trong GH đã sử dụng cả quyền hành chính trị. Vào thời trung cổ, các giáo sỹ thường thường chỉ có khả năng quản lý các công việc chính trị. Chính vì thế mà người ta đã có thể nói về các đế quốc kitô. Quyền lực chính trị là pháp quyền thế tục của GH nhằm quản lý các trường học, sức khoẻ và công bằng xã hội.
Chấp hành luật lệ quốc gia đó là một điều bó buộc: “Làm điều thiện thì không phải sợ nhà hữu trách, có làm điều ác thì mới phải sợ. Chúng ta muốn khỏi phải sợ chính quyền ư ? Hãy làm điều thiện, và chúng ta sẽ được họ khen ngợi, vì chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp chúng ta làm điều thiện. Nhưng nếu chúng ta làm điều ác, thì hãy sợ, vì họ mang gươm không phải là không có lý do. Thật vậy họ là những người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác. Vì lẽ đó cần thiết phải phục tùng, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm. Đó cũng là lý do khiến chúng ta nộp thuế: nhân viên thu thuế là những người phục vụ Thiên Chúa, khi chu toàn phận sự”.
Hãy trả cho Thiên Chúa: toàn bộ chủ nghĩa César thì cũng bị lên án, có nghĩa là mọi khuynh hướng của vị lãnh đạo quốc gia muốn điều khiển cả lãnh vực tôn giáo. Chúng ta đừng quên rằng vào thời kỳ Chúa Giêsu, César đã tuyên bố mình là chúa. Vì thế, đồng tiền mà in hình Cé sar dường như là dơ bẩn đối với người Do Thái. Tuy nhiên, phân biệt 2 lãnh vực chứ không được tách rời 2 lãnh vực. Người ta không thể cắt con người ra từng mảnh. Trong chúng ta, người công dân không được tách rời khỏi người tín hữu.
Người tín hữu là người công dân năng động.
Mặc dù tôn trọng tính da dạng và đa tôn giáo trong đất nước mình, người kitô dưới ánh sáng đức tin cũng phải đưa ra những ý kiến của mình về những vấn đề thuộc lãnh vực người công dân, luân lý và xã hội. Người tín hữu phải tham dự vào các cuộc bầu cử, đừng lấy cớ vắng mặt một cách quá dễ dàng. Hơn nữa còn phải tỏ rõ thái độ để làm sáng tỏ những luật lệ của quốc gia mình: điều nào chưa thoả mãn, điều nào phi luân lý.
Người công dân và luật lệ của Thiên Chúa.
Nếu Chúa Kitô yêu cầu hãy trả cho Thiên Chúa cái gì là của Thiên Chúa, thì Ngài cũng yêu cầu hãy trả cho GH quyền tự do tôn giáo hơn nữa. Thật vậy, tất cả đều thuộc về Thiên Chúa. Chúa Giêsu tuyên bố rằng chúng ta phải tôn trọng những luật lệ của Thiên Chúa. Ngài là thầy của thế giới và uỷ quyền cho các cấp lãnh đạo dân sự, với điều kiện là các cấp lãnh đạo này phải tôn trọng lề luật Thiên Chúa. Người công dân phải phục tùng luật lệ dân sự, nhưng cũng phải tuân theo luật lệ Thiên Chúa.
Câu trả lời của Chúa Giêsu: Cái gì của César thì hãy trả cho Cêsar, cái gì thuộc về Thiên Chúa, thì hãy trả cho Thiên Chúa rất thường bị người ta giải thích như là một sự tách biệt GH khỏi nhà nước và nhà nước khỏi GH. Tư tưởng của Chúa Giêsu không phải là thế! Mục đích cuôí cùng của con người không phải chỉ là hạnh phúc trần gian, nhưng là sự thành đạt vĩnh cửu trên quê trời. Vì thế, quyết định của chính quyền dân sự không được phép ngăn cản con người hoàn thành ơn gọi làm con Thiên Chúa. Vì thế, Đức Giáo hoàng và các Giám mục có quyền và có bổn phận kêu gọi các quốc gia phải thăng tiến phẩm giá ơn gọi của con người: tôn trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, bênh vực người cô thế cô thân, giữ gìn công bình bác ái, bảo vệ gia đình…
Sự can thiệp của GH vào thế giới, có người thì tán đồng có người thì phản đối. Tuy nhiên, GH không phải lúc nào cũng quá nghiêm khắc. GH không bao giờ mị dân. Giáo Hội không tìm cách làm vừa lòng một quốc gia hoặc một nhà độc tài nào. GH luôn tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công bằng trước hết, còn tất cả những điều khác là tuỳ thuộc vào Thiên Chúa Người sẽ ban cho sau.
Lm. Ga Đặng Văn Nghĩa
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Giáo họ Nga Quán – Giáo xứ Cổ Phúc
Thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Giáo họ Nga Quán – Giáo xứ Cổ Phúc
Sáng thứ Tư, ngày 08.01.2025, cộng đoàn Giáo họ Nga Quán, Giáo xứ Cổ Phúc hân hoan chào đón Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, cùng quý cha, quý tu sĩ, quý ân thân nhân, quý khách xa gần về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn làm phép ngôi nhà thờ của giáo họ.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log