Chúa nhật, 24/11/2024

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV Thường Niên B

Cập nhật lúc 10:12 07/07/2021
Suy niệm 1
Lên đường!
Mc 6, 7 - 13
Trước khi khởi hành
Lần đầu tiên Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng tin mừng từng hai người một. Chúa Giêsu muốn họ làm quen lên đường. Nhưng lúc sắp lên đường, Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.
Khi chuẩn bị lần nghỉ mát hoặc du lịch, chúng ta chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Nhưng khi đi truyền giáo, nếu chúng ta mang theo mọi thứ có vẻ hữu ích thì thường là rất nặng. Và điều quan trọng chúng ta lại quên mất cây gậy mà Chúa Giêsu nói với chúng ta để tạo điều kiện cho chúng ta bước đi. Chúng ta lên kế hoạch cho tất cả mọi thứ, chúng ta chất nặng lên vai chúng ta, nhưng lại quên mang đôi dép thiết yếu để vững bước tin tưởng vào Chúa Giêsu.
Lần đầu tiên Chúa Giêsu sai các tông đồ đi rao giảng tin mừng từng hai người một. Và Ngài nói với họ trước khi đi, đừng quên mang theo một cái gậy và đôi dép! Ngài muốn công bố rằng: "Hãy đi đôi dép nhẹ nhàng và hãy dựa vào cây gậy, nếu không anh em sẽ không vững bước trên đường được”.
Hãy mang theo điều cần thiết
Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu sai các môn đệ của Ngài lên đường… Và, với sự háo hức khởi đầu, họ liều lĩnh quên đi dép, sẵn sàng bỏ mọi thứ để đi theo con đường Tin Mừng. Nhưng ngay từ giờ phút bước đi đầu tiên, họ giẫm phải gai…Đau chân quá, họ khó có thể tiếp tục bước đi!
Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ: "Hãy mang theo những gì có thể giúp anh em tiếp tục tiến bước với một bước đi vững chắc: cầm gậy và đừng quên đi dép vào chân, nếu không cái dằm hoặc cái gai cắm vào chân anh em, cản trở anh em tiếp tục tiến bước”. Chúa Giêsu nói thêm: “Anh em cũng đừng mang theo những gì là vô ích, hành lý nặng nề, làm anh em phải nghỉ ngơi, gián đoạn bước đi"
Những người mà Chúa Giêsu mời lên đường Truyền giáo nhận lời chỉ dẫn đặc biệt này: mang theo những gì có thể giúp ích và bỏ lại những gì là nặng nề.
Nhưng chúng ta không biết những gì có thể giúp ích cho chúng ta và những gì chúng ta phải bỏ lại. Cây gậy và đôi dép cần thiết là gì? Nếu chúng ta không biết, chúng ta có nguy cơ bỏ lại những gì cần mang theo và mang theo những gì chúng ta phải bỏ lại. Chúa Giêsu cho chúng ta một chỉ dẫn cuối cùng.
Hãy bước đi trong tin tưởng phó thác
"Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”.
Khi biết có thể nhận được lòng hiếu khách, không có lý do gì để mang theo túi dự phòng: tiền hoặc thực phẩm đi đường… Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ tin rằng trên con đường mà Ngài sai họ, họ sẽ gặp đủ bạn bè đón tiếp và nuôi dưỡng. Ngài mời họ dựa vào khả năng cởi mở của người khác. Vấn đề là phải bỏ lại tất cả mọi thứ làm chúng ta cậy dựa vào khả năng cá nhân của chúng ta.
Chúng ta được mời để tin rằng người khác có khả năng tiếp nhận và người khác sẽ triển khai nguồn tài trợ cho chúng taTin tưởng vào người khác là hành lý của các môn đệ Chúa Giêsu Kitô. Sự tin tưởng vào người khác có ảnh hưởng rất lớn cho phép Người khác, là chính Đấng sai chúng ta đi, làm phép lạ.
Nhưng người khác có thể là kẻ thù hoặc đơn giản là sự thờ ơ. Chúa Giêsu biết rất rõ điều đó!  Vì thế, Ngài lường trước cho các môn đệ của Ngài là có thể gặp rủi ro không được tiếp đón. Mặc dù gặp rủi ro, Chúa Giêsu khuyên họ cứ vững tin: "Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Niềm tin vào những người khác nhân danh Đấng khác có thể gặp trở ngại, là người ta đóng cửa hoặc thờ ơ không đón tiếp. Trong trường hợp này, không được sử dụng cây gậy mà chúng ta cầm trên tay để phá các cánh cửa, cũng không cần thiết phải mệt mỏi thuyết phục cách vô ích! Chúng ta phải tiến về phía trước mà không cần giữ lại - thậm chí cả bụi chân, bụi kinh nghiệm tai hại này. Những người khác có thể đóng cửa, Thiên Chúa vẫn là Người khác mà chúng ta có thể dựa vào và Ngài sẽ mở những chặng đường khác cho chúng ta.
Niềm tin vào Thiên Chúa không thể tốt được nếu không có niềm tin vào những người chúng ta gặp trên đường. Nhưng niềm tin vào người khác cũng không thể tốt được đối với môn đệ Chúa Giêsu, nếu không tin vào Thiên Chúa. Có nghĩa là có điều này, nhưng phải có cả điều khác.
Vậy hành lý nào cần mang theo trên con đường truyền giáo? Cây gậy, đôi dép hoặc những hỗ trợ thiết yếu của chúng ta để tiến về phía trước là gì? Những chiếc vali không nên dùng là gì? Nguyên tắc mà Chúa Giêsu đưa ra không phải là dành đủ mọi thứ cho bản thân chúng ta, mà là để lại một khoảng trống để chúng ta sống trong mối tương quan tin tưởng vào người khác và vào Thiên Chúa.
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
====================
Suy niệm 2
Mc 6, 7 – 13
Chúa Giê su sai 12 Tông đồ lên đường truyền giáo. Trước khi lên đường, Chúa dặn dò tỉ mỉ y như bà mẹ dặn dò bé thơ. Nào là: không được mang bao bị; không được dắt tiền đai lưng; không được mặc hai áo. Theo trình thuật của Mattheu và Luca, Chúa còn bảo không được cầm gậy và mang dép. Nào là: đến đâu mà người ta đón nhận, thì ở luôn cho tới khi giã từ; không được lôm chôm nay ở nhà này, mai ở nhà khác. Nào là không được mang bao bị và đồ ăn… Tất cả các chi tiết vụn vặt ấy có thể gói ghém gọn nhẹ như sau:
Truyền giáo là công tác bức xúc tuyệt đối, nên phải dành hết tâm trí, sức lực và thời gian cho việc rao giảng. Cơm ăn, áo mặc và tiện nghi thì không được quan tâm tới. Việc đó để Chúa lo.
Chính bản thân của Chúa, suốt ba năm truyền giáo, Chúa đi từ Bắc chí Nam; từ phía Do Thái tới phía lương dân, Chúa không bao giờ phải lo tiền bạc và phương tiện. Ở Caphácnaum thì ăn và ở tại nhà ông Phê rô. Ở Giêrusalem, thì ăn ở tại nhà bà Matta. Long trọng vào Giêrusalem, thì mượn con lừa của dân địa phương. Khi cần thuyền để giảng hoặc để di chuyển thì có người lo. Ăn Lễ Vượt Qua cuối cùng thì mượn nhà của bà Maria, mẹ của Máccô. Thậm chí khi chết rồi, cũng được ông Giuse cho mượn hầm mộ để an táng.
Sau này các nhà truyền giáo từ Âu Châu qua Á Châu và Mỹ Châu cũng đều đi, đến, ở với hai bàn tay trắng. Ở đâu cũng có ân nhân lo cho về chỗ ăn chốn ở. Thậm chí cả hầm trú tránh các cuộc bắt bớ cũng có người lo cho. Tất cả thời giờ dành cho việc loan báo Tin Mừng. Việc loan báo Tin Mừng gồm lời rao giảng và công tác xã hội. Lời rao giảng là phổ biến cuộc sống và các bài giảng của Đức Giê su. Công tác xã hội là yêu thương người nghèo, người bệnh tật, người lầm đường lạc lối. Tùy khả năng mà giúp đỡ tận tình những người nghèo đói và bệnh tật. Căn bản là cho tấm lòng yêu thương chân thành và tận tình của mình.
Lệnh lên đường của Chúa đã được các Tông đồ và các nhà truyền giáo kế tiếp thi hành. Nhưng có những thời mà người ta quên không còn bức xúc loan báo Tin Mừng cho người chưa biết Chúa nữa. Cụ thể là thời trung cổ, người ta chỉ còn giữ đạo, chứ không truyền đạo. Truyền giáo là bản chất của Giáo hội. Vì không truyền giáo nên trong Giáo hội thời trung cổ đã nảy sinh ra biết bao tiêu cực đáng tiếc. Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã phải than lên rằng: “Nếu đạo này không phải là đạo của Chúa, thì nó đã triệt tiêu từ thời trung cổ rồi.
Nhớ lại những lời nhắn nhủ tỉ mỉ của Chúa, nhớ lại lời than phiền của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, chúng ta phải luôn luôn nhìn lại nếp sống của mình hôm nay. Phải tự đặt câu hỏi “Chúng ta có đang thực hành Lời Chúa nhắn nhủ nhóm 12 trước khi họ lên đường không? Chúng ta có bức xúc không khi thấy tại Việt Nam còn chừng 90 triệu người chưa biết Chúa là ai.”
Chúa bức xúc, mà ta thì cứ tỉnh bơ. Như vậy thì có hữu tình và hữu lý hay không?
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
=================
Suy niệm 3
Loan báo Tin mừng với Chúa Giê-su  
Mc 6, 7 - 13
Như người cha trong gia đình không muốn tự mình làm hết mọi việc, để con cái ngồi chơi xơi nước, nhưng muốn đoàn con cùng tham gia làm việc với mình để chúng trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta là con cái Ngài tham gia làm việc với Ngài như thế.
Chính vì thế, khi muốn có đông người sinh sống trên mặt đất, Thiên Chúa không tự mình nắn lên từng người một, nhưng Ngài đã dựng nên nguyên tổ loài người là A-đam và E-va rồi trao cho hai ông bà và con cháu qua các thế hệ, cộng tác với Ngài sinh thêm những người con khác, nhờ đó, nhân loại được sinh sôi phát triển khắp địa cầu.
Trong công cuộc cứu chuộc loài người cũng thế, Chúa Giê-su không tự mình đảm đương mọi việc, nhưng Ngài đã trao cho các Tông đồ, các môn đệ cùng hợp tác chặt chẽ với Ngài trong sứ mạng hệ trọng nầy.
Bài Tin mừng hôm nay cho thấy việc ra đi rao giảng, chữa bệnh, trừ quỷ, kêu gọi người ta ăn năn sám hối[1]… vốn là việc của Chúa Giê-su, thế mà Ngài lại trao cho 12 môn đệ lên đường làm công việc đó.
Sau nầy, Ngài còn sai Nhóm Bảy Mươi Hai môn đệ lên đường tiếp nối sứ mạng cao cả nầy[2].
Và trước khi về trời, Chúa Giê-su trao cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta sứ mạng rao giảng Tin mừng khắp nơi.
Từ ngày lãnh Bí tích Thánh tẩy (Rửa tội), chúng ta được trở nên chi thể, trở nên bàn tay của Chúa Giê-su như Hội thánh dạy: “Bí tích Thánh tẩy làm cho ta trở thành chi thể Chúa Giê-su.”
Vì được trở nên chi thể Chúa Giê-su, chúng ta được thông dự vào vai trò ngôn sứ, tức là vai trò rao giảng của Chúa Giê-su cũng như vai trò tư tế và phục vụ của Ngài.
Là ngôn sứ của Chúa Giê-su, nghĩa là người rao giảng lời Chúa, chúng ta phải tích cực tham gia vào sứ mạng này mà không được thoái thác với bất cứ lý do gì.
Giúp cho bao người chung quanh hiểu biết và yêu mến Chúa là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Chúng ta không thể trông chờ Chúa Giê-su xuống thế làm người lần thứ hai để loan Tin mừng cho họ, điều đó không cần thiết vì đã có chúng ta là môi miệng của Chúa rồi, chúng ta phải mở miệng ra mà loan báo.
Sáng hôm kia thức dậy, ông Năm kinh hoàng tột độ khi phát hiện ra rằng mình bị cấm khẩu, không nói được lời nào. Dù cố gắng nói đôi lời với vợ con, nhưng ông cứ ú a, ú ớ… mãi mà không thốt nên lời. Ông vô cùng bực bội, rất đỗi buồn phiền và đau khổ vô cùng vì không ngờ mình trở nên câm đặc.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng truyền lệnh cho chúng ta là miệng lưỡi của Ngài hãy mở ra để loan Tin mừng, để giới thiệu cho bao người nhận biết và yêu mến Chúa…  nhưng chúng ta vẫn im hơi lặng tiếng. Ngài thúc giục hoài, Ngài khuyến dụ đủ cách… nhưng chúng ta là môi miệng của ngài vẫn câm nín, vẫn lặng im. Vì thế, Ngài bực bội biết dường nào, buồn phiền, đau khổ biết bao !
Lạy Chúa Giê-su,
Bí tích Thánh tẩy đã biến chúng con thành chi thể của Chúa, làm cho chúng con trở thành miệng lưỡi của Chúa và điều Chúa mong muốn nhất là chúng con phải mở lời giới thiệu Chúa cho mọi người không trừ ai.
Xin cho chúng con đừng thoái thác trách nhiệm của mình để khỏi làm cho Chúa đau lòng vì không nói được điều Chúa muốn nói với những người chung quanh chúng con. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

[1] Mc 6,12-13
[2] Lc 10, 1-12
================
Suy niệm 4
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cho biết Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo”. Tin Mừng tuần này kể tiếp: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Người và để Người sai họ đi rao giảng với quyền trừ quỷ”. Như vậy, Nhóm Mười Hai đã ở với Chúa từ đầu. Sách Tin Mừng không cho ta biết thời gian bao lâu. Sau một thời gian, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ về quê Nadaret, cho họ chứng kiến thân nhân, người “đồng hương” đối xử với Người như thế nào; Người đã nói cho họ biết thực tế phũ phàng trong thân phận ngôn sứ. Rời Nadaret, Người tiếp tục đi các làng chung quanh mà rao giảng, không để “kinh nghiệm Nadaret” tác động trên đường sứ mạng của mình. Bây giờ, Người bắt đầu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
Ta có thể thắc mắc, sao Người không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục? Tại sao lại chờ gáo nước lạnh của làng quê Nadaret rồi mới sai các ông đi?
Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng, như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Ngôn sứ Isaia được sai đi …nói với đá (x.Is 6,1-10); ngôn sứ Giêrêmia được sai đi để “nên cột sắt thành đồng chống lại cả xứ” (x. Gr 1,18-19). Ra đi là vì được sai đi, chứ không phải vì mong được đón tiếp, được hoan hô, được công kênh lên như siêu sao bóng đá sau khi đoạt cúp. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
1. Các Tông đồ lên đường với hành trang 3 không và 2 có.
Ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc. Hành trình như vậy là đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không "mọc rễ" bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Hai có: cây gậy và đôi dép.Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ. Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân.Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
Đây quả là một gói hành trang dị thường, một lời khuyên nghịch lý, trái với suy nghĩ khôn ngoan tự nhiên của con người mọi thời.Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Vì thế, các Tông đồ luôn sống tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa.
Chúa Giêsu cũng trao cho các môn đệ những quyền năng Ngài có: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Đó là hành trang quan trọng hàng đầu. Mọi hành trang khác chỉ là phụ thuộc: một chiếc áo đang mặc, một cây gậy và đôi dép khi đi đường.
Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn, nhất là biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ Ngài (x.Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ hết sức sống động và lôi cuốn người khác theo mình.
2. Hành trang của người Tông đồ là sự gắn bó mật thiết với Chúa
Các Tông đồ đã được ở với Chúa. Các ông đã nghe lời Chúa dạy. Các ông đã chứng kiến các việc Chúa làm. Biết bao nhiêu bài học các ông đã ghi tâm khắc cốt. Bài học về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Bài học về sự từ bỏ hy sinh, về các nhân đức...các ông đã được Chúa Giêsu đào tạo, huấn luyến, uốn nắn và giáo dục. Được gần gũi với Chúa Giêsu, các ông đã học hỏi nơi Ngài rất nhiều điều từ đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng.Đó là những hành trang quý báu Chúa trao cho các ngài. Bây giờ, trước lúc lên đường, Chúa muốn các ngài cần có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng hay của cải vật chất. Của cải có thể là vật cản cho người môn đệ trong hành trình truyền giáo. Cho nên, khi không dính bén tới của cải vật chất, người Tông đồ thảnh thơi hơn để lo việc rao giảng Tin mừng. 
Với những hành trang ấy,các Tông đồ lên đường thực hành sứ vụ. Thánh Maccô cho biết, các ông đã “trừ được nhiều quỷ và chữa lành được nhiều bệnh nhân”.
3. Mỗi Kitô hữu đều được chọn để sai đi.
Ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều hướng đến chủ đề: ơn gọi sai đi. Thiên Chúa chọn để sai đi. Ngôn sứ Amos được gọi và sai đi để nói tiên tri khuyến cáo những dân tội lỗi bất trung (Bài đọc 1). Nhóm Mười Hai được gọi để sai đi loan báo tin mừng, kêu gọi mọi người sám hối. Chúa gọi để người được gọi ở với Chúa và sai họ đi loan báo ý định yêu thương cứu độ. Ở với Chúa là đón nhận sự sốngvà ân sủng Chúa ban tặng. Ở với Chúa để nên thánh thiện và tinh tuyền. Ở với Chúa là để nên nghĩa tử yếu dấu của Ngài (Bài đọc 2). Ở với Chúa để được Ngài sai đi.
Chúa trao cho các Tông đồ những hành trang thực sự cần thiết, hữu ích cho sứ vụ, và sai đi vào môi trường thực tế. Mỗi Kitô hữu đều là môn đệ của Chúa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi vào chính môi trường mình đang sống để trở nên muối men ướp cho mặn đời, để nên ánh sáng cho thế gian. Tất cả cuộc sống phải thấm nhuần tinh thần phúc âm. 
Người môn đệ ở mọi nơi mọi thời vẫn được Chúa và Giáo Hội sai đi. Người môn đệ hôm nay có thể ra đi với cung cách hơn xưa là mang theo nhiều vật dụng, có nhiều phương tiện, nhưng cốt lõi vẫn là hành trang đơn sơ, phục vụ, sống công chính để rao giảng và giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân.
Sống đơn sơ:Vượt thắng những cám dỗ tiện nghi vật chất với ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc;để có thể sống đơn sơ, thanh thoát nhẹ nhàng. Nhờ đó, người Tông Đồ mới có thể dấn thân cho sứ vụ đạt kết quả hữu hiệu. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24).Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nhắc nhở các mục tử: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”.
Sống phục vụ: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” Không theo ý riêng, không đòi hỏi được phục vụ mà hoàn toàn vâng theo Thánh ý Chúa, bằng lòng với môi trường đang sống, chấp nhận mọi thách đố, khó khăn, chu toàn bổn phận. Người được sai đi là để là phục vụ chứ không phải để được phục vụ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34-35)
Sống công chính:Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Không bao giờ thỏa hiệp với sự dữ với thế gian và không đối thoại với ma quỷ. Tông Đồ luôn khẳng định là chứng nhân đích thực của Đức Kitô.Thánh Phaolô lấy làm hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6, 14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa. Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An

=================
Suy niệm 5
Được chọn làm con để trở nên tinh tuyền thánh thiện
(Mc 6, 7 - 13)

Thể theo lời thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô chương 1, 3-6, chúng ta thấy được ơn lớn nhất mà Thiên Chúa dành cho chúng ta là ơn gọi làm con Chúa, tức làm thánh.
Câu hỏi được đặt ra là Chúa chọn chúng ta khi nào ?
Thưa: Chúa không chọn chúng ta làm con Chúa ngày hôm qua, hay hai ngàn năm trước, nhưng là, “trước khi tạo dựng thế gian”. Thiên Chúa biết rằng trong thế kỷ này có một người là tôi, mà Ngài đã nhận làm con. Trước khi tạo thành thế gian, Chúa đã chọn tôi, và việc tôi nay là người tốt hay xấu không thành vấn đề. Chúa không để ý xem tôi có xứng đáng không. Thật ra, chẳng ai trong chúng ta xứng đáng được chọn làm con Chúa.
Ðáng lẽ mọi người chúng ta đều phải gánh chịu sự chết khi tổ tông loài người phạm tội. Nhưng Chúa không đành, mà lại cho chúng ta trở thành con Chúa do ân sủng: “Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,5). Được làm con Chúa, chúng ta có một người Cha hằng chăm sóc, lo lắng và có quyền năng giải quyết mọi khó khăn của chúng ta. Ðiều quan trọng là chúng ta phải biết nhìn vấn đề theo con mắt đức tin, để thấy được những ơn cao trọng. Ðược Thiên Chúa nhận làm con, chúng ta có được quyền lợi cũng như trách nhiệm của người con trong gia đình Thiên Chúa. Chúng ta được quyền gọi Thiên Chúa là Cha, Abba – Cha ơi và được thừa hưởng tất cả những ơn từ Cha. Khi linh hồn lìa khỏi thể xác, chúng ta sẽ được về nhà Cha, vì là con của Ngài. Không những có người cha trên Trời, chúng ta con có anh chị em trong Hội Thánh, vì mọi người đều là con Thiên Chúa. Người ngồi cạnh chúng ta hôm nay là anh chị em của chúng ta vì có cùng một Cha trên Trời.
Chúa chọn chúng ta để làm gì ?
Thưa, “để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 1, 4). Chữ “Thánh” có nghĩa là “tách riêng ra.” Trong thời Cựu Ước, đền thánh là nơi được giành riêng để thờ phượng Chúa; thầy tế lễ là người được tách biệt ra để lo việc thờ phượng Chúa. Cũng vậy, Chúa chọn chúng ta làm con, và tách biệt chúng ta để chúng ta thuộc về Ngài.
Ngài làm cho chúng ta nên thánh. Đúng như vậy, vì khi nhìn tôi, Thiên Chúa không còn thấy những tội lỗi của tôi nữa. Dòng máu cứu chuộc của Chúa Giêsu đã tẩy sạch tội tôi, để tôi trở nên tinh tuyền trước nhan thánh Chúa. “Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài” (Ep 1, 4).
Bài học về chức phận làm con 
Chúng ta học được gì qua những điều Phaolô nói ở đây?  
Thứ nhất, chúng ta phải sống xứng đáng với chức phận làm con Chúa. Ðời sống chúng ta phải phản ảnh được địa vị cao trọng này. Chúng ta phải càng ngày càng giống Chúa hơn.
Thứ hai, hãy vững tin vào địa vị làm con Chúa. Chúa chọn chúng ta không dựa vào những việc làm tốt chúng ta làm, để có thể “từ” chúng ta nếu chúng ta phạm tội. Nói như thế cũng không có nghĩa là chúng ta giờ đây cứ tha hồ phạm tội. Bị giam hãm trong xác thịt này, chúng ta sẽ còn phạm tội; và nếu lỡ lầm phạm tội, đừng vì thế mà đánh mất niềm tin, nghĩ rằng Chúa không còn yêu mình nữa. Chúa sẽ gìn giữ chúng ta cho đến giây phút cuối cùng.
Thứ ba, chúng ta phải khiêm nhường, vì Chúa chọn chúng ta không dựa vào công trạng chúng ta. Ngài không chọn chúng ta vì chúng ta giàu sang, hay nghèo đói, học cao hay thấp. Ngài chọn chúng ta trước khi chúng ta có thể làm một điều lành nhỏ.
Hãy đi rao giảng Tin Mừng làm chứng về Chúa
Là con, chúng ta phải làm chứng về Cha của mình với mọi người. Nhiều người cho rằng, nếu Chúa đã chọn từ lâu, thì chúng ta không cần làm chứng cho ai nữa! Nhưng nếu không có ai nói về Cha thì làm sao người khác tin được ? Chúa đã chọn họ, nhưng Chúa cũng đã chọn chúng ta để nói với họ về Ngài. Nếu có một người chịu nghe lời chứng của chúng ta, ấy là Chúa đã chọn người đó để nghe chúng ta, và đã chọn chúng ta để đem Tin Mừng đến với họ. Khi chia sẻ niềm tin với một người, chúng ta phải biết rằng đằng sau khả năng yếu kém, lời nói vụng về của chúng ta là sự chọn lựa của Thiên Chúa. Chúng ta không đánh trận bằng xác thịt, dựa vào khả năng riêng của mình, nhưng dựa vào sự chọn lựa của Chúa đã có sẵn từ trước.
Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức được ơn gọi làm con Chúa thì phải làm chứng cho Chúa bằng lời nói cũng như việc làm trong đời sống hằng ngày của chúng con. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

=================
Suy niệm 6
SỨ GIẢ NIỀM HOAN LẠC

Nhìn lại thời khắc được thụ phong chức linh mục hay thời gian được khấn trọn, chắc hẳn ai trong chúng ta đều cảm nghiệm sự bất toàn, không xứng đáng của bản thân trước ơn cao cả, nhưng không của Thiên Chúa. Hơn nữa, anh chị giáo dân, gia đình, bạn bè còn trầm trồ khen tặng hết lời, và ra công cầu nguyện liên lỉ cho ứng viên luôn được trung tín với ơn gọi-sứ mạng thánh hiến.
Tuy vậy, quả thật Thiên Chúa không chỉ mời gọi một số người ‘đi làm vườn nho truyền giáo cho Ngài’ mà thôi, nhưng Ngài còn kêu mời mọi người – những người mang danh Ki-tô hữu, được lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy – dấn thân lên đường, ra đi trở nên sứ giả của Niềm hoan lạc, của sự bình an đã được Thiên Chúa ban tặng, như thánh Phao-lô xác tín trong thư gửi giáo đoàn Ê-phê-sô “...Đng đã chúc lành cho chúng ta bng mi phúc lành thiêng liêng trên tri, trong Đc Kitô. Như Ngài đã chn chúng ta trong Ngưi trưc khi to dng thế gian, đ chúng ta đưc nên thánh thin và tinh tuyn trưc mt Ngài trong tình yêu thương” (Ep 1, 4). Với lòng cảm tạ ơn Chúa sâu xa, và quyết tâm trở nên sứ giả của Người, chúng ta nên có ít nhất ba tâm tình: Tín thác, Đơn sơ, và Trung thành (TĐT) được rút ra từ đoạn Phúc Âm ngày hôm nay (x. Mc 6, 7-13)
Đầu tiên, tâm tình Tín thác được diễn tả rõ rệt qua đời sống đức tin, niềm cậy trông, lòng phó thác vào Chúa, và vào chương trình của Người, “…không mang lương thc, túi tin, hai áo, mang b” (x. Mc 6, 8-9). Nhưng thử hỏi: Sao Chúa lại quá khắt khe như vậy? Những thứ này không mang theo thì làm sao mà sống, làm sao mà an tâm để chia sẻ niềm vui được? Dĩ nhiên, những gì cần thiết cho cuộc sống của con người thì không thể thiếu; nhưng dù có như vậy đi nữa, người hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa thì cho dẫu một lời than phiền, ỉ ôi hay trách móc cũng không đọng lại trên môi miệng họ. Người mà biết cậy trông, tín thác hoàn toàn vào Chúa thì chẳng bao giờ bồn chồn, lo lắng quá mức như câu danh ngôn này chỉ ra: ‘Nếu đã tin tưởng thì không lo âu, than phiền; nhưng nếu lo âu, phiền muộn thì không thể tin tưởng vào ai’. Mặc khác, người sứ giả có tâm tình Tín thác, biết phân định những gì cần thiết, không thể thiếu với những gì mình muốn sở hữu nhưng chưa hẳn là cần kiếp! Là con người, chúng ta có vô vàn ước vọng ‘bất thành văn’ và mong muốn ‘miễn bàn luận’! Vì thế, để rõ ràng nhận ra điều này, chúng ta phải chìm sâu trong đời sống thân mật với Chúa, và qua tâm tình cầu nguyện, phó dâng, Người sẽ gạn đục khơi trong tâm hồn, ước vọng chồng chéo, chất chồng nơi cùng lòng sâu thẳm của ta.
Thứ đến, người sứ giả Tin mừng phải mặc lấy tâm tình Đơn sơ, chân thành, giản dị khi ra đi rao truyền, sống chứng tá, “…đi dép…đến đâu các con vào nhà nào thì li nhà đó cho đến khi ra đi” (x. Mc 6, 9-10). Ở đây, chúng ta không nên nhìn theo nghĩa từ ngữ mà so sánh như: thời nay, các Dì, các Thầy, các Cha, v.v… toàn là mang giày thời trang, giày cao cấp, hàng đắt tiền, chứ chẳng thấy họ ‘mang dép’!? Hình ảnh ‘đi dép’ này lột tả sự giản dị, lối sống giản đơn, không cầu kỳ, yêu sách, đòi hỏi được trả công. Và khi đi rao truyền, thăm viếng tha nhân thì hãy ân cần, chăm chú gia cảnh, trạng huống, môi trường sống, v.v… của họ, chứ không ‘đứng đồng xanh này, mà trông bên đồng xanh rì kia’, vì “nhng ai lãnh nhn nhưng không, thì hãy cho nhưng không” (x. Mt 10, 8)
Sau cùng, tâm tình Trung thành được diễn tả qua việc đáp trả lời mời gọi, ghi khắc lời dạy, và rao truyền sứ điệp Chúa trao. Là người sứ giả Tin Mừng, không ai trong chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của việc đào sâu, trải nghiệm, nếm mùi vị của Tin Mừng. Và khi gặp gỡ Chúa, đọc Kinh Thánh, chúng ta biết để Lời Chúa biến đổi con người yếu đuối, mỏng dòn của ta; chứ đừng chỉ lấy thông tin để loan truyền, hay uốn nắn Lời Chúa theo ý riêng ta! Hơn nữa, lòng trung thành với sứ điệp loan truyền này đòi hỏi sứ giả của Niềm Vui khắc ghi, sống trọn cốt lõi của lời mời gọi “rao ging s thng hi, tr qu, xc du bnh nhân” (x. Mc 6, 12-13), nghĩa là trở nên sứ giả của niềm hoan lạc, bình an, an ủi đích thực từ chính Chúa. Trong bậc sống thánh hiến, đời sống hôn nhân gia đình, nhiều lần chúng ta trở nên sứ giả của sự ganh ghét, thay vì trở nên sứ giả của lòng yêu thương; nhiều lần chúng ta trở nên sứ giả của tin buồn, thay vì tin mừng vui; nhiều lần chúng ta trở nên sứ giả của sự hiềm tị, ganh đua, thay vì xây dựng tình hiệp nhất, đỡ nâng; nhiều lần chúng ta trở nên sứ giả của sự chia rẽ, bất an, thay vì vun trồng tình huynh đệ, mang lại sự bình an, v.v…
Để kết thúc bài chia sẻ này, con kính mời tất cả quý cộng đoàn cùng con dâng lên Chúa lời nguyện ước chân thành sau: (Ra Đi Rao Truyn, thơ Lm. Xuân Hy Vọng)
Chúa mời con lên đường san sẻ
Đáp lời Người, nhanh nhẹn bước đi
Đơn sơ, chân thành, con phó thác
Giữ trọn câu thề, mãi sắt son.
 
Bình an cõi lòng con xin nhận
Nung nấu tâm hồn người khắc ghi
Trần đời này chỉ tựa bóng câu
Vùn vụt trôi, tháng ngày xa vắng.
 
Ra đi gieo rắc lòng hoan hỉ
Người người tề tựu ngợi khen Cha
Tâm hồn ngập tràn bao hạnh phúc
Lòng thành này, ngàn lời tán dương.
 
Chặng đường dài dẫu ngàn nguy khó
Chúa cùng con nên chẳng ngại chi
Vai mang thập tự, lòng suy gẫm
Triều thiên vinh phúc lấp lánh chào.

Lm. Xuân Hy Vọng 

================
Suy niệm 7

ĐT NIM XÁC TÍN VÀO ĐNG HNG TRUNG TÍN VÀ YÊU THƯƠNG CHÚNG TA 

Quý ông bà, anh chem rt thân mến! Hôm nay, Giáo hi mi gi mi ngưi chúng ta nhớ li giao ưc đưc Thiên Chúa ký kết vi chúng ta trong Máu Đc Ki-tô. Giao ưc mi này đưc din tả mt cách tuyt diu và cụ thể nht qua bí tích Tình yêu, bí tích Thánh thể mà chúng ta đưc tham dự mi ngày. Hơn na, nơi giao ưc mi này, chúng ta đưc múc ly ân sng di dào từ ngun thánh ân vô biên và ưc mong sao đi sng đc tin ca mi ngưi ngày càng trưng thành, kiên đnh vào Đng hng trung tín, yêu thương chúng ta vô b bến.
Tht ra, chúng ta chng phi là ngưi chn Thiên Chúa, yêu Ngài và đt hết nim tin nơi Ngài trưc tiên; ngưc li, chính Thiên Chúa đã đi bưc trưc, Ngài yêu thương, tin tưng vào chúng ta và mi gi chúng ta thông phn vào sứ mng loan truyn Tin mng cho mi dân nưc. Lòng thành tín này đưc din tả tht hùng hn qua gương chng tá ca tiên tri A-mt trong bài đc I. Dưi thi vua Giê-rô-bô-am đệ nh (k. 786-746 TCN), Thiên Chúa sai mt ngưi chăn chiên thành Tê-kô-a ti Giu-đê-a tên là A-mt (theo tiếng Híp-ri, A-mt có nghĩa là “vô danh”) đến cùng dân Is-ra-en, nhc nhở họ hãy sng vâng phc, thc thi giao ưc đã ký kết vi Thiên Chúa. Mc dù, A-mt đơn thun là mt kẻ chăn nuôi súc vt và chăm sóc cây sung; A-mt cũng chng phi là mt tiên tri “chuyên nghip” theo đúng nghĩa ngôn s; mà A-mt đơn gin chỉ là mt ngưi vô danh, tiu tt; nhưng Thiên Chúa đã để mt ti ông, yêu thương ông, đt nim tin nơi ông và mi gi ông trở nên “sứ gi” ca Ngài. Và để đáp li lòng thành tín vô biên y, A-mt đã vâng phc, tín thác vào Thiên Chúa, ra đi thc hin sứ vụ ngôn s, nhn nhủ dân Is-ra-en li cam kết đã đưc ghi tc trong tâm khm h, đó là: Thiên Chúa - Đng tín trung và công bình.
Hơn na, lòng từ bi ca Thiên Chúa vưt trên sự chờ mong ca con ngưi, thm chí vưt tri hơn đc công bình ca Ngài. Chính vì lòng nhân ái, yêu thương nhân loi không thể din tả hết bng ngôn t, mà thánh Phao-lô đã vn dng nét đc trưng ngi ca ca thánh thi mà tán tng Thiên Chúa qua dòng lch scu độ nhân loi (x.Ep 1,3-14): Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa đã to dng nên ta,
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa ha ban Đng Cu Thế
              hu gii thoát con ngưi đm chìm trong vòng ti li, nô lệ ca sự chết;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa rng lòng từ bi
            đón nhn và cho ta làm con cái ca Ngài;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa tha thứ ti li chúng ta;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa ban cho ta ân sng, sự khôn ngoan
            hu biết thiên ý và kế hoch yêu thương ca Ngài trong Đc Ki-tô;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa quy tụ mi loài
i quyn thủ lãnh ca Đc Ki-tô, qua sứ vụ ca Mẹ Giáo Hi;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa loan báo Tin Mng cu độ cho muôn dân;
            Vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa ban Thánh Thn xung
            ngõ hu chúng ta đưc sng trong ân tín vi Ngài;
            Và vì yêu thương nhân loi, Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta mi ngày cho đến tn thế.
Qua hình nh tiên tri A-mt và li ngi khen Thiên Chúa mà thánh Phao-lô mi gi giáo đoàn Ê-phê-sô cùng vi thánh nhân chung li tán tng Đng hng trung tín, công bình và hết mc yêu thương nhân loi. Hơn hết, lòng thành tín này đưc din tả cụ th trong bài Phúc Âm hôm nay. Đc Giê-su gi Mưi hai Tông đ, và sai tng hai ngưi mt ra đi rao truyn nưc Thiên Chúa, gii thiu khuôn mt yêu thương ca Thiên Chúa, chương trình cu độ ca Ngài cho mi loài thụ to khp cùng bờ cõi trái đt. Mưi hai Tông Đồ đưc mi gi, đưc chn, đưc Đc Giê-su đt nim tin và đưc sai đi tiếp tc sứ v“sứ gi”, sứ vụ “môn đ”. Vì vy, bưc theo chân Giê-su, ging như các Tông đ, mi ngưi trong chúng ta đưc Ngưi căn dn chớ lo lng nhiu sự trn đi, xao xuyến vi cuc sng bon chen tng ngày. Chớ mang nhiu thứ mà quên đi phn ct yếu ca sứ mng làm ngưi môn đệ ca Thiên Chúa, đó là: đt hết nim tin tưng nơi Ngài  —  Đng luôn luôn thành tín, trung tín vi sứ vụ loan truyn Tin mng Cu đ, sng trong bình an ca Thiên Chúa và sn sàng chia san bình an y cho hết mi ngưi, mi dân nưc.
Để kết thúc bài chia sẻ này, con xin kể mt câu chuyn thc sự đã xy ra ti thành phố Ta-gay-tay, nưc Phi-lut-tân. Đưc biết dòng họ ca quý bà này rt đưc kính n, và được trng vng từ thi Nht Hoàng đô hộ Phi-lut-tân, kể cả đến bây gi. Đưc biết quý bà này hết mc lo cho công cuc truyn giáo, đc bit cho trẻ mồ côi và các bà góa ba. Khi bà nhn đưc tin từ Đc Giám Mc Giáo Phn I-mus (hiện tại là Hồng Y, Chủ tịch Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc) hoan nghênh đón tiếp các sơ dòng Nữ Tử Bác Ái Truyn Giáo (dòng do Thánh Tê-rê-sa Cal-cu-ta sáng lp) đến giáo phn làm vic và các sơ đang tìm cơ sở để có thể phc vụ, hu đóng góp vào công cuc xây dng Giáo hi nói chung và giáo phn I-mus nói riêng; bà đã không ngn ngi dâng hiến hết gia sn, đt đai cho quý sơ dòng Nữ Tử Bác Ái Truyn Giáo, không kèm theo điu kin nào c. Còn phn bà, bà chỉ giữ li cho mình mt phòng nhỏ để sinh hot như bao nhiêu nữ tu khác. Thưa quý cng đoàn, khi đưc nghe câu chuyn này, chúng ta có thể đng ý vi nhau rng: tht không dễ dàng chút nào để đi đến mt quyết đnh táo bo như vy.  Nhưng thiết nghĩ, quý bà này đã cm nghim đưc lòng thành tín, tin tưng và yêu thương ca Thiên Chúa trong đi sng thưng nht. Và chính vì thế, bà đã không ngn ngi dâng hiến tt cả cho công cuc truyn giáo; bà đã đt hết nim thành tín vào Đng hng yêu thương, đng hành vi bà. Trong sự trung tin y, bà đã sn sàng đáp lại li mi gi ca Thiên Chúa, là: hãy trở nên môn đệ tín thác vào Ngài, trở nên sứ giả ca Đng yêu thương và khí cụ bình an cho hết mi ngưi, đc bit nhng ai đang tri qua vi muôn vàn bt an trong cuc sng ngày nay.

Lm. Xuân Hy Vọng

================
Suy niệm 8
 
Đi rao giảng Tin Mừng
Am 7,12-15; Ep 1,3-14; Mc 6, 7-13

Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai, sai đi từng hai người một và chỉ thị rằng: “không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng;  được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ. Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6, 8-13).
Thầy chỉ thị cho các ông đi rao giảng, chỉ kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Nội dung không có bài vở soạn sẵn, không được tập luyện cách truyền đạt, làm sao để thu hút đám đông, nghe không dễ thực hiện. Thầy dạy vào nhà nào thì cứ ở đó cho đến lúc ra đi. Nhà nào không đón tiếp và nghe lời thì rũ bụi chân lại... Nếu ngày nay mà chúng con đi rao giảng như vậy liệu có kết quả? Người môn đệ không mang bao bị, tiền đồng giắt lưng, thể hiện tinh thần khó nghèo, thanh thoát, không lệ thuộc vào của cải vật chất, nhưng một niềm phó thác cậy trông sự trợ giúp của Chúa, để thực thi sứ mạng được trao phó.
Khi Đức Giêsu đến trần gian thì Người thiết lập Vương Quốc Tình Yêu, là Nước Trời ngay tại trần gian này. Chúng con có bổn phận mau mắn làm cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, làm cho Nước Trời được viên mãn ngay trong đời sống hiện tại. Nước Trời là chính Chúa, Chúa đã đến gần, sát ngay bên. Nhưng còn tùy thuộc vào lòng con người, có mở lòng đón nhận hay không. Việc rao giảng không phải chỉ bằng lời, nhưng bằng đời sống. Một đời sống đạo hạnh, yêu thương tha nhân, luôn đem niềm vui và hy vọng đến cho người khác, là phản chiếu một tâm hồn luôn có Chúa ở cùng. Nước Trời hiện diện ngay giữa thế trần và trong tâm hồn có Chúa ở cùng.
Lạy Chúa! dù là ai mỗi người trong chúng con cũng được Chúa kêu gọi thi hành sứ mệnh với Chúa, tuy mỗi người một ơn gọi khác nhau: người thì được gọi trong đời sống tu trì, người thì sống độc thân hay bậc hôn nhân giữa đời để làm chứng nhân. Có lãnh nhận là có phân phát, vì con đã được lãnh nhận nhưng không, xin cho con cũng biết cho đi nhưng không, sẵn sàng phân phát tất cả. Ước gì qua cuộc sống của con mà người khác được đón nhận tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết quý trọng sự tín nhiệm của Chúa mà luôn kết hợp cộng tác với Chúa, để Chúa thực hiện sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong mỗi chúng con cách hiệu quả nhất. Amen.

Én Nhỏ

Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log