Thứ ba, 14/01/2025

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Chúa Giêsu Lên Trời Và Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm B

Cập nhật lúc 08:01 12/05/2021
Suy niệm Tin Mừng lễ Chúa Giêsu Lên Trời
Suy niệm 1
Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa
Mc 16, 15-20
Ngự bên hữu
Tin mừng hôm nay thuật lại: “Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”.
Như một người rất hạnh phúc vì công việc của mình đã hoàn thành và cuối cùng có thể nghỉ ngơi, Chúa Giêsu Kitô lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Từ giờ trở đi, Người sẽ không rời khỏi nơi này…!
Chúa Giêsu Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Người chắc chắn ngự trên nơi cao nhất. Người sẽ không vắng bóng. Chúng ta có thể tin cậy vào Người. Người ngự bên hữu, bên những người được Thiên Chúa chúc phúc! Sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, nơi Người đến. Người tìm lại được vị trí của Người với Chúa Cha. Người sẽ không rời bỏ vị trí đó nữa.
Chúa Giêsu là Chúa! Giêsu là tên của con người, và Chúa là danh hiệu vinh hiển của Ngài! Hôm nay, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời , chúng ta mừng Con Người trong Chúa Giêsu ngự trong Thiên Chúa. Vì chưng, Người là Đấng từ trời xuống, và không trở lên trời, nếu không hoàn thành công việc của Người. 
- Khi lên nơi cao nhất, Chúa Giêsu mang theo nhân loại thuộc về Người. Người nâng chúng ta lên với Người. 
- Nhờ Chúa Giêsu, từ nay trở đi, nhân loại được ngự bên hữu Chúa Cha. Nhân loại sẽ không rời khỏi nơi này. 
- Chúng ta có thể tin cậy vào Chúa Giêsu Kitô: Người sẽ giữ nhân loại ngự bên cạnh Chúa Cha! 
- Cuối cùng nhân loại tìm thấy chỗ ổn định. Nhân loại có một vị trí tốt nhất! Nhân loại sẽ không trượt khỏi nơi này!
Cuộc hành trình
Tuy nhiên, trước khi lên với Cha Người, Chúa Giêsu đã nói với mười một Tông đồ: “Anh em hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật". Chúa Giêsu yêu cầu các tông đồ của Ngài lên đường
- Từ giờ trở đi, họ sẽ khó có thời gian ngồi chỗ! 
- Họ sẽ đi theo thánh ý Thiên Chúa, được Thánh Linh thúc đẩy, loan báo cho mọi người biết rằng nhân loại đã tìm được nền tảng thực sự của mình! 
- Họ sẽ dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm, họ sẽ trừ quỷ, đặt tay trên những người bệnh. 
- Bằng lời nói và việc làm, họ công bố: nhờ Chúa Giêsu nhân loại được sống mãi với Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.
- Dù mệt mỏi, họ hành quân đến với người Do Thái và dân ngoại, người nghèo và người giàu, người Hy-lạp và Ro-ma.
- Họ rao giảng cho mọi tạo vật rằng mọi tạo vật được Thiên Chúa chúc phúc. 
- Không ai có thể ngăn cản họ được. 
- Họ sẽ đẩy lùi sự chia rẽ và ranh giới giữa mọi người.
Chúa Giêsu cùng hoạt động với họ và củng cố lời giảng dạy của họ.
- Chúa sẽ đi cùng họ, Chúa sẽ không để họ một mình đối mặt với nhiệm vụ. 
- Chúa sẽ hỗ trợ họ trong tất cả các nỗ lực của họ. 
- Họ có thể cậy dựa vào Người vì Người không bao giờ rời xa họ. Họ là một với Người. 
- Nhờ họ, Chúa Giêsu bước đi giữa loài người. 
- Nhờ họ, Chúa Giêsu tiếp tục công việc của Cha Người.
- Nhờ họ, sự sống của Thiên Chúa nảy nở trên trái đất. 
- Nhờ Chúa Giêsu, như một cây đâm rễ vào bầu trời, họ rút ​​nhựa mới từ Thiên Chúa. 
- Họ có thể bước đi trên trái đất mà không sợ hãi vì họ tìm được nền tảng của họ gần bên Thiên Chúa!
Đảm bảo
Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ. Chúa Giêsu Kitô muốn nói: “Anh em hãy tin rằng khi Thầy lên cùng Cha trên trời, Thầy sẽ đưa anh em đi cùng Thầy.Thầy cho anh em chỗ anh em đang tìm kiếm, bảo hiểm mà anh em còn thiếu. Hãy tin rằng khi anh em ném mình vào thế giới nhân loại, Thầy gìn giữ anh em trong thế giới ân sủng, thế giới của Thiên Chúa. Hãy tin rằng Thầy sẽ không vắng bóng và Thầy sẽ không thiếu cho anh em. Thầy sống với anh em, Thầy làm việc vì anh em. Thầy đi lên cùng Cha để kết hợp trời với đất, Thiên Chúa với loài người mãi mãi. Hãy tin rằng từ giờ trở đi sẽ không có gì có thể tách bầu trời khỏi trái đất! "
Chúng ta thường nghĩ rằng: Khi về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu để chúng ta một mình đối mặt với công việc của Ngài. Đôi khi chúng ta nói rằng Thiên Chúa vắng bóng. Thiên Chúa không bao giờ để chúng ta một mình, nhưng đức tin chúng ta phải liên tục mở ra, như đức tin của các tông đồ sau khi Chúa Giêsu lên trời. 
Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ.
- Người tin, là người có căn bản hơn so với người không tin.
- Người tin sẽ tìm được nền tảng của mình trong Thiên Chúa ngay trên trái đất này, giữa những thử thách. 
- Người tin sẽ cùng Chúa bước đi trên trái đất với hy vọng một ngày nào đó được yên nghỉ cùng Ngài trên thiên đường!
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
================
Suy niệm 2
Mc 16, 15 – 20
Sau khi phục sinh, Chúa còn lưu lại ở trần gian 40 ngày. Trong thời gian này, Chúa hiện ra nhiều lần. Lần đầu tiên là hiện ra với các phụ nữ và bà Mácđala. Sau đó, Chúa hiện ra với hai môn đệ đi Emmau. Kế đó, Chúa hiện ra với 10 Tông đồ, vắng mặt Tôma. Sau đó, Chúa hiện  ra  với 11 Tông đồ, có mặt Tôma. Lần cuối cùng, Chúa hiện ra với một số Tông đồ tại bờ hồ Galilê. Ngoài ra, theo lời kể của các Tông đồ dành cho hai môn đệ từ Emmau trở về là Chúa có hiện ra cho Phêrô.
Hôm nay ngày thứ 40, Chúa tập trung các môn đệ ở núi Cây Dầu. Ngài gửi lại hai lời trăng trối. Hai lời ấy là:
  1. “Anh em không rời khỏi Giêrusalem. Hãy cầu nguyện để Chúa Cha ban Đấng an ủi”, tức là Chúa Thánh Thần.
  2. “Hãy đi khắp trần gian loan báo Tin Mừng cho muôn dân”.
Nói xong những lời ấy, thân thể Chúa bốc dần lên cao, lên mãi cho tới khi có một đám mây bay tới che khuất.
Các Tông đồ tiếc nuối, đứng nhìn trời ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Sứ thần Chúa phải nhắc các ông, để các ông đi về.
Điều chúng ta cần ghi lòng tạc dạ đó là hai lời trăng trối của Chúa. Lời trăng trối là lời linh thiêng. Lời trăng trối của Chúa là lời cực linh thiêng, không ai được coi thường.
Chúa bức xúc yêu cầu Tin Mừng của Chúa phải đến với mọi người trên khắp trần gian. Các Tông đồ đã đem hết tâm hồn để thực hiện điều đó và bằng lòng trả giá bằng cả mồ hôi lẫn máu đào.
Qua 20 thế kỷ, Tin Mừng đã đến với mọi quốc gia trên thế giới. Năm 1971 còn hai quốc gia chưa có nhà thờ, chưa có giáo xứ, đó là nước Yêmen Dân Chủ và nước Tây Tạng. Đến nay thì hai nước đó đã có nhà thờ, giáo xứ và cha xứ rồi. Nhưng dân số thế giới là 7 tỷ, thì số người ki tô hữu mới chỉ có 2 tỷ 3, tức là gần một phần ba. Riêng Việt Nam có hơn 90 triệu dân, thì tín đồ Công giáo mới có 7.000.000, tức là tỷ lệ hơn 7%.
Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta chưa bức xúc thi hành lời trăng trối của Chúa. Một điều đáng chú ý hơn, đó là muốn loan báo Tin Mừng một cách đúng đắn và chân thành, thì phải cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần yểm trợ, vì Chúa Thánh Thần là nhân tố chính yếu trong mọi sinh hoạt truyền giáo.
Bài học căn bản của lễ Thăng Thiên là cầu xin ơn Chúa Thánh Thần rồi đi loan báo Tin Mừng cho mọi người, trong mọi môi trường của xã hội.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
===================
Suy niệm 3
TRỞ NÊN CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU
 Anh chem rt thân mến, chúng ta đã cùng Giáo hi hân hoan mng đón Chúa Phc Sinh và giđây ging như mưi mt Tông đ, có lchúng ta lòng cũng bun rưi rưi, bn rn phi nói li chia tay vi Chúa Giê-su vì hôm nay Ngưi lên tri, và ngbên hu Thiên Chúa Cha. Nhưng con thiết nghĩ ni bun này đưc lp đy vi nim vui chan cha, và ngôn tchia tay này đưc thay thế bng li trn an đầy xác tín ca Chúa Giê-su Ki-tô vi các môn đvà vi mi ngưi chúng ta: Thy sẽ ở cùng các con mi ngày cho đến tn thế (Mt 28, 20). Các bài đc hôm nay chúng ta va nghe, đc bit trình thut ngn gn ca Thánh SMác-cô vskin Chúa Thăng Thiên cho chúng ta thy: Mác-cô không đơn thun thut li chuyn Đc Giê-su đưc đưa lên tri, ngbên hu Chúa Cha, mà còn nhn nhmi ngưi chúng ta hãy nh“bài sai” ca Chúa Giê-su gi cho mi ngưi tin nhn vào Ngưi rng: “Các con hãy đi khp thế gian loan báo Tin Mng cho mi loài thto, ai tin và chu phép ra sđưc cu đ; còn ai không tin sbkết án” (Mc 16, 15-16). Nói cách khác, mi ngưi chúng ta đưc Chúa mi gi và đưc sai đi làm chng nhân cho Chúa tình yêu trong mi hoàn cnh sng, mi thi đi và mi lãnh vc.
Trưc tiên, chúng ta nên hi bn thân: ai là chng nhân cho Thiên Chúa tình yêu? Và chng nhân cho Chúa là ngưi như thế nào? Thông thưng, anh chem nghe quý cha, quý sơ, quý thy đưc nhn bài sai đi truyn giáo, phc vụ ở nơi này hay nơi khác, quê hương hay trên mt vùng đt xa lnào đó, chít ai nghe giáo dân đưc sai đi?!! Nghĩ như vy cũng là điu dhiu, nhưng chúng ta nên biết rng: khi đưc chu Bí tích Ra ti, chúng ta đưc trnên ngưi thuc vChúa Ki-tô (Ki-tô hu), ngưi đưc thông phn vào svtiên tri, tư tế và vương đế ca Ngài; còn na, chúng ta cam kết tb mi âm mưu đen ti ca ti li, ma quvà ha sng tín thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa qua vic sng đc tin và làm chng cho Chúa qua đi sng hng ngày. Như vy, chng nhân cho Thiên Chúa tình yêu chính là mi mt ngưi Ki-tô hu chúng ta, là nhng ngưi đưc khc sâu trong tâm khm mình n tín thánh thiêng không bao giphai m, là ngưi mc ly thánh danh Ki-tô hay là ngưi mang tên Ki-tô hu. Như bài đc 1 trích trong sách Công VTông Đ, Chúa Giê-su khng đnh: các tông đsđưc lãnh nhn sc mnh ca Thánh thn khi Ngưi ngxung trên các ông. By gicác ngài slà chng nhân ca Thy Chí Thánh Giê-su ti Giê-ru-sa-lem, trong khp các min Giu-đê, Sa-ma-ri-a cho đến tn cùng trái đt (x. Cv 1,8). Chng nhân ca Thiên Chúa tình yêu là ngưi đưc Thánh thn thúc gic, nâng đ, ban sc mnh, can đm, quả quyết, dũng cm ra khi con ngưi yếu đui, sst, nhút nhát ca mình, vt bnhng thú vui trn tc, thói quen đam mê mà dám tuyên xưng vào Thiên Chúa đã yêu thương nhân loi đến ni trao ban Con Mt yêu du ca mình đcu đ con ngưi ti li (x. Ga 3, 16). Còn gì đp hơn, cao chơn tình yêu ca mt Thiên Chúa trao ban chính ssng mình cho chúng ta dù chúng ta bt xng, vô ơn!
Như vy, anh chem chúng ta phi khng đnh mt điu: đã là ngưi Ki-tô hu, tt c chúng ta đu là chng nhân ca Chúa Ki-tô. Tuy nhiên, chúng ta slàm chng cho ai và cho điu gì? Mt câu hi dưng như không cn thiết và có lhơi dư tha, nhưng nếu nhìn vào cuc sng gia đình, lch sbn thân,nhng thăng trm, và bưc ngot ln trong đi sng đc tin ca mi ngưi, chúng ta snhn ra: lm lúc chúng ta không làm chng cho Chúa tình yêu và cho Chân lý. Lý do thì ôi thôi vô s, hơn c1001 lý chng đbin h, bin minh hay gii trình. Thay vì làm chng cho Chúa Ki-tô đã yêu thương tôi, đã chết cu chuc tôi, tôi li làm chng cho “cái tôi”, cho “bn ngã” tkiêu ca mình. Thay vì làm chng cho lòng thương xót, lòng bao dung tha thca Thiên Chúa dành cho tôi, tôi li làm chng cho scng nhc, hành vi lên án và ghen ghét đi vi chính mình và đi vi tha nhân. Thay vì làm chng cho cchkhoan dung, chđi và vòng tay rng m ca Chúa dành cho con ngưi ti li như tôi, tôi li làm chng cho li suy nghĩ kết án, xua đui và tách bit ca mình đi vi anh chem trong cng đoàn; và còn vô vàn nhiu điu khác mà đáng lchúng ta phi làm chng, nhưng vì syếu đui, chúng ta đã nhiu ln tha hip vi điu bt chính hoặc cho tư li cá nhân. Là con cái Chúa, chúng ta phi sng trong stht, làm chng cho chân lý, nhưng lm lúc chúng ta li làm chng gian. Chính vì nhn biết con ngưi tht mng manh, yếu đui và dsa ngã như vy, thánh Phao-lô đã nhn nhchúng ta qua bài đc II, thư gi giáo đoàn Ê-phê-sô: “Anh em đưc ban thn khí khôn ngoan và mc khi đnhn biết Ngưi. Xin cho mt tâm hn anh em đưc sáng sut, đanh em biết thế nào là trông cy vào ơn Ngưi kêu gi, thế nào là sphong phú gia nghip vinh quang nơi các thánh...” (Ep 1, 17-18). Li nguyn xin ca thánh Phao-lô cho tín hu Ê-phê-sô cũng chính cho mi ngưi Ki-tô hu chúng ta. Tht không sai khi chúng ta nhn mình yếu đui, nhưng vi ơn Chúa, chúng ta trnên can đm làm chng cho Ngài. Chng chút gì sai khi chúng ta nhn biết mình mù quáng trưc li danh, tin, tài, tình, tham vng và đam mê, nhưng vi Thn khí khôn ngoan, đôi mt tâm hn ca chúng ta strnên sáng sut, can trưng đng vphía chân lý và làm chng nhân cho tình yêu đích tht, làm chng tá cho Thiên Chúa.
 Anh chem rt thân mến, chúng ta đã biết mi mt ngưi trong chúng ta đưc Thiên Chúa mi gi trnên chng nhân cho tình yêu Chúa và cho chân lý. Tuy nhiên, sng trong mt thế gii đy chuyn biến như ngày nay, chúng ta phi sng chng tá như thế nào? Mt nim vui an i chc chn cho các Tông đ, cho Giáo hi và cho chúng ta, đó là: mc dù Chúa Giê-su vinh hin lên tri, nhưng Ngưi luôn đng hành, cùng chúng ta mi ngày cho đến tn thế. Bng chng cth, mi ngày Ngài hin din qua bí tích Thánh th, trao ban chính ssng Ngưi cho chúng ta. Trong mi phút giây, nhng khi ta qungã vì phm ti, Ngài đng hành vi chúng ta qua bí tích Gii hòa đban ơn tha thvà bình an cho ta. Khi ta m đau bnh tt phn hn cũng như phn xác, Ngài đnâng và cm thông vi ta, v.v...Nhng cm nghim này, tiên vàn các Tông đlà nhân chng hùng hn nht “...phn các ông, các ông đi rao ging khp mi nơi, có Chúa cùng hot đng vi các ông và cng cli rao ging bng nhng phép lkèm theo” (Mc 16, 20). Trong đi sng mc vvà truyn giáo xshoa anh đào này, con cũng đưc nhiu anh chem chia s: làm sao sng givng đc tin đt nưc phn thnh Nht Bn này; làm sao sng chng tá cho Tin Mng và rao truyn Nưc Chúa cho nhng ngưi chưa tin nhn Chúa, v.v...Và câu chuyn đó luôn kết thúc bng bốn ch“khó lm cha ơi”. Tht s, bn thân con cũng đng cm vi quý ông bà, anh chem; nhưng cũng nên khng đnh mt điu: “khó không có nghĩa là không thc hin đưc”. Nếu mi ngưi chúng ta cgng bt đu làm chng tá cho Chúa tnhng vic làm bé nhnht, cch yêu thương, vtha, sống hài hòa và hip thông vi nhau. Và ri ttình yêu thương trong cng đoàn dù bé nhỏ ấy snhư hương hoa lan ta khp nơi. Hơn na, nếu chúng ta luôn tin tưng rng: chúng ta không ‘đơn thân đc mã’ sng chng tá cho Tình yêu, nhưng các anh chem khác đang cùng vi ta và nht là Chúa Ki-tô Phc Sinh luôn đng hành, nâng đta trên bưc đưng trnên nhân chng Tình yêu như tâm tình trong mt bài hát sinh hot “Phao-lô trng, A-pô-lô tưi, Thiên Chúa scho mc lên. Tôi trng, anh tưi, Thiên Chúa cho bông lúa vàng”.
 Vi nim tin xác tín vào Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa đã chu chết cho nhân loi vì tình yêu. Và hôm nay Ngài lên tri, vcùng Chúa Cha, nhưng Ngài luôn cùng chúng ta cho đến ngày tn thế, chúng ta xin Chúa giúp sc cho mi ngưi biết ý thc, can đm trnên chng tá cho tình yêu mà Ngài đã dành cho chúng ta.
Chung li ngi khen Chúa Con,
Hân hoan thkính sắt son một niềm.
ng viên ca Chúa tình yêu
Nhit tâm, nhit huyết, đìu hiu xa rời,
Gn gũi, gn bó đầy vơi
Nghlc Thn khí, biển trời cậy trông.
Hot đng hăng say vun trng,
Ân sng chan chứa tình nồng thánh ân
Ni ngưi chung sức tảo tần,
Ra đi làm chứng, xếp vần yêu thương. Amen.
Lm. Xuân Hy Vọng
==================
Suy niệm 4
LOAN BÁO TIN MỪNG
Mc 16, 15-20
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu sai các môn đệ rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15). Lệnh truyền này thoáng nghe thấy vui vẻ, dễ dàng như đi làm hướng dẫn viên du lịch ngày nay. Nhưng làm sao để có được Tin Mừng mà đi loan báo đây? Vì không ai có thể cho đi cái mà mình không có. Còn người nhận thì “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ.” (Mc 16,16a). Ai tin thì được cứu độ, nhưng “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17), nên cũng chẳng dễ dàng. Lệnh truyền của Đức Giêsu còn kèm theo lời hứa: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.” (Mc 16,17-18). Việc loan Tin Mừng sẽ có sức thuyết phục hơn nếu có những dấu lạ kèm theo. Những dấu lạ này không hẳn là các phép lạ lớn lao, mà còn là cách sống có sức thu hút của mỗi người. Nhưng để thi hành mệnh lệnh của Ngài, không thể dùng sức riêng của con người mà  phảicó Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
Phải dấn thân loan báo theo tinh thần của thánh Phaolô: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi (1Cr 9, 16-18). Nhưng để việc rao giảng mang lại hiệu quả, thì không phải chỉ trong ý thức, bằng lời mà còn bằng cả đời sống xả thân cho anh em. “Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng (1Cr 9, 19-23). Ngài cố gắng thi hành hết sức mình để loan báo Tin Mừng. Theo gương Ngài, mỗi người chúng ta phải “Tin Mừng hóa” bản thân, Tin Mừng hóa cộng đoàn, rồi sau đó mới đem Tin Mừng cho những người chung quanh. Chúng ta được mời gọi loan báo Tin Mừng trong ý nghĩa sâu xa đó, được mời gọi hội nhập văn hóa thời đại, để trở nên con người của Tin Mừng, con người của khiêm nhu, bác ái hiền hòa vì Tin Mừng của Chúa”.
Chúa ơi! loan báo Tin Mừng hôm nay thuận lợi hơn xưa rất nhiều. Con đâu cần phải rong ruổi đó đây, trèo đèo lội suối mà đi khắp nơi. Con chỉ cần gõ vào máy tính, gửi email để truyền thông trên trang web hoặc facebook, là nhiều người có thể nghe Tin Mừng. Xin cho con say mê đến với Lời Chúa, để ở lại và sống với Chúa, trong Chúa, để thấm nhuần, hiểu biết và thực nghiệm sống Lời Chúa, rồi con mới dám loan Tin, giới thiệu Chúa cho thế giới hiện đại hôm nay.
Én Nhỏ
                                                     
===================
Suy niệm Chúa nhật VII Phục Sinh
Suy niệm 1
“Lạy Cha, xin cho họ nên một, xin thánh hiến họ trong sự thật”
Ga 17, 11b-19
Vài giờ trước khi chịu chết, Chúa Giêsu chia sẻ mối lo sợ của Ngài. Nhiệm vụ của Ngài sắp hoàn tất. Ngày mai, cuộc khổ nạn rồi cũng sẽ qua. Và Ngài sẽ trở về với Cha Ngài trong vinh quang của Đấng Phục Sinh.Tuy nhiên, Ngài cũng sắp để lại trên trái đất này các tông đồ, là những người tiếp tục công việc của Ngài. Ngài biết điều đang chờ đợi họ: thái độ không hiểu biết và địch thù của nhiều người, hành trình truyền giáo liên tục, mệt mỏi đủ loại và nhất là những cơn bách hại, tù đầy, đánh đòn và cái chết dữ dằn. Họ phải uống cùng một chén đắng như Ngài. Ngài nghĩ tới họ, không phải là tìm cách làm cho họ được một cuộc sống yên ổn hoặc kéo họ ra khỏi thế giới này, cũng không phải là ban cho họ những quyền hành siêu nhiên để công kích những kẻ chống lại họ. Ngài biết rằng họ sẽ phải gặp nhiều hiểm nguy: hiểm nguy bên ngoài, vì chưng thế giới thường chống đối họ; và hiểm nguy bên trong, đó chính là những yếu đuối của họ. Trong giây phút đặc biệt này, Ngài hướng về Cha một kinh nguyện nồng cháy để cầu cho các tông đồ hôm nay cũng như tương lai. Kinh nguyện này gồm hai phần quan trọng: xin cho họ nên một và xin thánh hiến họ.
1- Xin cho họ nên một. Chúa Giêsu biết ba cơn cám dỗ rình chờ họ:
- Cám dỗ chạy trốn thập giá: Vào thời Chúa Giêsu, các tông đồ phải đương đầu với cơn bách hại và sự chết. Những người kế vị họ cũng phải chung một số phận như vậy. Và trong thời kỳ bách hại đó, đã có một số tín hữu chối đạo. Tuy nhiên, tử đạo không nhất thiết là phải đổ máu: thời đại chúng ta hôm nay biết bao linh mục, tu sỹ và giáo dân phải chăng đôi khi cũng muốn trốn tránh thập giá vì thấy các nhà thờ trống vắng, trẻ em bỏ học giáo lý và giới trẻ xa lạc đức tin! Biết bao người giáo dân cảm thấy mệt mỏi vì công việc từ thiện hằng ngày của họ không thấy có kết quả! Vì thế Chúa Giêsu tích cực cầu nguyện cho họ!
- Cám dỗ làm méo mó sứ điệp: “Lạy Cha, con đã ban lời Cha cho chúng, vì lời Cha là chân lý”. Sứ mệnh mà Chúa Giêsu trao phó cho các tông đồ thật lớn lao: là phải trung thành chuyển giao lời giáo huấn của Ngài. Vì chưng, đối với các tông đồ cũng như con người thời đại hôm nay không dễ gì mà sống được những đòi hỏi của Tin mừng. Thời đại chúng ta hôm nay thường bị cám dỗ tìm cách giải thích lời Chúa theo ý nghĩ của người đời. Nhiều khi người ta còn nhân danh tôn giáo để chém giết lẫn nhau. Chúa Kitô tích cực cầu nguyện để các tông đồ đừng nhát đảm. Trải qua các thế kỷ, nhiều công đồng đã cho phép Giáo Hội vạch ra những hướng đi mới mà không đánh mất căn tính của mình và hướng đi của Thầy chí Thánh đã chỉ dạy.
- Cám dỗ không hiệp nhất: Chúa Giêsu biết rõ điều đó trong con người. Ngài biết rằng chủ nghĩa cá nhân có thể phá huỷ nhóm người được xem là hiệp nhất. Ngài đã thấy trong các tông đồ cũng có sự ghen tương. Ngài thấy họ cố gắng bằng mọi giá để sau này có được vị trí tốt nhất bên cạnh Ngài. Ngài cũng báo trước sự đổ vỡ lớn lao sẽ làm cho Giáo Hội bị chia rẽ qua nhiều thế kỷ: Đông Phương và Tây Phương, Tin Lành cải Cách, Anh Giáo…Ngài cũng đau lòng khi thấy người có đạo chỉ vì tham lam ích kỷ mà gây mất đoàn kết trong anh em với nhau. Dù đã về trời, Ngài vẫn tiếp tục cầu nguyện. Ngài cầu nguyện để Giáo Hội hiệp nhất, để giáo xứ, giáo họ chúng ta biết hy sinh và nhường nhịn lẫn nhau. Lời cầu nguyện của Ngài đã có hiệu quả: con thuyền của Giáo Hội vẫn luôn đứng vững trong con bão táp hiện đại của những ý thức hệ lầm lạc.
2- Xin thánh hiến họ. Chúa Kitô biết điều này: Trong cuộc chiến không cân sức đối với thế giới, các tông đồ của Ngài chỉ đứng vững được, nếu họ sống thánh thiện, hay đúng hơn, nếu họ để cho Chúa Thánh Thần thánh hoá họ. Đúng thế, chúng ta không thể nên thánh, như thể trở nên một vận động viên nhờ vào sức mạnh cơ bắp. Không thể nên thánh được đối với những ai hoàn toàn sống theo những tư tuởng của thế tục. Cần phải giữ mình khỏi sa chước thần dữ. Thần dữ cám dỗ chúng ta đừng nghe theo lời Chúa nói. Ngày nay Thần dữ không cám dỗ chúng ta đừng tin có Thiên Chúa nữa, nhưng cám dỗ chúng ta cứ sống theo tinh thần thế tục, rồi thế nào về cuối đời, Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta.
Tất cả chúng ta dù là linh mục, tu sỹ hay giáo dân vẫn luôn luôn ở trong tư thế giằng co giữa đức tin và tham muốn trần tục. Ở trong thế gian không phải là thuộc về thế gian, đó là một thách thức lớn đối với chúng ta. Nên thánh có nghĩa là phải giành riêng và tận hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã cầu nguyện để các tông đồ ý thức đầy đủ về việc dâng hiến mình cho chương trình cứu chuộc.. Dâng hiến mình và trung thành với lời dạy của Chúa, giúp ngưòi kitô hữu có một thái độ khôn ngoan đối với những bất toàn không thể tránh được.
Nên thánh cũng có nghĩa là lo lắng bắt chước sự Thánh Thiện của Chúa Cha. “Anh em hãy thánh thiện như Cha anh em ở trên trời”. Bắt chước Chúa Cha cũng là bắt chước Chúa Kitô. Tình yêu phải chăng không là muốn nên giống người mình yêu đó sao? Vậy người tông đồ muốn yêu Thiên Chúa, phải chiêm ngắm Chúa Kitô. Người ta chỉ có thể trở nên giống người khác nhờ vào việc chiêm ngắm người đó và dõi theo người đó từng bước. Cha Ignace Potterie nói: “Thánh hiến người tông đồ trong sự thật, đó là làm cho người tông đồ luôn hướng về cuộc sống của Con Thiên Chúa trong tương quan đối với Chúa Cha”. Trang phục không làm nên thầy tu! Cũng vậy, chúng ta không phải là tông đồ đích thực vì đeo thánh giá lớn trên cổ! Nên giống Chúa Kitô là làm cho cuộc sống chúng ta nên giống cuộc sống Chúa Kitô. Khi cầu nguyện cho các tông đồ, Chúa Kitô xin cho họ được nên thánh, có nghĩa là họ được Chúa Thánh Thần thánh hiến, để giống Chúa Kitô, trở nên biểu tượng sống động của Chúa Cha.
Thế giới luôn luôn có sự thiện và sự ác trà trộn lẫn nhau. Đôi khi chúng ta muốn tẩu thoát hoặc nhốt mình trong phòng thánh. Chúa Giêsu không muốn thế! Ngài muốn chúng ta ở trong thế giới để làm cho thế giới sống tình người hơn. Ngài muốn chúng ta Phúc Âm hoá thế giới và làm cho thế giới này thành sân bay băng phẳng chuẩn bị cho hãng “hàng không vĩnh viễn nước trời”. Chúng ta hãy làm nở hoa mảnh đất mà chúng ta đã được gieo vào. Khi đó chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui mà Chúa kitô đã hứa và thế giới đó sẽ đẹp hơn!
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
===============
Suy niệm 2
XIN CHO HỌ NÊN MỘT
Ga 17, 11b-19
Trong Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan ghi lại lời cầu nguyện tha thiết của Thầy Giêsu với Chúa Cha cho chính mình, cho các môn đệ và còn mãi cho những người theo Chúa sau này trong tương lai là chúng ta. Trong lòng mến thiết tha, Người thân thưa với Cha mọi điều về đoàn con dấu yêu, trong mối tương quan đậm đà, với bao nhiêu lắng lo khắc khoải khi Người sắp về cùng Cha.
Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta.” Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ được hiệp nhất trong tình thương, để khi gặp gỡ họ, người ta nhận ra họ là môn đệ của Người. Tình thương ấy cao thượng và vô điều kiện. Chính người đã biểu lộ tình thương này là yêu đến chết và dám chết cho người mình yêu. Cho đến hôm nay chúng con vẫn chưa cảm nhận và sống một tình yêu như vậy, nên Chúa vẫn hằng cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng con. Chúa vẫn chờ đợi để chúng con nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa mà nhìn lại chính mình và mở lòng đón nhận tình yêu của Chúa. Chính tình yêu thương và hạnh phúc trong Chúa giúp chúng con sống hiệp nhất với nhau, để chúng con được ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng con.  
Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và chúng ta khỏi bị bách hại: “Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.” Người ra đi nhưng họ còn ở lại trần gian để tiếp tục sứ mệnh của Người. Người lo lắng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần, giúp họ vượt qua những khó khăn khi thi hành sứ vụ. Họ có thể bị thù ghét, bách hại vì niềm tin.
Đức Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và chúng ta được thánh hiến trong sự thật: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.  Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.  Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.” Chính Người đã  hiến thánh chính mình làm lễ vật để kính tiến lên Chúa Cha. Hôm nay đây chúng con được thánh hiến trong sự thật là Lời Cha để thánh hóa mình và tha nhân. Thiên Chúa là Cha nhân từ đầy yêu thương muốn cho tất cả chúng con được ơn cứu độ. Còn chúng con là con người yếu đuối mỏng dòn hay sa ngã. Nhưng nếu chúng con nhìn nhận và trở về với Chúa sẽ được cứu độ và được sống hạnh phúc muôn đời.
Lạy Chúa Giêsu! xin sai Thánh Thần Chúa đến ở với mỗi người chúng con, cho chúng con được sức mạnh vượt thắng ác thần và được thánh hiến trong tình yêu của Chúa. Trong Thánh Thần chúng con được đổi mới, cả trong cộng đoàn chúng con, giúp chúng con sống hiệp nhất yêu thương trong cuộc đời và hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng cho đời đẹp hơn. Amen.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Hành hương thời Tân ước - Phần 1: Đức Giêsu hành hương lên thánh địa
Hành hương thời Tân ước - Phần 1: Đức Giêsu hành hương lên thánh địa
Biến cố lớn nhất trong giai đoạn ẩn dật là khi Đức Giêsu ở lại đền thờ Giêrusalem khi Người 12 tuổi (Lc 2,41-52). Đây là độ tuổi theo người Do Thái là khá trưởng thành về mặt đức tin.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log