Thứ hai, 23/12/2024

Suy niệm Tin Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Chúa nhật 33 Thường niên A

Cập nhật lúc 08:25 17/11/2023
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Suy niệm 1
LÀM CHỨNG
Mt 10, 17-22
Chúa Giêsu không ngần ngại cảnh báo cho các môn đệ biết một thực tế rất phũ phàng và cay đắng, là họ sẽ bị bách hại, và có thể kết thúc một cách bi thảm, để những ai muốn theo Ngài phải cân nhắc. Một khi đã quyết định chọn lựa thì phải dấn thân đến cùng, và “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”.Chúa Giêsu đã đi bước trước, Ngài là vị tử đạo đầu tiên vì Tin Mừng mà Ngài rao giảng. Ngài là con đường dẫn đến sự sống đích thực, nhưng thế gian lại yêu sự tối tăm hơn ánh sáng. Các môn đệ cũng đồng số phận với Thầy, bị khinh khi, bị lăng nhục và thù ghét vì danh Thầy”; cuối cùng cũng là sự hiến mạng vì Thầy để trở thành lời nhân chứng cho sự thật.
Không một tôn giáo nào bị bách hại nặng nề, lâu dài và thảm thương như Kitô giáo. Cho dù có những thế lực thù địch quyết loại trừ Kitô giáo bằng mọi cách, nhưng đạo thánh Chúa vẫn không bị tiêu diệt, mà trái lại còn tăng trưởng mạnh mẽ cả về phẩm chất lẫn số lượng. Đó là những bí ẩn của lịch sử không thể lý giải bằng lý lẽ tự nhiên, nhưng chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng đức tin. Ngay từ những năm tháng đầu tiên loan báo Tin Mừng, Hội Thánh đã trải quagần 300 năm bị bách hại dưới thời các hoàng đế La-Mã. Rồi từ đó, Phúc Âm được rao giảng ở đâu, thì ở đó sớm muộn gì các Kitô hữu cũng bị bách hại.
Lịch sử Hội Thánh là một lịch sử đầy những cuộc tử đạo, ở khắp mọi miền trên thế giới, vào hết mọi thời kỳ trong lịch sử. Ngay trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, 118 vị thánh đã được phúc tử đạo. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tiêu biểu cho khoảng 130.000 các tín hữu đã phải chết vì đạo. Đó là chưa kể bao nhiêu tín hữu phải sống cảnh màn trời chiếu đất, vì cuộc bách hại trảiqua 7 thời kỳ cấm đạo,từ năm 1625-1885, nghĩa là kéo dài đến 261 năm. Điều này vừa cho thấy sự ác liệt và thảm khốc của những cuộc bắt đạo, vừa cho thấy sức chịu đựng kiên cường và lòng trung thành đối với đức tin của cha ông chúng ta, những vị tiên phong hào hùng nêu gương cho con cháu.
Thật khó hiểu đối với những người không có đức tin. Vui mừng trước những may lành và thành công thì ai cũng muốn làm; hãnh diện vì giàu sang sung sướng thì ai cũng muốn được, nhưng vui tươi và sẵn sàng lãnh nhận gian nan, thử thách, đau khổ và cả cái chết thì không ai muốn nhận, vì đây là một điều hết sức kỳ lạ, ngược đời, khác thường, không thể hiểu được. Nhưng những điều này lại rất dễ hiểu đối người Kitô hữu có lòng đạo đức, vì nó phát xuất từ một đức tin mãnh liệt với tình yêu mến sâu xa đối với Thiên Chúa và con người. Thật ra, cuộc sống trong mọi chiều kích nhân sinh, vẫn luôn là một cuộc chiến ác liệt giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối.
Chết vì đạo chính là chết vì tình yêu, vì sự thật, vì sự thiện, nên phải có một sức mạnh của ơn thánh Chúa chứ không do sức riêng của con người. Chết mà không hận thù oán ghét, không than trách buồn phiền hay bất mãn. Trái lại, vẫn hân hoan vui sướng vì Chúa, vẫn đầy tình thương và tha thứ đối với những kẻ hành hình mình. Tử đạo như thế khác xa với mọi thứ tử đạo khác: do sự cuồng tín tôn giáo; do sự cuồng ngạo văn hóa; hoàn toàn khác với những thứ anh hùng liệt sĩ phát xuất từ các phe nhóm chính trị, xã hội hoặc đảng phái.
Ngày nay, tuy không còn phải chịu những bách hại như trong quá khứ, nhưng chúng ta đang phải đối diện với một cuộc tấn công khác còn nguy hiểm gấp bội, đó là sức mạnh của tiền bạc, địa vị, khoái lạc, tự do buông thả, nhất là trong những xã hội mà người ta muốn loại trừ Thiên Chúa khỏi đời sống con người. Những sức mạnh này đã làm cho nhiều tín hữu gục ngã, mất đức tin và xa rời Hội Thánh. Không nói chi bên ngoài màngay trong lòng Giáo Hội, ngày càng có nhiều giáo phái, nhiều chia rẽ và bất đồng, khiến mất đi sự hiệp nhất dần dần. Tuy nhiên, cũng là những cuộc thanh lọc đức tin cần thiết để thấy được mức độ chín chắn và trưởng thành của đời Kitô hữu, nhưng xem ra,đó lại là hậu quả của những cuộc bách hại tinh thần không thể tránh khỏi.
Các vị tử đạo đã làm chứng bằng cái chết.Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Trong một xã hội còn nhiều bóng tối và mây mù giăng mắc, những khuynh hướng và những trào lưu đi ngược với đời sống đức tin, nên việc làm chứng nào cũng đòi phải hy sinh, mất mát, thiệt thòi,vì đòi ta lội ngược dòng với thế gian tội lụy.Làm sao cho tất cả mọi hành vi, thái độ và ứng xử của chúng ta luôn tỏa chiếu ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng, tạo nên một sức hấp dẫn đối với những người chung quanh, để Chúa ngày càng được nhận biết và yêu mến.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Bao người công chính đã bị bách hại,
bao người chân thật đã phải tù đày,
chỉ vì dám đấu tranh cho công lý,
dám liên đới và thực thi trách nhiệm.

Sống công chính đòi con dám xả thân,
dám hành động vì ích lợi của tha nhân,
dám coi thường quyền lợi của bản thân,
và luôn biết hành động trong sự thật.

Trông nhìn lại thời Giáo Hội sơ khai,
các tín hữu phải chịu những họa tai,
vì theo Chúa trên con đường làm chứng,
là yêu thương và tha thứ không ngừng.

Bách hại đâu phải chuyện của quá khứ,
mà nay vẫn tiếp diễn bằng nhiều thứ,
như vu khống, chế giễu và phỉ báng,
biến tín hữu thành hạng người lố bịch.

Không hẳn chúng con chết vì đức tin,
nhưng sẽ bị chế giễu vì danh Chúa,
bị coi là mê muội và yếu đuối,
nên Chúa cần con sống hơn là chết,
để người ta thấy tình yêu là trên hết,
và cũng chính là sự thật luôn vững bền.

Xin cho con dám vượt lên chính mình,
để con sống một niềm tin chân chính,
theo gương cha ông anh hùng tử đạo,
dám hiến thân vì Chúa đổ máu đào.

Xin cầu cho chúng con là con cháu,
biết can trường trong thử thách đau thương,
biết làm chứng cho Chúa giữa đời thường,
để mọi người đón nhận Chúa tình thương. Amen.
Lm. Thái Nguyên
===============
Suy niệm 2
NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
 VIT NAM: CAN ĐM LÀM CHNG CHO ĐC TIN
Nhớ lại Năm Đức Tin đưc chính thc bt đu vào 11/11/2012 và sẽ kết thúc vào lễ Chúa Ki-tô là Vua Vũ trụ vào ngày 24/11/2013, chúng ta cùng vi toàn thể Giáo hi hân hoan đón mng và sng Năm Đc Tin đưc Đc Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI ban hành qua Tông thư Tự sc Porta Fidei (Cánh Ca Đc Tin). Quả thật đây là một thi khắc quý báu cho chúng ta đc li, nhìn li và sng tinh thn canh tân đi mi (aggiornamento) ca Công Đng Va-ti-can II. Hơn na, đây cũng là cơ hi thun li cho chúng ta tìm hiểu, đào sâu, sng đc tin chân chính từ Kho Tàng Đc Tin (depositum Fidei) ca Mẹ Giáo Hi. Và gn lin vi đc tin, chúng ta không thể không nói đến vic làm chng đc tin, đc bit hôm nay Giáo Hi Vit Nam mng kính trng thể lễ 117 Thánh Tử Đo Vit Nam; chúng ta vui mng hân hoan dn thân, bưc theo chân các Thánh Tử Đo trở nên nhân chng hiên ngang cho đc tin trong mi hoàn cnh cuc đi.
Giáo Phụ  Ter-tu-li-an khng đnh rng: “máu các vị tử đo là ht ging sn sinh các Ki-tô hu” (‘sanguis martyrum semen christianorum’, trích từ Apologeticum s50). Quả tht, nhờ máu các tổ ph, cha ông chúng ta đổ ra trên quê hương thân yêu, mà đc tin Ki-tô giáo đưc bén rễ sâu vào ngun ci cùng đích – Đc Giê-su Ki-tô. Các ngài đã không qun ngi khó nhc ca đi thưng nht, nhng gánh nng, trách nhim trong gia đình, cng đoàn mà quên đi ơn gi cao quý: sng và làm chng cho đc tin. Hơn na, các ngài đã hy sinh, hiên ngang sng chng tá trong mi hoàn cnh, thm chí nhng lúc cm cách khc lit, nhng khi mà dưng như sc con ngưi không thể chu đng ni, mc cho số phn đưa đy, trôi ni theo  thi thế, nhng dụ dỗ ngon ngt ca vua chúa, quan quyn. Nhưng vì đưc mang danh Chúa Ki-tô, đưc ơn mc ly con ngưi mi – Ki-tô hu, trở nên con cái Thiên Chúa, các thánh tử đo đã không ngn ngi phn bin qua gương sng đc tin hùng hn, đã không làm hổ danh Chúa Ki-tô, không chùn bưc, lun cúi để đưc nhàn hưng đi sng chóng qua trên trn gian này; trái li các ngài đã anh dũng tuyên xưng đc tin và xác tín vào Thiên Chúa. Là con cháu các thánh Tử Đo Vit Nam, chúng ta hc đưc gì nơi các ngài? Chúng ta phi làm gì để ni tiếp truyn thng làm chng cho đc tin mà các ngài để li như gia sn quý báu cho mi ngưi chúng ta?
Kính thưa quý ông bà, anh chem rt thân mến! Thot nghe hai chữ “tử đo”, chúng ta thưng liên tưng đến máu, huyết, bỏ mạng và chết vì đo. Vì thi các ngài, ơn tử đo gn lin vi sự kin cm cách, bt đo vi vô số khuôn cách giết chóc, hy hoi. Tuy nhiên, theo nghĩa rng và nguyên gc ca t‘tử đo’ (mártys trong tiếng Hy Lp và martyr trong tiếng La-tin) có nghĩa là làm chng, trở nên chng tá. Cụ th, khi đề cp đến ơn tử đo, các ngài đã mnh m, gan dạ đáp li li mi gi trở nên nhân chng cho tình yêu Chúa Ki-tô mà các ngài đã cm nghim qua cuc sng hng ngày, trong đi sng đc tin, thm chí phi đ máu đào vì Chúa. Vì thế, mi ngưi trong chúng ta đu đưc Thiên Chúa kêu mi sng tử đo, sng đi làm chng tá cho Ngài trong mi nơi, mi lúc, mi hoàn cnh, kể cả phi dùng mng sng mình chết cho đc tin vì “...không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu ca ngưi hiến mng sng mình vì bn hu” (Ga 15,13).
Trong s117 Thánh tử đo, chỉ có mt thánh n, đó là bà thánh An-nê Thành (hay thưng đưc gi là bà Thánh Đê), mẹ ca 6 ngưi con. Bà là tm gương cho các bà mẹ Công Giáo về lòng đo đc và giáo dc con cái sống đo. Bà quý mến và hết lòng giúp đỡ các linh mc trong cơn cm cách. Vì lý do y, bà bị bt. Trong thi gian cm tù, bị tra kho, đòn roi, nhưng bà rt cam đm, không hề sn lòng. Các con đến thăm (đa nhỏ 2 tui, đa ln 10 tui) khóc thương m, vì thy mẹ chu nhiu thương tích roi vt, bà lin âu yếm vỗ về “các con cứ về cu nguyn cho m”. Chng bà cũng đến khuyên bo bà nên nghĩ đến con mà về coi sóc chúng, thì bà trả li: “Anh hãy về lo cho con, hãy trông cy Chúa phù hộ cho anh đsc nuôi dưng chúng, còn phn em, em sẽ phó thác và theo Chúa đến cùng.” (trích Tiu S117 Thánh Tử Đo Vit Nam ca tác giả Nguyn Ngc Lan, do Nguyt San Đc Mẹ HCG xut bn ti California tháng 3/1990). Qua câu chuyn trên, chúng ta thy hoàn cnh, trách nhim gia đình, nhng ngưi thân tín...đôi khi vì tình thương, cm thy xót xa trưc nhng đau thương ta đang chu, hu làm nhân chng cho Chúa Ki-tô, mà vô hình dung chưa đng cm, hay không nâng đỡ ta trung thành làm chng tá cho đc tin. Noi gương bà Thánh Đê, mi ngưi chúng ta, đc bit các bà mẹ Công Giáo luôn biết đt nim tin vào Chúa, va hăng say công vic giáo dc con cái, chăm lo gia đình, va năng nổ hy sinh, làm chng cho đc tin Ki-tô giáo.
Thứ đến, đc li tiu sử các thánh Tử Đo Vit Nam, chúng ta thy tm gương mt chng sinh sinh ti Trung Quán, Qung Bình đáng đưc ngm suy, đó là: thánh Tô-ma Thin. Ngày 6.6.1838, lính vây bt cha Candalh (Cố Kim), nhưng Ngài đã trn kp, lính lin bt 1 số giáo dân và lúc đó 2 chị em Tô-ma Thin va đến Di Loan, cu cũng bị bt luôn. Thy ngài tun tú khôi ngô, nói hot bát, thông tho chNho, quan lin dụ d: “cu là con nhà nho sĩ, tương lai rt sáng sa, nếu cu bỏ đo, tôi sẽ gả con gái tôi cho cu, và lo liu cho cu làm quan”. Tô-ma Thin nga mt lên chỉ tri và nói: “Bm quan ln, tôi ưc ao chc tưc trên tri, còn phm hàm đi này tôi chng màng ti”. (trích Tiu Sử 117 Thánh Tử Đo Vit Nam, như trên). Tin, tài, tình, danh vng đi này là ca chóng qua; nhưng chúng có sc mnh ghê gm, và nh hưng không nhỏ đến đi sng làm chng tá, đi sng đc tin ca chúng ta. Đc bit, trong thi đi ngày nay, dưng như mi thứ đu đưc quy ra vt cht, bị chi phi bi danh vng, quyn lc, chc tước. Liu chúng ta có can đm như thánh Tô-ma Thin tuyên tín vào Chúa Ki-tô là ngun mch sự sng chăng?
Nói làm sao cho hết nhng gương sng chng tá ca các bc tin bi đã không ngn ngi đổ máu vì danh Đc Ki-tô. Trong bi cnh Á Châu nói chung và Vit Nam nói riêng, các thành viên trong mt gia đình có thể không đng đo vi nhau. Tiến xa hơn na, trong li xóm, làng giếng, chúng ta không thkhông chung sng vi nhng anh chị em khác tôn giáo, khác tín ngưng. Và thiết nghĩ rng: đây là môi trưng thun li cho vic sng làm chng đc tin qua li nói, vic làm, chia san, cm thông. Là thi khc quý báu cho chúng ta noi gương thánh linh mc An-rê Dũng Lc, vn là con trai ca mt gia đình ngoi đo; nhưng vì hết lòng thờ kính Thiên Chúa, Ngài đã đưc ơn trở nên con cái Chúa và dâng trn cuc đi mình cho sứ vụ rao truyn Tin Mng như li ca Đc Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã nói về cha trong ngày phong hiển thánh như sau: “Cha An-rê Dũng Lc, cha mẹ ca ngài vn là nhng ngưi ngoi đo, rt nghèo túng. Từ thuở nhỏ ngài đưc ký thác cho mt thy ging và sau ngài trở thành linh mc vào năm 1833, ri làm cha sở và làm nhà truyn giáo ở  nhiu nơi khác nhau ti Vit Nam. Nhiu ln blao tù, nhưng vn đưc các gia đình tt lành đem tin chuc v, trong khi bn thân ngài mong chờ đưc chết vì Chúa, ngài thưng nói: ‘nhng ngưi chết vì đc tin thì đưc đem lên tri, thế mà chúng ta ctiếp tc trn tránh, chi phí tin bc để đút lót cho quan quyn bách hi mình, thà để chúng tôi bị bt và ri đưc tử đo có hơn không?’” (trích Tiu Sử 117 Thánh Tử Đo VN)
Thay cho li kết, xin ông bà, anh chị em hip lời cầu nguyện với toàn thể Giáo hi Vit Nam, cùng nhau dâng lên Thiên Chúa li kinh cu các thánh Tử đo: “...Các ngài đã hy sinh tt cả vì đc tin, xin cu cho mi Ki-tô hu biết sng và chia sẻ nim tin ca mình. Ly các thánh Tử Đo Vit Nam là nhng bc tin nhân đã hoàn thành sứ mng, xin chuyn cu cho chúng con là con cháu đưc noi gương các ngài biết đem lòng bác ái mà dn thân phc v, để mt ngày kia trên thiên quc chúng con đưc hp tiếng vi các ngài ca ngi tạ ơn Chúa muôn đi vinh hin. A-men.”
Lm. Xuân Hy Vọng
===============
Suy niệm 3
Cuộc bách hại hôm nay

Từ năm 1580 và đến 1888, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử đau thương: Có hàng trăm tín hữu Công giáo đã bị nhà cầm quyền bách hại dưới nhiều hình thức và có hơn 100.000 người đã chịu chết vì đạo, trong số đó có 117 vị được Giáo hội chính thức tuyên thánh.
Hôm nay, dù không bị nhà cầm quyền bắt bớ, tống ngục hoặc xử tử ngoài pháp trường vì theo đạo thánh Chúa như các tín hữu ngày xưa, nhưng lại có những “thế lực vô hình” tiềm ẩn trong thâm tâm mỗi người xui khiến, thúc đẩy chúng ta bỏ Chúa, bỏ đạo cách âm thầm, lúc nào không hay biết.
Trước hết, cần nhớ rằng đạo Chúa là đạo yêu thương.
Đạo Chúa là đạo yêu thương vì yêu thương là cốt lõi của đạo Chúa.
Đạo Chúa là đạo yêu thương vì yêu thương là điều luật quan trọng nhất, là trung tâm của mọi lề luật, như Thánh Phao-lô dạy: “Ai yêu thương là chu toàn mọi điều luật dạy” (Rô-ma 13,9-10).
Đạo Chúa là đạo yêu thương vì mục tiêu hàng đầu của đạo Chúa là xây dựng thế giới nầy trở thành thế giới yêu thương, huynh đệ, sống đùm bọc nhau như anh chị em một nhà.
Và hơn hết, đạo Chúa là đạo yêu thương vì chỉ có ai có lòng yêu thương mới là môn đệ thật của Chúa, như lời Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau” (Gioan 13,35).
Như chúng ta vừa đề cập trên đây, hiện nay có những “thế lực” mạnh mẽ lôi kéo, xô đẩy chúng ta từ bỏ đạo yêu thương. Vậy đó là những quyền lực nào?
Đó là những sức mạnh nằm ngay trong lòng ta, chi phối tâm hồn và cuộc sống của ta, hằng thôi thúc ta bỏ đạo yêu thương: Chủ yếu là hai thói xấu sau đây:
Thứ nhất là lòng ghen ghét, hận thù.
Khi ta để cho lòng giận ghét oán thù nung nấu trong lòng ta, xui khiến mình xúc phạm người khác, chà đạp danh dự, nhân phẩm của người khác… là ta chối bỏ đạo yêu thương.
Thứ hai là tính vô cảm vô tâm.
Người vô cảm chỉ mưu cầu lợi ích cho bản thân mình, không quan tâm giúp đỡ người khác, không có lòng thương xót ai… Thế là họ đã từ bỏ điều cốt lõi của đạo yêu thương và không còn là môn đệ Chúa nữa.
Ngoài ra, còn rất nhiều “quyền lực” khác, tuy vô hình, nhưng có sức mạnh lớn lao, đã hoặc đang xâm chiếm tâm hồn ta, làm chủ cuộc sống ta, luôn tìm cách lôi kéo, xô đẩy ta ra khỏi đạo yêu thương.
Đây là những cơn bách hại lâu dài và sẽ còn tiếp tục kéo dài suốt cả cuộc đời, nếu ta không chiến đấu chống lại chúng, chúng ta phải thua trận và trở thành người bỏ đạo lúc nào không hay.
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,
Các ngài thà chết chứ không từ bỏ đạo yêu thương. Xin cầu bầu cho chúng con trong cuộc sống hôm nay, can đảm chấp nhận thua thiệt và đau khổ chứ không để cho hận thù ghen ghét, vô cảm… lôi kéo, xô đẩy chúng con từ bỏ đạo yêu thương của Chúa. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
============== 

Suy niệm 4
Hân hoan mừng kính và hãnh diện tuyên xưng

35 NĂM PHONG THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, khởi đi từ những bước chân thừa sai của các nhà truyền giáo. Sách Khâm Định Việt Sử ghi lại sự đặt chân của giáo sĩ  Inikhu vào năm 1533 trên đất Việt, làng Ninh Cường và Trà Lũ. Tiếp theo là Gaspar da Cruz, Alexandre de Rhodes, Pedro Marques v.v. với dòng thời gian, hạt giống Tin Mừng được gieo vào lòng đất Việt đã âm thầm mọc lên và sinh hoa kết trái. Năm 1659, Tòa Thánh đã thiết lập hai Địa phận Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Rồi đến năm 1960, thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Ba trăm năm loan báo Tin Mừng, một trang sử truyền giáo hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và đẫm nước mắt. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc! Tuy nhiên, một trang sử mới đã mở ra nhờ sự hy sinh tuyệt vời của các thừa sai, cũng như hàng hàng lớp lớp người tử vì Đạo đã nằm xuống với muôn cực hình cay đắng, khốn khổ. Dòng máu của các ngài đã đổ ra, tuôn trào, tưới gội Hội Thánh Việt Nam, từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền sáu tỉnh phía Nam, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX làm cho Hội Thánh lớn lên và phát triển, không ngừng sinh hoa kết quả tươi tốt, đúng như lời Tertullien đã viết:  “Máu tử  đạo là hạt giống trổ sinh người tín hữu”.
Đúng, máu các thánh Tử đạo đã đổ chan hòa mặt đất. Những dòng máu thuộc đủ thành phần xã hội: từ người làm nông đến chài lưới, từ thương lái đến lương y; từ học sinh đến thầy đồ; từ lý trưởng, cai tổng, binh lính đến quan văn, quan võ; từ giáo dân, ông trùm, ông quản đến chủng sinh, linh mục, giám mục; từ người ngoại quốc đến người bản địa… Tất cả đều mang trong mình một niềm tin son sắt, một tình yêu nồng cháy, một tinh thần can đảm quật cường, sẵn sàng chịu muôn ngàn thử thách vì danh thánh Chúa Kitô. Dù ngục tù, gươm đao, dù bị róc xương xẻ thịt, các ngài vẫn một lòng trung thành với Đạo Chúa. Dù bị tra tấn, hành hình man rợ, các ngài vẫn một lòng yêu mến Chúa. Các ngài đã yêu đến cùng, yêu đến thí mạng, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã bách hại mình.
Cơ mật viện khoáng đại ngày 22 tháng 6 năm 1987 mở ra lúc 12 giờ trưa với sự chủ toạ của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican. Có 28 Hồng Y, 70 Tổng Giám mục và Giám mục tham dự để tuyên thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Kết thúc Cơ Mật Viện, Đức Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh, đã gửi điện tín cho Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đang là Tổng Giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc đó để thông báo cho biết Đức Thánh Cha đã nghị quyết phong thánh cho Các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam.
Theo lời Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, cáo thỉnh viên án tuyên thánh này thì: Theo thông lệ, khi xin nhật kì phong thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì mình cũng phải thay đổi theo. Lễ Phong Thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29 tháng 6 năm 1988, lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên, vì sẽ bị hai Thánh Quan Thầy quá lừng danh của Thủ đô Roma lấn át mất. Đã có dự tính chuyển sang Chúa Nhật 26 tháng 6, nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Đức Thánh Cha đi công du bên Áo quốc. Chỉ còn Chúa Nhật 19 tháng 6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Đức Thánh Cha một tuần lễ, vì trước sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lí do duy nhất và dễ hiểu, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân Lực VNCH như người ta đã cố tình gán ghép.
Toàn thể Giáo Hội Việt Nam vui mừng khi nghe tin Đức Thánh Cha nghị quyết phong Hiển thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam.
Hà Nội khi đó nhận định, việc tuyên thánh này sẽ làm cho mối liên lạc giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thêm căng thẳng. Đài tiếng nói Việt Nam đọc lệnh của chính phủ, cấm người Công giáo cử hành lễ tuyên thánh này. Các Giám mục lẫn giáo dân Việt Nam cũng không được chính quyền cho phép sang Vatican dự lễ. Trong khi đó, 8.250 giáo dân VN từ 27 nước trên 4 lục địa Á châu, Âu châu, Mĩ châu và Úc châu….Từng đoàn người tuốn về các ga xe lửa và sân bay Ý Đại Lợi. Thêm vào đó, 560 linh mục, tu sĩ nam nữ tới Roma, cùng với nhiều người từ Pháp, Tây Ban Nha đã đến Vatican để dự lễ vì trong số người được tuyên thánh có đồng hương và đồng bào của họ.
Khởi đi từ Chúa nhật ngày 19 tháng 6 năm 1988, ngày Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nâng 117 vị chân phước tử đạo Việt Nam lên hàng hiển thánh. Giáo Hội đã chọn ngày 24 tháng 11 để cả hoàn vũ cùng mừng kính Các Ngài đến nay tròn 35 năm.
Con dân Việt Nam muôn phương hân hoan vui sướng và hãnh diện tri ân Các Ngài đồng thời hô vang : "Vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo anh hùng".
Làm sao kể lại cho hết tất cả là 117 vị Tử Đạo hiển thánh và 1 vị Á thánh, trong đó 8 vị Giám Mục, 50 Linh Mục, 59 Giáo dân, trong số đó một phụ nữ là Thánh Anê Lê Thị Thành mẹ của sáu người con.
Ngày 05 tháng 3 năm 2000, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc Chân Phước.
Hiện nay, hơn 10 ngàn hồ sơ tuyên thánh của các tín hữu Công giáo Việt Nam đang được lưu giữ trong văn phòng của Thánh Bộ Tuyên Thánh ở Rôma.
Ngoài ra từ năm 2012, cuộc điều tra tuyên Thánh cấp giáo phận cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành.
Ngày 26 tháng 3 năm 1997, Hội Thân hữu Thầy Văn (Les Amis de Van) tại Belley-Ars, Pháp đã bắt đầu mở án tuyên chân phước và tuyên thánh cho thầy Marcel Nguyễn Tân Văn.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, tại Rôma, Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình đã bắt đầu tiến trình xin tuyên chân phước và tuyên thánh cho vị Tôi tớ Chúa là Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Chúa nhật ngày 29 tháng 10 năm 2023, tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, phiên khai mạc cuộc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa, Đức cha François Pallu đã diễn ra.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin giúp chúng con trung thành với Đức tin đã lãnh nhận, yêu mến Chúa, và Giáo hội bằng tinh thần cộng tác, hiệp thông và đồng trách nhiệm trong sứ mạng loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
===============
Suy niệm 5
Kn 3,1-9;1Cr 1,17-25; Mt 10,17-22

Thầy Giêsu sai các môn đệ ra đi làm chứng cho Thầy và dặn trước rằng: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại.” Nghe những lời này ai cũng cảm thấy sợ hãi muốn chùn bước chân. Chính Thầy Giêsu là lá cờ đầu tiên phong, là vị Tử Đạo đầu tiên đã bị nộp, đánh đập và bị đóng đinh chết nhục nhã đau thương. Kế đến các tông đồ, theo sau là các thánh Tử Đạo cũng đã bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền. Các ngài đã trải qua bao nhiêu cấm cách, bắt bớ, đánh đập giết chóc đau thương với nhiều cách ghê sợ. Những hình ảnh đó thật đúng là chiên đi vào giữa “bầy sói”.
Nhưng ngày nay Thầy sai chúng con đi vào thế gian, giữa thời đại 4.0, không có sói. Nhưng nhiều khi mạnh ai nấy sống, người ta mải mê kiếm tìm lợi nhuận hưởng thụ, của cải, danh vọng, tìm cách vươn lên làm giàu, chứ chẳng tìm bắt bớ, bách hại lẫn nhau. Không thấy ai nộp chúng con cho hội đồng, không bị đánh đập trong hội đường hay điệu ra trước nhà chức trách vì Chúa. Nhưng cũng chính trong thời đại bon chen xô bồ này, chúng con bị thách thức, bắt bớ bởi những cám dỗ đam mê, tiền, vàng, đôla, nhà đất… Chúng làm lé mắt, lôi kéo trói buộc, chúng con thật khó để chiến đấu mà giải thoát gỡ mình ra khỏi.Vì bản năng con người lại thích “sự êm dịu” của nó. Cũng chính vì những lợi lộc trần gian này, vì tiền của, nhà đất, ruộng vườn mà người ta bon chen giành giật, vu oan kiện cáo đưa nhau ra tòa không phân biệt thân sơ. Từ đây có cảnh “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết.” Báo chí cập nhật đăng tải bao cảnh bê bối tang thương ngay từ giữa gia đình.
Phải đối xử làm sao, chiến đấu ra sao với những thử thách gian truân nơi đường trường dương thế này? Lúc ấy “không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” Chính Thầy Giêsu đã đi bước trước và thực hiện trong các vị Tử Đạo. Mọi khó khăn đau khổ sẽ được trả lại bằng vinh quang. Nhưng với điều kiện phải trung thành trong mọi hoàn cảnh khó khăn, cho đến giây phút cuối cuộc đời: “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.”
Lạy Chúa! Chúa sai con đi vào giữa cuộc đời đầy khó khăn thử thách và đủ thứ cám dỗ gọi mời. Xin ban cho con sự khôn ngoan cần thiết, để con nói năng, hành động theo Thần Khí Chúa. Được đồng hình đồng dạng, nên một trong Chúa, con được trở nên thụ tạo mới. Nếu được như vậy, con luôn vững tâm, can đảm khi đối diện với những khó khăn. Bởi vì “không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” Có thể con sẽ lãnh phần thua thiệt trong cuộc sống, nhưng nhờ “bền chí đến cùng” con sẽ được hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban. Amen.
Én Nhỏ
===============
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN A
Suy niệm 1
Mt 25, 14 – 30

Bài Tin Mừng có một chuyện khôi hài, đó là người đầy tớ thứ nhất và người đầy tờ thứ hai đem về cho chủ hai lợi nhuận khác nhau, thế mà ông chủ lại khen y như nhau: “khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành. Được trao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ trao nhiều hơn cho anh. Hãy vào và hưởng niềm vui của chủ anh”.
Tại sao vậy? Tại Chúa không giống người ta. Người ta thì khen thưởng theo thành tích đã đạt được. Còn Chúa thì khen thưởng theo thiện chí, theo tấm lòng nhiệt thành của mỗi người. Điều này giống như người mẹ khen con. Đứa con thứ nhất đã khá lớn quét nhà rửa bát cho mẹ. Mẹ vui lắm, vì nhà nó quét thì sạch, bát nó rửa cũng sạch. Đứa con thứ hai mới được bốn tuổi. Nó đòi mẹ cho nó quét nhà và rửa bát. Nhà quét thì không sạch mà còn bẩn hơn khiến mẹ phải quét lại. Bát nó rửa thì không sạch, mà còn làm vỡ vài cái. Tại sao vậy? Tại mẹ yêu con và con muốn giúp đỡ mẹ.
Trong Phúc Âm cũng đã có một chuyện giống như vậy. Hôm ấy Chúa ngồi xem tín đồ bỏ tiền vào thùng công đức. Có rất nhiều thương gia từ nước ngoài trở về dự lễ Vượt Qua. Có người bỏ vào thùng công đức số tiền lớn tương đương với một cây vàng. Thấy thế, nhưng Chúa không nhúc nhích. Đến khi có một bà góa nghèo chỉ bỏ vào đó một đồng tiền mệnh giá nhỏ nhất, thì Chúa vội vàng đứng dậy cho gọi các tông đồ tập trung lại, rồi giới thiệu: “Đây là người công đức nhiều nhất…” Hứng quá! Chúa hứng vì thấy tấm lòng của bà góa ấy. Đồng tiền thì nhỏ tí xíu mà tấm lòng thì to đùng.
Trong các giáo xứ hôm nay cũng vậy. Có những người nghèo dâng cúng cho nhà thờ một số tiền chỉ tương đương với giá một viên gạch. Có những người giàu có dâng cúng cho nhà thờ hằng tỉ đồng. Hãy tự hỏi xem Chúa thưởng công cho ai nhiều nhất? Chưa biết. Chắc chắn là cha xứ và hội đồng giáo xứ sẽ khen người dâng tiền tỉ. Khen bằng lời tuyên bố công khai. Khen bằng giấy khen đẹp rực rỡ. Còn người dâng cúng ít mà có thiện chí hơn thì chẳng ai nói tới. Chắc là Chúa thì chỉ nhìn con tim của người nghèo kia mà ban phần thưởng khủng “Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh!”.
Có một vị thánh nữ nọ chẳng làm được chuyện gì lớn lao. Bà nhập tu dòng xuất thế, tạ thế ở tuổi hai mươi bốn. Thế mà được Giáo hội phong thánh, thánh tu sĩ và thánh tiến sĩ. Đó là thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Bà tự thú là mình không thể theo đuổi đời sống thánh thiện của các bậc thánh lớn trong Giáo hội. Nhưng bà quyết tâm làm thánh theo kiểu đứng trong thang máy. Đó là sống thánh thiện chỉ bằng tình yêu, tình yêu của bé thơ trong vòng tay của mẹ. Bé thơ chưa làm gì để giúp mẹ, nhưng mẹ cứ yêu. Bé ngủ hay thức, được mẹ yêu như nhau. Bé cười hay khóc, mẹ cũng cứ yêu như nhau. Rất có thể bé thơ còn được mẹ yêu không thua gì những anh chị lớn giúp cha mẹ được hằng trăm việc lớn: xây nhà cho cha mẹ; mời cha mẹ đi du lịch quốc tế; mời cha mẹ ăn những món ngon nhất thế giới.
Cụ thể là có một lần kia, nữ tu Têrêsa đang nguyện gẫm mà lại ngủ gật. Chị cắn môi thật đau để khỏi ngủ, nhưng lại cứ vẫn ngủ. Thế là Têrêsa tiếp tục ngủ ngon và thầm nói trong lòng: “ngủ trong Chúa”.
Đạo của Chúa là thế. Chúa quý tấm lòng chân thành và mức độ yêu thương tối đa của chúng ta. Còn thành tích lớn lao thì không quan trọng. Yêu Chúa hết lòng, yêu rất chân thành. Thế là xong. Tuyệt vời rồi đấy!
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
===============
Suy niệm 2
SINH LỢI

Mt 25,14-30
Hình ảnh Thiên Chúa với tính cách là ông chủ trong dụ ngôn hôm nay, cho chúng ta cái nhìn đầy lòng tin tưởng và yêu mến, để dám đánh đổi cả cuộc đời mình. Ông không ngần ngại giao phó của cải cho các đầy tớ để họ đầu tư sinh lợi. Ông giao cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Điều quan trọng ở đây không phải là số lượng được giao, mà là công sức được sử dụng, và khả năng được tận dụng. Người ta không bằng nhau ở số lượng, nhưng bằng nhau ở nỗ lực. Giá trị ở đây cũng không tùy thuộc vào mức độ lời lãi cao hay thấp, nhưng tùy theo khả năng đã được trao ban. Đó là giá trị của một phẩm cách hơn là một phẩm vật.
Điều ông chủ quan tâm nhất không phải là khả năng chuyên môn, nhưng là nhân đức của người đầy tớ. Chính nhân đức mới quyết định thành bại cuộc đời, nghĩa là trở nên một đầy tớ trung tín và chăm chỉ làm việc, để xứng đáng với lòng tin của ông chủ. Với tâm tình đó, hai người đầu tiên đã trung thành và tích cực làm việc khi ông chủ vắng nhà. Đến ngày ông chủ trở về, yêu cầu thanh toán sổ sách,thì hai người này đều đã sinh lợi gấp đôi số yến bạc mà chủ đã giao. Niềm vui tràn trề vì phần thưởng lớn lao, vượt quá niềm mơ ước.
Còn người đầy tớ thứ ba xem ra tính khí thất thường, anh ta không đầu tư mà đã đem chôn giấu yến bạc của chủ, một hành động tắc trách. Nói theo ngôn ngữ kinh tế thời nay, đó là cách đóng băng tài sản của chủ, gây tác động xấu đến toàn bộ kế hoạch đầu tư, và do đó có nguy cơ làm đình trệ cả một dây chuyền kinh doanh của ông chủ. Anh ta còn ngang nhiên tố cáo ông chủ “là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát”, vì thế anh không dại gì mà đem sức lực của mình cung phụng cho một ông chủ như thế. Quả thật đây là một cái nhìn độc đoán, bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi và đôi mắt thiển cận của anh, không để tâm nhận ra một ông chủ đầy lòng nhân hậu. Hay đó chỉ là lý do biện minh cho cho mình về sự “tồi tệvàbiếng nhác”, chứng tỏ một tâm hồn yếu nhược, không có chí khí để nỗ lực vươn lên.
Chắc ông chủ cũng đã thấy điều đó nên chỉ trao cho anh ta một nén bạc, phù hợp với khả năng để có thể phát khởi một tính cách mới, một cuộc đời mới. Nhưng tiếc thay, anh đã không hiểu được điều đó và đã ngang nhiên phụ bạc tấm lòng của chủ, do bản tính nông nổi của mình. Quả đúng như câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.Thế rồi anh ta giao trả lại yến bạc với lời lẽ thô thiển: “Của ông đây, ông cầm lấy”. Nói thế khác nào bày tỏ một lập trường thù địch: không đơn thuần phủ nhận yến bạc của ông chủ đã giao, mà còn từ chối mọi quan hệ làm ăn và cắt đứt tình nghĩa với ông chủ. Thái độ mê muội cuối cùng này khiến anh ta mất hết, mất tất cả những gì đã có, mất cả cuộc đời.
Giá trị cuộc đời không đo bằng số lượng của cải hay tài năng, nhưng bằng sự nhiệt tình và lòng trung thành. Giả sử người đầy tớ nhận một yến bạc biết hài lòng với mình, có lòng với ông chủ, chắc chắn anh dư khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, và cũng tràn ngập niềm vui như hai người kia khi ông chủ trở về. Nhưng tiếc thay, một hoàn cảnh hai số phận, do anh ta đã hành xử cuộc đời của mình cách cẩu thả, thiếu tự trọng và nhất là thiếu niềm tin. Để rồi với cái nhìn lệch lạc và tính khí tiêu cực, anh ta đã tạo nên một định mệnh nghiệt ngã cho mình.
Ắt hẳn dụ ngôn này trước tiên nhắm đến tên đầy tớ vô dụng, không ai khác hơn là những Kinh sư và Phrisêu, về thái độ của họ đối với lề luật và chân lý của Chúa. Họ chỉ giữ đúng những điều luật dạy. Bất cứ sự sửa đổi hay thêm điều gì mới vào luật là họ tìm cách trừ khử ngay. Cũng như người đầy tớ có một yến bạc, họ muốn giữ mọi điều như nguyên trạng của nó, đó chính là điều họ bị lên án. Tôn giáo mà không còn nỗ lực khám phá, không còn mở ra, chết cứng với những lề luật và nguyên tắc cổ hủ, thì quả thật đó là một thứ tôn giáo bị chôn vùi.
Một đầy tớ không sinh lợi từ số vốn được trao là một đầy tớ vô dụng.Mỗi Kitô hữu là một người đầy tớ, một người quản lý của Chúa,được Ngài tín nhiệm và giao phó của cải, để đầu tư và sinh lợi tối đa có thể.Nhưng nếu chúng ta không có lòng tin tưởng và và thiết tha yêu mến Chúa, tasẽ sao nhãng và dễ dàng bỏ cuộc.Không biết mỗi người đã nhận được mấy yến bạc, nhưng ngày phán xét, ta sẽ bị xét xử dựa trên nỗ lực sinh lợi của mình. Điều quan trọng là ta không được chôn vùi, nhưnghăng saylàm nên từ những gì mình có. Để rồi khi chủ trở về, ta được vinh hạnh dâng lại cho Chúa thành quả của chính cuộc đời mình.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Dấu hiệu trưởng thành của người trẻ,
là khi mạnh mẽ bước vào nghề,
biết đứng lên đưa mình vào cuộc sống,
không còn ngồi mà mơ mộng viễn vông.

Thánh Phao-lô đã nói chúng con:
“Ai không làm thì cũng đừng ăn”,
lười biếng không chỉ nhục bản thân,
mà còn hủy hoại khả năng tinh thần,
khác nào như người đi chôn nén bạc,
khiến cho cuộc đời mình ra tan tác.

Làm việc để con thực hiện những ước mơ,
tự lực cánh sinh không chờ ai giúp đỡ,
cho đời con những cơ hội triển nở,
biết xoay sở và sáng tạo đời mình.

Làm việc giúp cho con nên giống Chúa,
Đấng không ngừng quan phòng và sáng tạo,
để con người và vũ trụ nên hoàn hảo,
cho tình yêu và cuộc sống được nâng cao.

Nhưng lạy Chúa xin cho con biết rằng,
mình đang sống trong đời đầy biến động,
trong thế giới rất dễ bị vong thân,
vì tất cả bị lôi vào sản xuất,
kinh tế coi như cứu cánh mọi thành phần,
khiến con người đánh mất cả lòng nhân.

Xin cho con luôn làm việc tận tình,
như đầy tớ tốt lành và trung tín,
biết hy sinh và sẵn sàng cống hiến,
đền đáp lại những gì Chúa đã ban,
bằng một tình yêu mến dâng ngập tràn,
để mọi người vui hưởng sự bình an. Amen.

Lm. Thái Nguyên
===============
Suy niệm 3
SỬ DỤNG THỜI GIAN NHƯ MỘT MÓN QUÀ THIÊN CHÚA ÂN BAN

Khi ngồi đọc, suy gẫm về Lời Chúa hôm nay, tôi chợt hồi tưởng những buổi chia sẻ, hội thảo và hàn thuyên với các bạn trẻ đã, đang đồng hành với tôi trên chuyến lữ hành dài xa tít tắp của cuộc đời này. Thật một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đề tài của ngày hôm ấy cũng chính là chủ đề của các bài đọc trong Phụng Vụ hôm nay: tôi phải sử dụng thời giờ và tài năng của tôi thế nào cho đẹp lòng Chúa và có ích cho cộng đoàn cũng như bản thân?
Trước hết, chúng ta phải xác tín một điều rằng: Thiên Chúa hằng tín trung, trao ban mọi ơn sủng cần thiết cho tất cả mọi người, theo nhu cầu và bậc sống của mỗi người. Thiên Chúa chẳng hề hối tiếc khi phải trao ban sự sống, tự do, và chính Con Một Người cho chúng ta hầu chúng ta nhận biết kế hoạch yêu thương và dấn thân bước theo Ngài. Chẳng phải những ai luôn đặt niềm tín thác vào Chúa và xây dựng lòng tín thành nơi tha nhân là người tín trung hay sao? Duyên dáng, sắc sảo sẽ tàn phai, nhưng lòng kính sợ Chúa và niềm thành tín sẽ lưu truyền và được ca tụng (x. Cn 31, 30).
Tiếp đến, nói cho cùng, mọi tài năng, thành đạt, tài nghệ, sở trường, v.v... của chúng ta đều là hồng ân và ơn sủng của Chúa trao ban. Vì thế chúng ta phải có thái độ cảm tạ, biết ơn, nhận biết và trao ban phục vụ. Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường có quan niệm hạn hẹp về tài năng Chúa ban chỉ vỏn vẹn gói trọn trong những lãnh vực như: nghệ thuật, âm nhạc, ẩm thực, lãnh đạo, quản lý, hành chính, dẫn giải, hùng biện, v.v...mà quên đi một điều khá quan trọng đó là tài sử dụng thời giờ một cách hữu ích, và sinh ích lợi cho phần hồn chúng ta. Phải chăng điều này quá tầm thường đến nỗi chúng ta chẳng cần lưu tâm đúng mức? Chúng ta là con cái của sự sáng, của ban ngày, chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm (x. 1Tx 5, 5). Với lời nhắn nhủ ấy của Thánh Phao-lô, chúng ta ý thức được rằng: tài năng, ân sủng Chúa ban cho chúng ta không phải để ‘cất giữ’ hay ‘trưng cất trong tủ kính’, hoặc bị chôn vùi trong niềm kiêu hãnh, thói tự cao tự đại của cái tôi; hơn nữa, tính e ngại, sợ dèm pha, tiếng chê bai gần xa khiến chúng ta ‘giả điếc, làm ngơ’ trước tiếng mời gọi chia san, trao ban, phục vụ. Tài năng của chúng ta tiên vàn chính là hồng ân Chúa ban, kế đến là sự nỗ lực, rèn luyện, phát huy với lòng khiêm tốn nhận biết. Vì thế, tài năng không phải để phô trương, phô diễn, hay ‘cất giữ trong viện bảo tàng của lòng mình’, mà tài năng phải được chia san, chia sẻ với lòng hân hoan, và khiêm tốn phục vụ vì “ai được lãnh nhận một cách nhưng không thì trao ban nhưng không” (x. Mt 10, 8). Tóm lại, tài năng chính là hồng ân của Chúa ban và cũng là trách nhiệm chia san của người được lãnh nhận.
Hơn nữa, ai trong chúng ta cũng có tài năng cả, có thể là tài năng đã chớm nở, phát triễn, sinh hoa kết quả; hoặc tài năng chưa được phát hiện ra vì lối suy nghĩ của bản thân trói buộc mà không thể nhận ra tài năng Chúa trao ban cho bản thân! Nhưng dù gì đi chăng nữa, ai cũng có tài năng sử dụng thời gian, sử dụng phương tiện, tiền bạc, v.v...hầu làm sáng danh Chúa và sinh ích lợi cho cộng đoàn, gia đình, cho bản thân. Như hai người đầy tớ tốt lành trong đoạn Phúc Âm hôm nay đã biết sử dụng thời gian, tài năng, đã tín trung trong việc nhỏ, và được ông chủ giao cho công việc trọng đại (x. Mt 25, 20-23), ước gì mỗi chúng ta cũng biết khiêm nhường chu toàn trách nhiệm trao ban, chia san và phục vụ cộng đoàn với lòng hân hoan, cảm mến.
Để kết thúc bài chia sẻ này, xin được mượn lời của Đức Cố Hồng Y Tôi Tớ Chúa Phan-xi-cô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giải bày về tài năng sử dụng thời gian cho việc trao ban, dâng hiến và phục vụ anh chị em như một lời nguyện cầu tha thiết (x. Niềm Vui Sống Đạo):
Hãy dùng thời gian để suy nghĩ,
vì đó là nguồn mạch của sức mạnh.
Hãy dùng thời gian để chơi đùa,
vì đó là bí mật, của tuổi xuân trường cửu.
Hãy dùng thời gian để đọc sách báo,
vì đó là nguồn mạch của kiến thức.
Hãy dùng thời gian để yêu và được yêu,
vì đó là hồng ân của Thiên Chúa.
Hãy dùng thời gian để chọn bạn hữu,
vì đó là đường hạnh phúc.
Hãy dùng thời gian để tươi cười,
vì đó là âm nhạc của tâm hồn.
Hãy dùng thời gian để trao tặng,
vì đời quá vắn để sống ích kỷ.
Hãy dùng thời gian để mang Tin Mừng,
vì đó là sứ mạng cao cả của bạn.
Hãy dùng thời gian để cầu nguyện,
vì đó là sức mãnh liệt nhất trên quả đất này.
Lm. Xuân Hy Vọng
===============
Suy niệm 4
Phải làm sinh lời nén bạc Chúa trao
(Mt 25, 14-30)

Lời Chúa tuần trước mời gọi chúng ta phải “khôn”, nghĩa là phải luôn thao thức tìm kiếm Chúa, giữ cho lòng mình cháy lửa mến Chúa như "năm cô khôn" trong Dụ Ngôn Mười Cô Trinh Nữ đi đón chàng rể có đèn cháy sáng và còn mang dầu thêm (x. Mt 25,1-12).
Chúa nhật này, Chúa Giêsu cũng ví Nước Trời giống như người kia đi xa, đã gọi các đầy tớ lại và giao tiền của cho họ. Ý muốn nói Chúa như người đi xa sẽ trở về bất ngờ (x. Mt 25,19) giống chàng rể đến chậm, nên cần phải khôn ngoan. Khôn thế nào? Thưa: Không thụ động ngồi yên chờ ngày Chúa đến, nhưng chuyên cần và đảm đang, cụ thể là làm sao để nén bạc Chúa trao phải sinh lời và giúp ích cho đời.
Phải đảm đang
Một người vợ đảm đang trong gia đình được sách Châm Ngôn mô tả để mời gọi chúng ta chuyên chăm làm việc bổn phận.
Người vợ này thật lý tưởng, là hạnh phúc cho cả gia đình, được chồng tin tưởng, “nàng đáng giá hơn ngọc ngà” (Cn 31,10). Bởi đâu nàng được đánh giá cao như thế?
Theo sách Châm Ngôn: “Nàng tìm lông chiên và sợi gai, rồi nàng cần mẫn dùng tay làm việc. Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng” (Cn 31,13.19).
Thì ra, tư cách của nàng khiến nàng được đề cao. Nàng đảm đang trong việc nội trợ cũng như giáo dục và giao tế với bên ngoài. Đảm đang nên nàng thắt chặt dây lưng và phát huy sức mạnh của cánh tay. Nàng dậy sớm thức khuya, chăm lo sản xuất và tìm kiếm thực phẩm cho gia đình. Chính tay nàng làm lấy nhiều việc, và nàng biết phân việc cho các tôi tớ. Nàng đề phòng mùa đông và dự trữ lương thực. Nàng không chểnh mảng dạy con đèn sách, lo cho cả địa vị lẫn uy tín của chồng nơi xã hội. Ðặc biệt nàng có lòng từ tâm và nhân đạo, chìa tay cho người nghèo khó và mở cánh tay cho kẻ khốn cùng. Khi cần, nàng mở miệng với giọng khôn ngoan và trên lưỡi nàng, một giáo huấn về đạo đức. Công, dung, ngôn, hạnh không thiếu gì ở nơi nàng nên chồng con được hãnh diện (x. Cn 31,10-13,19-20.30-31). Nàng là mẫu gương chuyên cần cho chúng ta.
Đừng có biếng nhác
Ông chủ trong dụ ngôn này là Chúa Giêsu, những đầy tớ là chúng ta và những nén bạc là tài sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Khi thông ban cho chúng ta sự sống, Thiên Chúa cũng phú ban cho chúng ta những nén bạc, có thể là khả năng nhiều hay ít. Các nén bạc tượng trưng cho những ơn ban của Chúa để phát triển cá nhân, đạo đức và tôn giáo. Các nén bạc ấy, Chúa đã ủy thác để chúng ta làm cho chúng sinh lời. Cái hố được đào dưới đất bởi người “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” (Mt 25, 26) diễn tả nỗi sợ sự rủi ro là thứ đã bóp nghẹt sự sáng tạo và sự phong nhiêu của tình yêu. Chúa không yêu cầu chúng ta phải bảo quản ân ban của Chúa trong két sắt! Nhưng muốn chúng ta sử dụng nó để sinh lời. 
Những nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhiều hay ít, số lượng không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người xử dụng những nén bạc đó để sinh lời. Việc sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ, người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Câu Chúa Giêsu nói : “Người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi” (Mt 25,29), rõ ràng không phải là một câu châm ngôn về tiêu dùng. Nó chỉ có thể được hiểu ở mức độ của tình yêu và lòng quảng đại. Chúa là Đấng ban phát nhiều hơn điều chúng ta ao ước cầu xin.
Bài học cho đời
Chúng ta hãy cố gắng trở thành người đàn bà có tư cách và đảm đang, tức là nhiệt thành thi hành tốt sứ mệnh của mình.
Lời Chúa thúc giục chúng ta. Trong thời gian ngóng chờ ngày Chúa trở lại, phải chăm chỉ làm việc. Kẻ lười biếng sẽ bị coi là vô dụng, hậu quả là bị ném ra ngoài, vào nơi tối tăm, ở đó sẽ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 25,30); còn người chăm chỉ thì được ông chủ khen : "Khá lắm ! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh" (Mt 25,23)
Mỗi người chúng ta được Chúa trao cho những nén bạc để sinh lời. Vấn đề tài năng không phải là cốt yếu, vì với bất cứ vốn liếng tài năng nào mà biết cần cù chịu khó làm việc và phát huy để phục vụ người khác, thì ai ai cũng sẽ mến trọng và ca ngợi tinh thần của những con người ấy.
Nén bạc ở đây có thể hiểu là đức tin. Đức tin được Chúa ban cho chúng ta một cách nhưng không, không do công lao của chúng ta. Một niềm tin được chia sẻ là một niềm tin sống động. Trái lại, một niềm tin chôn cất sẽ là một niềm tin bị mai một và chết dần. Chúng ta đừng che giấu niềm tin và không được chôn vùi Lời Chúa, phải để nó lan truyền trong đời sống của chúng ta. Phải làm cho ân ban mà Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta, đến được với tha nhân, lớn lên, và kết trái, cùng với chứng tá của chúng ta. 
Đừng nghĩ đơn giản rằng ơn Chúa ban chỉ là những tài năng, sức khoẻ và những điều kiện xem ra thuận lợi theo cái nhìn của con người. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng nói “Tất cả là hồng ân”. Như thế, nén bạc Chúa trao còn là : thời giờ; môi trường ta đang sống; những người chung sống với ta v.v….
Chúng ta hãy cầu xin Chúa trợ giúp để mỗi người biết sinh lợi những nén bạc Chúa trao, trung thành với ơn Chúa qua những bổn phận hằng ngày với lòng yêu mến. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Rôma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Rôma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu
Đức Thánh Cha đã tiếp đón các nhà lãnh đạo Giáo triều Rôma vào Thứ Bảy, ngày 21/12/2024, để trao đổi lời chúc mừng Giáng sinh. Đức Phanxicô muốn một sự quản trị cởi mở với tinh thần cộng đồng trong sự khiêm tốn biết tự nhận lỗi và nói tốt về người khác cũng như là người kiến tạo lời chúc lành.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log