Thứ sáu, 24/01/2025

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 27 Thường niên A

Cập nhật lúc 18:52 04/10/2023
Suy niệm 1
Mt 21, 33 – 43; 45 – 46
Lịch sử dân tộc Do Thái là một lịch sử vô cùng trớ trêu. Thiên Chúa đã sai các sứ ngôn đến để hướng dẫn họ nhận diện Đấng Cứu Thế. Họ không thèm tin, mà còn bắt bớ, hành hạ và giết bỏ. Cuối cùng khi Đấng Cứu Thế đến và giảng dạy suốt ba năm. Lãnh đạo Do Thái là các thượng tế, các ông kinh sư không những không tin, mà còn vu khống và giết bỏ.
Khi Đức Giêsu công bố dụ ngôn “Những người tá điền làm vườn nho, những người lãnh đạo Do Thái hiểu ngay là Chúa nói về sự gian ác và dối trá của họ. Thế nhưng họ vẫn không sám hối và cải thiện lập trường. Họ tiếp tục tìm cách để giết Chúa.
Như vậy là có những vấn đề lớn ta phải suy gẫm để tìm hiểu tại sao lãnh đạo Do Thái giáo là những người học thuộc lòng Cựu Ước. Họ thuộc lòng lời các sứ ngôn. Họ thuộc lòng các Thánh Vịnh. Họ thuộc lòng các tác phẩm của Môsê. Vậy tại sao họ lại ngoan cố và độc ác như thế? Không những là họ học thuộc lòng Cựu Ước, mà còn sống rất đẹp. Họ ăn chay một tuần hai ngày: ngày thứ Hai và thứ Năm. Họ đọc kinh một ngày năm lần. Họ dâng cúng mười phần trăm thu nhập hằng năm cho đền thờ. Sống như thế thì là thánh sống rồi còn gì nữa. Thế mà tại sao lại cố tình chống đối Đấng Cứu Thế và còn bày mưu kế để xuyên tạc, để bắt bẻ và để giết Chúa một cách oan khiên và tàn nhẫn như thế. Thánh sống mà độc ác hơn quỷ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy?
Đức Giêsu đã trả lời rành mạch thắc mắc. Chúa đã có một bài chúc dữ đủ tám câu “Khốn cho các ông Pharisêu giả hình!” Thì ra cái đạo đức của họ chỉ là đóng kịch, chỉ là giả hình. Chúa còn nói thế này: “Các ông đọc kinh cho dài để nuốt chửng tài sản của các bà góa”. Lãnh đạo của Do Thái giáo vào thời Đức Giêsu là những người thờ tiền. Đạo đức chỉ là cái mồi để câu cá, chỉ là phương tiên để cầu danh và cầu lợi. Khi đã thờ tiền, thì sẵn sàng bán lương tâm để mua tiền. Cô điếm bán thân để lấy tiền, đó là thờ tiền. Các ông thu thuế bán lương tâm để làm đầy tớ, làm tay sai cho quân xâm lược La Mã. Vì nhờ làm nô lệ cho đế quốc La Mã, đế quốc La Mã mới nhắm mắt cho bọn thu thuế hà lạm bóc lột đồng bào để làm giàu cho đế quốc và cho bản thân. Người thờ tiền thì sẵn sàng chơi đểu mà lương tâm không biết cắt rứt. Vì thờ tiền mà lãnh đạo Do Thái sẵn sàng chơi đểu trong việc giết Đấng Cứu Thế, siêu sao của quần chúng. Giuđa Ítcariốt cũng là một môn đệ đểu đến độ bán Thầy để lấy 300 đồng. Một số tiền khủng, vì với số tiền này thượng tế mua được một mảnh đất làm nghĩa trang chôn cất ngoại kiều. Thờ tiền thì phải đểu. Mọingười thờ tiền đều là những tay đểu: Vì tiền mà bán cả tổ quốc; vì tiền mà bán cả chồng lẫn vợ; vì tiền mà bán cả Chúa nữa…
Đồng tiền nguy hiểm đến như thế. Nó đã biến bao nhiêu người, kể cả lãnh đạo tôn giáo như Caipha, kể cả lãnh đạo chính trị như Hêrôđê. Chính vì thế mà Chúa dạy rằng: “Một là thờ Chúa, hai là thờ tiền”. Hiền nhân vẫn nói rằng: “Tiền là một tên đầy tớ hữu dụng, đồng thời là một ông chủ hà khắc”. Tiền như thế đó, một bài học cho mọi người và cho mọi thời. Chúng ta cứ làm ra tiền một cách lương thiện và dùng tiền để cứu nhân độ thế. Thế là ta làm chủ, còn tiền là tên đầy tớ. Nếu ai cũng vậy thì trên đời không còn ại bị coi là đểu nữa. Đời sẽ đẹp tuyệt vời.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu

================
Suy niệm 2
SINH HOA LỢI

Mt 21, 33-43
Ngôn sứ Isaia đã ví dân Israel như một vườn nho được Thiên Chúa chăm sóc và không ngừng bảo vệ. Ngài hy vọng sẽ nhận được hoa quả ngon ngọt (Is5,2b.3.4a.5), nhưng Israel đã không cho hoa quảmà còn gây thêm họa. Dụ ngôn Đức Giêsu nóiở đây cũng rút ra từ đó, nhưng với ý hướng mới là vườn nho được giao cho các tá điền canh tác. Các tá điền là những giới chức tôn giáo Do Thái, những người được giao cho trách nhiệm dẵn dắt dân Thiên Chúa, nhưng họ đã tham lam chiếm đoạt, giết chết những người được sai đến, ngaycả “đứa con thừa tự”.
Qua dụ ngôn, Đức Giêsu muốn nói mình chính là Người Con ấy của Thiên Chúa.Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình bởi những tá điền sát nhân, là các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đương thời. Thế nhưng cái chết ấy không chấm hết, nhưng lại là cánh cửa mở ra một trang sử mới cho cả nhân loại, vì “viên đá bọn thợ xây loại ra,đã trở nên viên đá góc”.Bị loại bỏ là việc độc ác của con người,còn trở nên viên đá góc là việc kỳ diệu của Thiên Chúa. Trên nền tảng đó, một dân mới được thiết lập chính là Giáo Hội phổ quát mà chúng ta đang thuộc về.
Bài Phúc Âm cho chúng ta cảm thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng dạ ích kỷ của con người. Một Thiên Chúa nhân hậu đến nỗi dám tin tin tưởng con người bằng cách giao phó vườn nho là tất cả gia sản của mình cho họ.Một Thiên Chúa vô cùng kiên nhẫn khi sự tin tưởng đó liên tục bị phản bội, vì con người chẳng bao giờ bằng lòng với chính mình, cho tới khi con người tự đào huyệt chôn mình trong sự cố chấp tới cùng. Đúng như lời tiên tri Giêrêmia: “Không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được?(17, 9).
Con người là như vậy: tham lam và ích kỷ, bất trung và vô ơn, kiêu căng và giả hình, ghen ghét và hận thù, chiếm hữu và thống trị, loại trừ và tiêu diệt... là hậu quả của sự ham mêvật chất và quyền hành vô độ. Con người dường như chẳng bao giờ bằng lòng với chính mình, vì ham muốn không ngưng nên cũng tạo nên nghiệp chướng không ngừng. Không lạ gì mà Phật giáo chủ trương diệt dục, vì ngay cả những ham muốn tốt lành cũng giăng đầy những nguy cơ và cạm bẫy.
Dụ ngôn đòi ta phảixét lại chính mình. Con người là hư không, nhưng tình yêu Thiên Chúa đã làm thành hiện hữu. Có được cái gì cũng là do Chúa ban, làm được cái gì cũng là do Chúa giúp. Vì thế, mọi cái phải phù hợp với đường lối và ý định của Ngài. Triết lý Á Đông cũng đã nói:“Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”.Ngoài ra, cuộc đời ta là của Chúa, chẳng có gì là của mình. Biết rằng mình phải làm nên, nhưng nếu Chúa không ban, thì nhọc mình mà chẳng nên công cán gì.
Vườn nho mà Thiên Chúa giao cũngchính là cuộc đời mỗi người, để ta tự do sáng tạo và góp phần vào công trình cứu độ của Chúa, nghĩa làân ban phải được tiếp tục trao ban. Do đó, mọi hình thức chiếm đoạt và sở hữu cho mình đều là phản bội, phá vỡ quan hệ tình yêu, mà không có tình yêu thì không có sự sống. Sự sống sẽ trở nên phi lý nếu không còn tình yêu. Bởi vậy, Thiên Chúa không là gì khác, mà là Tình Yêu. Tình Yêu là khởi điểm, là động lực, là phương thế, và cũng là cùng đích cho cuộc đời con người. Chẳng có gì thỏa đáng cho khát vọng sâu thẳm của con người ngoài tình yêu.
Chính trong ý nghĩa đó mà bài Tin Mừng hôm nay cũng đặt vấn đề tình yêu phục vụ ở trong Hội Thánh. Có những thứ phục vụ để mong chiếm hữu, để được làm chủ, để lấy điểm, để mong được cất nhắc lên, để được bề trên để ý tới, để được nhiều thứ lợi lộc, để gia tăng thanh thế và danh giá cho mình… Và nếu cứ như thế, phục vụ sẽ biến ta thành kẻ gian ác, vì đi tới chỗ loại trừ và giết chết người khác dưới nhiều hình thức. Chúng ta dễ quên quên vai trò và vị trí phục vụ của mình là một tá điền, một đầy tớ vô dụng, chỉ làm những việc phải làm. Đó là tất cả những gì lớn lao cao cả cho sự hiện hữu của chúng ta trước mặt Chúa rồi, cần gì phải lo thể hiện mình trước mắt người khác.
Mục đích phục vụ của người Kitô hữu là để Chúa được nhận biết và yêu mến. Nhưng nhiều khi ta đi tìm giá trị đời mình ởnhững lợi lộc trần thế, nhất là tuổi trẻ, muốn săn lùng và chiếm hữu nhiều thứ khác, khiến ước vọng trở thành dục vọng. Sống đời Kitô hữu không phải là làm cho mình thêm nhiều, mà là làm giảm bớt đi: bớt những tham lam và chiếm hữu, bớt quyền hànhvà danh giá. Cũng vậy con đường nên thánh không phải bước lên mà là bước xuống: bước xuống để đồng hàng và đồng hành với anh em, để nối kết, hòa nhập và hợp nhất với nhau trong tình yêu Đức Kitô, Đấng là Đầu trong thân thể nhiệm mầu. Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Qua dụ ngôn những kẻ làm vườn nho,
cho thấy sự độc ác của tá điền,
trước tình thương ông chủ quá nhân hiền,
họ đã biến nghĩa ân thành cuộc chiến,
giết tôi tớ và giết cả ngưởi Con,
để cướp lấy hết vườn nho cho trọn.

Quả thật con không thể nào hiểu được,
sự vô tâm tàn nhẫn của con người,
lại càng không thể nào mà hiểu nổi,
sự kiên trì của Thiên Chúa lạ lùng,
vẫn yêu thương với những kẻ bất trung,
chỉ thi hành công lý lúc cuối cùng.

Có nhiều lúc sự ác như thắng thế,
gây biết bao những thảm cảnh ê chề,
đưa con người đến lầm lạc u mê,
chẳng biết đâu là nẻo chánh đi về.

Chúa vẫn đấy nhưng xem ra bất động,
chỉ vì Ngài nhân từ muốn đợi trông,
để nhân thế biết đổi dạ thay lòng,
để tìm về nguồn sự sống vô biên.

Đến hôm nay thế giới vẫn ngả nghiêng,
vẫn đảo điên theo lối sống gian tà,
không nhận ra Thiên Chúa chính là Cha,
vẫn kiêu căng và xúc phạm đến Ngài.

Xin cho con buông xuống mọi tham lam,
để thấy an vui trong mọi việc con làm,
thấy tình thương và ân sủng Chúa ban,
hơn tất cả những gì con mong ước,
để con biết một đời phụng sự Chúa,
Đấng là Vua muôn thuở của lòng con. Amen

Lm. Thái Nguyên
================
Suy niệm 3
VƯỜ
N NHO NƯC TRI
Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ! Mỗi khi chúng ta sống yêu thương tha nhân là lúc chúng ta đang làm chứng cho tình yêu mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. Mỗi lúc chúng ta tha thứ cho anh chị em cũng là lúc chúng ta đang loan truyền lòng thương xót, thứ tha của Chúa đối với mỗi người chúng ta. Nói cách khác, Thiên Chúa mời gọi chúng ta ra sức cộng tác, làm việc cho Vườn nho Nước Trời qua đời sống yêu thương, vị tha không ngừng, và nhất là hãy để ý định, chương trình của Người thực hiện nơi mỗi một người chúng ta.
Lời Chúa hôm nay có thể nói là lch s cu đ tóm gn của Thiên Chúa dành cho loài người qua dân Is-ra-en, dân được Thiên Chúa tuyển chọn qua sấm ngôn của tiên tri I-sa-iah “n nho ca Chúa các đo binh là nhà Israel, và ngưi Giuđa là chi cây Chúa vui thích” (x. Is 5, 7). Thiên Chúa luôn đồng hành và hiện diện với dân Is-ra-en qua các Tổ phụ, các Vua, thẩm phán, các tiên tri lớn nhỏ hầu hướng dẫn, dẫn dắt họ về chính lộ nẻo ngay, nhưng như dụ ngôn trong bài Tin Mừng thuật lại “nhng ngưi làm vưn nho bt các đy t, đánh đa này, giết đa kia và ném đá đa khác” (Mt 21, 35), và đến thời sau hết, Người sai chính Con Một yêu dấu của Người đến hầu cứu rỗi mọi loài, mang lại sự tự do đích thực cho con người, giải thoát con người khỏi mọi đam mê dẫn đến sự chết đời đời: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến ni đã ban Con Mt Ngưi, đ tt c nhng ai tin vào ca Ngưi thì không phi hư mt nhưng đưc sng đi đi” (Ga 3, 16).Thế nhưng, “bn làm vưn va thy con trai ông ch, lin bt, lôi ra khi vưn nho mà giết” (x. Mt 21, 38-39). Và kết thúc dụ ngôn, Chúa Giê-su khẳng khái, một cách mạnh mẽ: “c Thiên Chúa s ct khi các ông đ trao cho dân tc khác biết làm cho tr sinh hoa trái” (x. Mt 21, 43). Thật sự, lịch sử cứu độ đã chứng thực điều này, Thiên Chúa không những ban ân phúc thừa hưởng Nước Trời cho dân Do thái, mà còn trao ban hạnh phúc ấy cho tất cả nhân loại qua Hội Thánh Công Giáo, và chúng ta là thành viên, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Ki-tô. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tích cực “làm việc cho Vườn nho”, thì nguy cơ bị loại ra cũng không nhỏ. Vì vậy, chúng ta phải làm gì để được nhận vào Vườn nho Nước Trời?
Thánh Phao-lô trong bài đọc II hướng dẫn, răn dạy chúng ta một cách tỉ mỉ về điều này. Trước hết, luôn kiên định giữ vững đức tin bằng đời sống cầu nguyện dù cho hoàn cảnh thế nào: “Anh em đng lo lng gì hết, nhưng trong khi cu nguyn, anh em hãy trình bày nhng ưc vng lên cùng Chúa, bng kinh nguyn và li cu xin đi đôi vi li cm t. Và bình an ca Thiên Chúa vưt mi trí hiu, s gi gìn lòng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô” (Pl 4, 6-7). Khi sống chứng tá, làm việc cho Vườn nho Nước Trời, chúng ta không thể tránh khỏi sự buồn khổ, đau đớn, sự hiểu nhầm, sự đố kỵ, nỗi buồn tủi, sự bơ vơ, có lúc cảm thấy chán chường, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết dâng lên cho Chúa tất cả những ước vọng này bằng lời kinh nguyện thống thiết, cùng với tấm lòng tạ ơn sâu sắc thì chính Chúa là nguồn mạch bình an sẽ lấp đầy, giữ gìn chúng ta trong mọi lúc qua sự tương thân, tương ái, tương trợ, đồng hành của cộng đoàn, của anh chị em cùng chung chí hướng, cùng đang cất bước trên con đường lữ hành trần gian.
Kế đến, Thánh Phao-lô khuyên nhủ mỗi một người trong chúng ta chú tâm: “nhng gì là chân tht, cao quý, nhng gì là chính trc, tinh tuyn, nhng gì là đáng mến và đem li danh thơm tiếng tt, nhng gì là đc hnh, đáng khen, thì xin anh hãy đ ý” (Pl 4, 8). Chúng ta thường có xu hướng phớt lờ đời sống đạo đức, thói quen tốt lành, những cử chỉ đơn sơ nhưng mang tính động viên, khuyến khích, nâng đỡ anh chị em; ngược lại, rất dễ sa lầy, dính bén vào những thói hư, tật xấu. Chỉ một câu khích bác, mà chúng ta có thể bỏ hết những gì tốt lành, thánh thiện mà chạy theo hoặc làm thoả mãn người khác! Một số năm về trước, khi con ra làm mục vụ tại một giáo xứ nọ, đến tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, mà con không thấy dù chỉ một lần toàn thể giáo xứ tụ họp lại với nhau, cùng lần chuỗi. Thế thì, sau khi hỏi những người trong ban điều hành hội đồng giáo xứ, thì họ trả lời: “Thưa cha, trước kia, chúng con có lần chuỗi Mân côi chung với nhau trước thánh lễ Chúa Nhật và những buổi tối thứ sáu trong tuần!” Nghe vậy, con bèn hỏi tiếp: “Thế sao bây giờ quý ông bà anh chị em không tiếp tục công việc lành thánh đó nữa?” Thay vì trả lời, họ chỉ nhoẽn miệng cười! Thánh Phao-lô khuyên nhủ chúng ta rất cụ thể: “…nhng gì đc hnh, đáng khen, thì anh ch em hãy đ tâm!” (x. Pl 4, 8), chứ không trừu tượng, chung chung, hay những gì vượt xa tầm với hay khả năng của chúng ta.
Sau cùng, Ngài răn bảo chúng ta: “nhng điu anh em đã hc biết, đã lãnh nhn, đã nghe và đã thy nơi tôi, anh em hãy đem nhng điu đó ra thc hành, thì Thiên Chúa bình an s cùng anh em” (Pl 4, 9). Đời sống làm chứng tá, làm việc cho Vườn nho Nước Trời không loại trừ việc sống gương mẫu, thực hành những gì đã được lãnh nhận, đã được nghe, nhất là sống Lời Chúa hằng ngày. Có nhiều khi, chúng ta cố tình bắt Lời Chúa uốn lượn, uốn cong theo thói đời của ta! Chúng ta chọn lọc những Lời Chúa mà ta thích thú, gạt bỏ Lời Chúa khó nhai, khó nuốt, khó sống! Đôi lúc, chúng ta không sống Lời Chúa, mà dùng Lời Chúa để tranh luận, bắt ép người khác sống, còn ta thì sao cũng được! Những hành vi hoặc thái độ này không tương xứng, thích hợp với người làm Vườn nho Nước Trời. Làm sao chúng ta có thể làm chứng cho tình yêu trong khi chúng ta giận hờn, ghen ghét, hận thù anh chị em? Làm sao chúng ta làm chứng tá cho lòng thương xót, tha thứ trong khi chúng ta hiềm tị, giữ mãi mối thù hận, không thứ tha cho anh chị em? Làm sao chúng ta làm chứng cho sự hiệp nhất trong khi chúng ta cạnh khoé nhau, đấu đá, chia rẽ nhau?
Một lần nữa, Lời Chúa đánh động và muốn chúng ta thay đổi trước hết thái độ sống đức tin của chính bản thân mình, thứ đến sống yêu thương hiệp nhất trong cộng đoàn, và sau cùng làm chứng tá cho Chúa giữa đời, giữa lòng Giáo hội, giữa cuộc sống thường nhật.
Lm. Xuân Hy Vng 
================ 
Suy niệm 4
Nhờ lời Chúa soi đường
Mt 21, 33-43

Để cảnh giác những người Do-thái bác bỏ lời Thiên Chúa, chẳng tiếp nhận và thậm chí còn bách hại các ngôn sứ Chúa gửi đến rao giảng cho họ, Chúa Giê-su kể dụ ngôn sau đây:
"Có gia chủ kia trồng được một vườn nho… Ông trao cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi.”
Gia chủ trong câu chuyện nầy ám chỉ Thiên Chúa; vườn nho tượng trưng cho dân Do-thái; bọn tá điền là các cấp lãnh đạo Do-thái; còn các tôi tớ tượng trưng cho các ngôn sứ Chúa sai đến để chỉ dạy cho dân trung thành với Thiên Chúa, đừng chạy theo tà thần.
Thế rồi các thủ lãnh Do-thái đã đối xử thế nào với các vị ngôn sứ này?
Chúa Giê-su kể tiếp: Bọn tá điền “bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác.”
Cuối cùng, chủ vườn là Thiên Chúa đã sai chính người Con yêu quý của mình đến với họ, may ra họ sẽ kiêng nể mà đón nhận và vâng nghe. Thế nhưng số phận người Con này lại càng bi đát hơn. Ngài đã bị họ kết án chết treo trên thập giá.
Hôm nay, kịch bản đau lòng đó vẫn đang tiếp diễn giữa chúng ta.
Cũng như người Do-thái xưa, hiện nay vẫn còn rất nhiều người bịt tai lại trước lời Chúa, không nhìn nhận Đức Giê-su là Đấng cứu độ trần gian… Thái độ nầy sẽ mang lại hậu quả đau thương.
Một tài xế cho xe đổ đèo giữa đêm đen mù mịt, dù biết rằng hai ngọn đèn pha đã hỏng, còn đường đèo thì ngoằn nghèo, hiểm trở, cheo leo… thế mà anh vẫn cứ cho xe xuống đèo chẳng cần ánh sáng soi đường… Đây là hành vi mạo hiểm, điên rồ… sẽ đưa đến tai họa khôn lường.
Như đèn pha soi chiếu cho các phương tiện giao thông trong đêm tối, lời Chúa cũng soi dẫn cho chúng ta tiến bước trong đêm tối cuộc đời.
Nếu không để cho lời Chúa sáng soi, chúng ta sẽ gặp nhiều nguy cơ tai hại trong đời sống thiêng liêng và không thể tiến về quê hương đích thực.
Tuy bên ngoài, chúng ta không bách hại các ngôn sứ như người Do-thái ngày xưa, nhưng biết bao lần chúng ta đã không để tâm nghe lời Chúa, không để cho lời Ngài thấm vào tim óc. Suốt cả tuần hay cả tháng trời, có câu lời Chúa nào còn lưu lại trong tâm hồn chúng ta không?
Khi từ khước không đón nhận lời Chúa được loan truyền trong Hội thánh hoặc qua sách Tin mừng, chúng ta cũng đang lần theo vết chân những người Do-thái ngày xưa, không để cho lời Chúa ngấm vào lòng và vì thế, phải mang hậu quả tai hại.
Lạy Chúa Giê-su,
Không có lời Chúa soi đường, chúng con như người chạy xe trong tăm tối trên đường đời đầy hiểm trở cheo leo.
Xin cho chúng con sẵn sàng đón nhận và trân quý lời Chúa, vận dụng lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc đời, làm ánh sáng soi đường giữa đêm tối trần gian. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
                                                               ================                                                                    

Suy niệm 5
CHƯƠ
NG TRÌNH CỨU ĐỘ

Mỗi khi chúng ta bắt đầu những đề án lớn nhỏ của bản thân, của giáo xứ, giáo phận, hay trong công việc ngoài xã hội, việc trước tiên phải làm là ngồi xuống cân nhắc, suy nghĩ, đưa ra kế hoạch dự phóng. Cho dù dự án ngắn hạn hay dài hạn, theo định kỳ hay trường kỳ chăng nữa, chúng đều được dự tính kỹ lưỡng, xem xét về mọi mặt, cách riêng tính khả thi, và vô vàn yếu tố cần thiết khác.
Để thực hiện những kế hoạch ấy, con người chúng ta phải mất bao nhiêu công sức, thời gian, và toàn thể đội ngũ hoặc nhóm để cùng chung tay cộng tác lớn lao như vậy, thì huống chi cả chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho con người sa ngã. Tương tự trong truyền thuyết, thần thoại, hay phim ảnh, các vị thần chỉ cần hoá phép, hô biến thì giải cứu con người khốn cùng, v.v…Thiên Chúa còn quyền năng hơn mọi thần thánh ấy, nhưng cớ gì Ngài không làm như vậy để cứu rỗi loài người chúng ta! Ngài không cần phải trao ban chính Con Một mà vẫn có thể cứu độ con người; Ngài chẳng cần mất nhiều thời gian chuẩn bị cho kế hoạch giải thoát con người như vậy, bởi lẽ Ngài uy linh cao cả, vượt trên hết mọi sự mà! Tại sao Thiên Chúa không chọn cách dễ dàng ấy, mà lại chuẩn bị một cách công phu, hơn cả tính chỉn chu, chính xác, thập toàn của con người!?
Đơn giản vì Ngài là một vị Thiên Chúa nhân vị, gần gũi, hết mực yêu thương con người chúng ta. Ngài muốn dùng cách thức mà con người cho là nhục nhã, hèn kém, để biến nó thành vinh quang, cao trọng thông qua cuộc tử nạn và phục sinh của Con Một Ngài. Hơn nữa, Ngài không hề hối tiếc vì đã ban cho con người một trong những ơn cao quý, đó là tự do. Với sự tự do này, Chúa biết con người có thể dùng để chấp nhận hoặc khước từ, để thờ phượng, tôn kính hoặc phạm tội, phỉ báng Ngài. Giả như chúng ta là Thiên Chúa, thiết nghĩ chúng ta đã thu hồi, ra một án lệnh ‘chung thân’ cho những kẻ dùng tự do mà chống đối hay phạm đến chúng ta rồi! Nhưng tiếc rằng chúng ta không phải, và chẳng bao giờ là Thiên Chúa như vậy! Vị Thiên Chúa mà chúng ta hằng tin thờ là Đấng luôn tín trung, tôn trọng, và tin tưởng chúng ta sẽ biết sử dụng ơn tự do ấy mà nhận ra, yêu mến và tôn thờ Ngài. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử cứu độ toàn cục từ thời Mô-sen, qua các đời thẩm phán, vua và các tiên tri lớn bé, dân Chúa tuyển chọn đã hành xử như dụ ngôn trong bài Phúc Âm minh hoạ “họ bắt các đầy tớ ông chủ: đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ…” (x. Mt 21, 35). Hơn nữa, qua lời ngôn sứ I-sai-ah, Thiên Chúa đã chăm sóc, vun trồng vườn nho của Ngài thế nào, nhưng thực tế thật đáng buồn: “Vườn nho ca Chúa các đạo binh là nhà Is-ra-el, và người Giu-đa là chồi cây Chúa vui thích. Ta trông mong nó thực hành điều chính trực, nhưng đây toàn sự gian ác. Ta trông mong nó thực hành đức công bình, nhưng đây toàn là tiếng kêu oan” (Is 5, 7).
Chẳng vui chút nào khi chứng kiến và nghe những điều ấy. Tuy nhiên, Thiên Chúa không dễ dàng bỏ cuộc, Ngài “nhẫn nại, chậm bất bình và hết mực khoan nhân” (x. Tv 85 [86], 15). Ngài hằng kêu mời, chờ đợi chúng ta quay về, mở lòng nhận biết và đón nhận ơn cứu độ qua chính Đức Giê-su Ki-tô “sau cùng, ông chủ sai chính con trai mình đến, vì nghĩ rằng: Chúng sẽ nể con ta” (x. Mt 21, 37). Thế nhưng, họ vẫn đành tâm giết hại con trai ông chủ vườn nho. Thiên Chúa vì yêu thương chúng ta, vì muốn cứu rỗi chúng ta, và giải thoát con người chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, mà Ngài đã khiêm hạ tột cùng, chịu chết một cách nhục nhã trên Thánh giá, thì cớ gì chúng ta lại dửng dưng, không biết nhanh nhẹn đón nhận Ngài? Thánh Âu-gus-ti-nô đã từng quả quyết: "Thiên Chúa không cần chúng ta khi Ngài tác tạo chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, thì Ngài cần đến sự cộng tác của chúng ta” (“God created us without us but he will not save us without us”). Sở dĩ như vậy là vì Thiên Chúa muốn chúng ta biết dùng tự do để chọn lựa tin nhận Ngài, đón nhận chương trình cứu độ đầy yêu thương của Ngài, và cũng biết vui tươi đón nhận hết thảy mọi biến cố trong đời sống theo thánh ý Ngài. Nhưng giả như chúng ta khước từ, không hoán cải, chẳng muốn được giải thoát, thì Thiên Chúa sẽ không cứu chúng ta, bởi lẽ Ngài chẳng bao giờ ép buộc chúng ta!
Vườn nho Is-ra-el giờ đây đã được mở rộng cho toàn thể nhân loại, và “cho người khác thuê…” (x. Mt 21, 41) hay “trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái” (x. Mt 21, 43). Viên đá trong khối công trình cứu độ của Thiên Chúa đã bị “thợ xây loại ra”, đã bị chối từ, và bị vứt bỏ như vật vô dụng nằm trơ chọi, giờ đây trở nên “tảng đá góc tường”, tảng đá chính, tảng đá trụ cột của toàn bộ công trình kỳ diệu của Ngài (x. Mt 21, 42). Có lẽ với trí hiểu hữu hạn của con người, chúng ta không thể nào thấu hiểu tường tận chương trình cứu độ, kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, nhưng chúng ta có thể mạnh mẽ xác tín rằng: Thiên Chúa muốn mọi sự tốt đẹp đến với chúng ta, muốn cứu rỗi chúng ta, muốn chúng ta hạnh phúc thật sự viên mãn, chứ không chỉ vui tươi chóng qua theo năm tháng đời này. Và để cảm nghiệm, sống sâu sắc điều này, một lần nữa, chúng ta nên khắc ghi lời dạy của Thánh Tông Đồ Phao-lô trong thư gửi cho giáo đoàn Phi-líp-phê: “những gì là chân thật, trong sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tt, là nhân đức, là luật pháp đáng khen, thì anh (ch) em hãy để ý.Những điều anh (ch) em đã học biết, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh (ch) em (Pl 4, 8-9). Kể cả giữa sóng gió cuồng phong bão táp với nỗi bất an, sự vô định xen lẫn vô vàn chủ trương, triết thuyết xô đẩy chúng ta lìa xa đời sống đức tin, đức cậy, đức mến thì cũng đừng quên: “anh (ch) em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong khi cu nguyn, anh (ch) em hãy trình bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và bình an ca Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ gìn lòng trí anh (chị) em trong Chúa Giêsu Kitô” (Pl 4, 6-7).
Giờ đây, chúng ta cùng nhau hướng tâm hồn lên Chúa và dâng lời cảm tạ:
Công trình cứu độ của Người
Vượt xa trí hiểu cuộc đời dương gian
Chúa chẳng ước muốn suy tàn
Nhưng luôn tuôn đổ bình an tâm hồn.
Vườn nho Chúa vẫn chăm nom
Tỉa trồng vui xới sớm hôm thương nhìn
Phiến đá thợ xây hữu tình
Bỏ xa ở góc một mình đơn côi
Chúa khiến nó trở thành nơi
Lạ lùng đá tảng như lời phán xưa
Ôi thật diệu kỳ xin thưa:
Tán tụng danh Chúa sớm trưa tháng ngày. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng

================

Suy niệm 6
Giống nho hảo hạng sao sinh quả dại?
(Mt 21, 33-43)
Nho trong trong dân Cựu Ước
Tại Hebron miền nam Palestina có loại nho quả to và rất ngọt. Vào thế kỷ XIII trước Chúa Giáng sinh, ông Giôshua cho người vào thám thính Đất Hứa, khi trở về, họ đã đem theo các chùm nho to và nặng đến độ hai người phải xỏ đòn gánh đi. Đây không phải là hình ảnh văn chương, mà là sự thật.
Cựu Ước nhiều lần mô tả dân Israel như một gốc nho quý hay vườn nho ưu tuyển của Thiên Chúa : “Vườn nho của Đức Chúa là nhà Israel”(x. Is 5,1-7).  Tiên tri  Ôsê nói: “Israel là cây nho tươi tốt”(Os 10,1).
Cây nho, biểu tượng nhà Israel
Cây nho quý được Thiên Chúa trồng chính là Israel, thuộc sở hữu của Chúa, được Chúa yêu thương tuyển lựa, chăm sóc, vun trồng, và những mong nó sinh trái ngọt. Nhưng cây nho hảo hạng Israel ấy đã sinh nho chua, khiến Chúa thất vọng, giận dữ bỏ vườn, heo rừng vào phá phách, giã thú gặm tan hoang.
Đau khổ nhất của người trồng nho là vất vả ngày đêm chăm sóc, đến mùa hái quả lại chỉ thấy nho dại: “Ta đã trồng ngươi như nho đan tử, nhất nhất đều là giống nho chính cống. Nhưng làm sao ngươi đã đổi thành nho dại, một thứ giống lai?” (Gr 2,21).
Nho hảo hạng nay sinh quả chua
Trong cái luận lý của nhà nông, cây nào trái ấy theo lẽ tự nhiên. Nhưng trong cuộc sống con người, là sinh vật có lý trí và sự tự do, thì kết quả không như vậy. Vì thế, việc Thiên Chúa vun trồng, nhặt cỏ, bỏ phân là một chuyện, cần có sự cộng tác của con người nữa. Ở đây, dân Israel không cộng với Chúa, nên giống nho quý đã sinh nho dại, không dùng được vào việc gì cả. Trái nho chua đầu tiên dân Do thái sinh ra là tội bất trung bỏ Thiên Chúa chạy theo các thần ngoại.
Vừa được Thiên Chúa bứng ra khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập, dân đã đúc bò vàng, quỳ thờ lạy và tuyên xưng nó là Chúa của mình. Chưa dừng lại, dân Do thái đã tiếp tục sinh nho chua là tôn thờ thần ngoại. Salomon, vị vua nổi tiếng là khôn ngoan, nhưng do ảnh hưởng của 1.000 thê thiếp, đã chiều theo ý họ mà đi thờ lạy các thần của họ. Đó là trái nho chua chát.
Thứ nho chua thứ hai mà dân Do thái sinh ra trong thời xuất hành là tội lẩm bẩm kêu ca chống lại Thiên Chúa, lãng quên ơn Chúa, đem thần ngoại vào Đền Thờ Giêrusalem, xông hương, bái lạy chúng, khiến cho Thiên Chúa phải bỏ Đền Thờ mà đi”(x.Gr 19,4-5).
Trái chua tiếp theo là phạm đủ mọi thứ tội: tà dâm cả cha và con cùng một gái điếm, nhất là sống bất công, tàn ác, ức hiếp bóc lột dân nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi, người ngoại kiều.
Nhưng ”trái nho chua nhất” mà dân Do thái đã sinh ra là tội khước từ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Con độc nhất của Chúa Cha mà họ hằng trông đợi. Chẳng những thế, họ lại còn dùng tay đế quốc Roma để giết chết Người nữa.
Và vườn nho Israel đã bị tan hoang, lần đầu tiên với biến cố vua Nabuchodonosor tàn phá thành thánh và đền thờ Giêrusalem bình địa năm 587 trước công nguyên. Lần thứ hai vào năm 70 sau công nguyên, do Titô, con của hoàng đế Vespasianô. Thế là lời tiên tri của Chúa Giêsu đã được thực hiện: ”Sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”. Sau mấy ngàn năm cảnh hoang tàn đó vẫn tiếp tục.
Cây nho là chính chúng ta
Chúa Giê-su cho thấy các nhà lãnh đạo tôn giáo không chỉ lơ là việc phụng sự Thiên Chúa, nhưng họ còn là những kẻ gian ác (x. Mt 21, 33-43). Isai viết: “Vườn nho của Chúa các đạo binh là nhà Israel, và người Giuđa là chồi cây Chúa vui thích. Ta trông mong nó thực hành điều chính trực, nhưng đây toàn sự gian ác” (Is 5,7).
Minh họa của Chúa Giê-su cũng tương tự như thế. Chủ tá điền là Thiên Chúa, còn vườn nho là dân Israel, những người được rào và bảo vệ bởi Lề Luật Chúa. Thiên Chúa đã phái các nhà tiên tri đến để hướng dẫn và giúp dân Israel sinh trái tốt là những việc lành. Tuy nhiên “những người làm vườn nho” bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác” (Mt 21,35). Chúa Giê-su nói thêm: “[Chủ tá điền] chỉ còn lại một người, là con trai yêu dấu của mình. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: 'Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó'. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết” (Mt 21,37-39). 
Giờ đây Chúa Giê-su hỏi: “Vậy chủ vườn nho sẽ làm gì?” (Mt 21,40). Các thượng tế và kỳ lão trả lời: "Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi" (Mt 21,41).
Như vậy, họ đã vô tình tự tuyên án chính mình, vì họ cũng ở trong số “những người trồng nho” của “vườn nho” Thiên Chúa, tức là dân  Israel. Trái mà Thiên Chúa mong muốn thu được từ những người trồng nho này bao gồm đức tin vào Con Thiên Chúa, tức Đấng Mêsia. Chúa Giê-su nhìn thẳng vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và nói: “"Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: 'Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!'?” (Mt 21,42). Rồi Chúa Giê-su nói rõ: Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái" (Mt 21,43).
Là Kitô hữu, chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, là thành phần dân riêng mới của Thiên Chúa, giống nho được tuyển chọn do chính Chúa Giê-su vun trồng, chúng ta cũng có nguy cơ sinh ra các trái nho dại, chua lè đắng ngắt, nếu chúng ta không sống Tin Mừng và không thực thi các giáo huấn của Chúa, nhất là giới răn yêu thương; nếu chúng ta chạy theo thần tiền, thần quyền, thần mê say nhục dục, lơ là với các bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân, đối với Giáo Hội và xã hội.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

================

Suy niệm 7 
ĐỪNG THẤT TÍN
Is 5,1-7; Pl 4,6-9; Mt 21,33-43

Trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu kể về những tá điền hung ác đã không chu toàn bổn phận canh tác, mà còn phá đổ vườn nho trong Cựu Ước, giết chóc từ các đầy tớ đến cả Người Con duy nhất của Ông Chủ là Thiên Chúa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ cũng đánh đập và hạ nhục. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nghĩ: “Chúng sẽ nể con ta.” (Mt 21, 37). Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” (Mt 21, 38). Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.
Ra như Thiên Chúa thất bại, nhưng qua dụ ngôn này, Đức Giêsu còn cho ta thấy rõ, trong công trình kỳ diệu của Chúa, “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường.” (Mt 21, 42b). Đức Giêsu chính là tảng đá bị loại (bị giết chết) lại trở thành đá góc, thành nguồn ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, thành nền tảng cho “vườn nho mới” là Giáo Hội hôm nay. Ngài là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa tặng ban cho con người, để làm mới, thực hiện lại chương trình của Thiên Chúa cho con người.
Trong “vườn nho mới” là Giáo Hội mà Đức Kitô là đầu, mọi  Kitô hữu chúng ta là chi thể cũng mang trọng trách canh tác vườn nho, xây dựng, làm đẹp lên bộ mặt của Giáo Hội bằng đời sống đức tin nhiệt thành, theo vị thủ lãnh là Đức Kitô. Là Kitô hữu trong “vườn nho mới” mà sống thất tín, không dựng xây, còn chống cưỡng “chủ vườn”, phá đổ công trình như  những tá điền hung ác trong dụ ngôn, hay sinh nho chua, nho dại, sẽ thành những kẻ hữu danh vô thực trong Giáo Hội. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người tín hữu được tháp nhập vào Thân Thể mầu nhiệm  Đức Kitô, được liên kết trong Ngài, được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Một khi được sống bằng sức sống của Đức Giêsu là “tảng đá thợ xây loại bỏ đã biến nên Tảng Đá Góc”, thì cuộc đời chúng con  dẫu có mọn hèn hoặc xem như đồ vứt bỏ loại ra, cũng có thể được Chúa biến hóa nên những viên đá sống động không thể thiếu trong tòa nhà Giáo Hội hôm nay.
Én Nhỏ

Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log