Thứ sáu, 24/01/2025

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 17 Thường niên năm B

Cập nhật lúc 10:45 25/07/2024
Suy niệm 1
NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ
Ga 6, 1-15
Chúa Giêsu đã từng phán: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Nhưng qua việc hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn, Ngài cũng muốn công bố rằng: Người ta sống không nguyên bởi Lời Chúa, mà còn sống bởi bánh nữa. Điều này không ngược với điều trên nhưng bổ sung cho nhau, và rất đúng cho hoàn cảnh thực tế trước mắt. Con người không chỉ là tinh thần cũng không chỉ là thể chất, mà là cả hai. Chúa Giêsu quan tâm tới con người toàn diện, không duy tâm cũng không duy vật, mà “duy” nơi Thiên Chúa để con người được sống và sống dồi dào.
Sứ mạng của Chúa Giêsu là nhằm cứu vớt nhân loại tội lỗi, nhưng điều đó có nghĩa gì khi con người phải đói khát, phải sống trong cùng khổ mà không được cứu giúp. Thật ra, trường hợp của dân chúng ở đây chẳng đến nỗi nào, cho họ ra về cũng chẳng sao, nhưng Chúa Giêsu lại nhạy cảm đối với niềm vui và nỗi khổ của con người. Tình thương sâu xa từ trái tim nhân lành đòi Ngài phải hành động ở mức độ cao nhất.
Thế nhưng để cho năm ngàn người một bữa ăn nơi hoang địa thì các môn đệ đành bó tay, không thể kham nổi: “Chúng ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”. Cũng may có em bé dâng tặng năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!”. Nhưng khi con người bất lực thì Thiên Chúa lại ra tay. Từ sự dâng trao tuy nhỏ bé nhưng là tất cả tấm lòng, Chúa Giêsu đã cho dân chúng một bữa ăn no nê.
Chúng ta thấy hết mọi hoạt động của Chúa Giêsu tập trung vào những con người cụ thể, chứ không nơi đền thờ hay hội đường. Cứ mở sách Phúc Âm ra, lúc nào ta cũng thấy Ngài ở ngoài đường, đang tiếp xúc, đang gặp gỡ, đang cứu giúp, đang phục vụ... Lo cho người ta về thể chất chính là cách biểu lộ tình thương cụ thể nhất. Tiêu chuẩn ngày phán xét cũng chỉ là thể hiện tình yêu thương: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cứu giúp kẻ đau yếu, tật nguyền, thăm viếng kẻ tù đày.
Chúa Giêsu thương người nghèo đến nỗi Ngài nói với người thanh niên: Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời…” (Mc 10, 21). Đúng là ta còn phải lo cho những người thân của mình, còn những bổn phận và trách nhiệm khác nữa, nhưng nhớ rằng đó không phải là những khuôn đúc cứng ngắc, phiến diện, làm tê liệt đời sống tinh thần. Sống phẩm chất cao nhất của đời Kitô hữu là sống dưới tác động của Thánh Thần, Đấng luôn khai mở sự sống và tình yêu trong ta trước những nghịch cảnh của tha nhân.
Không thể nhắm mắt làm ngơ trước bao người đang lâm vào cảnh túng thiếu và đói rách xung quanh ta. Chúng ta không thể chỉ lo êm ấm cho gia đình mình hay chỉ lo trang hoàng nhà cửa mình, trong khi những người bên cạnh không có cơm ăn, thuốc uống, chết dần mòn trong cô đơn, bệnh tật và thất vọng. Làm như vậy ta cũng không hơn gì người phú hộ đối xử với người nghèo Ladarô. Hay như thầy tư tế và thầy Lêvi thấy một người anh em mình bị trấn lột trên đường Giêrikhô, nằm dở sống dở chết bên đường, thế mà bỏ mặc không cứu giúp.   
Cũng vậy, chúng ta không thể yên tâm ngồi đó xây cất những công trình nguy nga tráng lệ cho Giáo hội, đang khi đa số dân chúng còn đang sống trong cảnh cơ cầu. Giáo hội không tự xưng mình là Giáo hội của người nghèo đó sao? Mà Giáo hội là ai đây nếu không phải là chúng ta? Dĩ nhiên, Giáo hội không làm công việc của xã hội, không giải quyết vấn đề dân sinh, vì thuộc quyền hạn của những người lãnh đạo đất nước, nhưng “không thể tách rời việc thờ phượng Thiên Chúa với việc chăm sóc người yếu kém, nghèo hèn. (FABC s. 41§2)
Chúa đâu chỉ ở trong nhà thờ, nhưng còn nơi những người nghèo khó. Ta dễ quên điều đó, cũng như thầy Tư tế và Lêvi chỉ lo tới Đền thờ dâng lễ mà bất chấp sự sống của người anh em mình trên đường Giêricô. Của lễ trong Đền thờ có nghĩa lý gì khi lòng nhân đã mất đi. Thiên Chúa “muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ.” (Hs 6,6; Mt 9,13). Chúng ta cần có lòng yêu mến con người như Chúa Giêsu, cần đặc biệt quan tâm đến những anh chị em nghèo nàn bé mọn, nhưng trước hết, cần một lòng quảng đại như em bé để chia sẻ những gì mình có.
Cuộc sống không sợ thiếu lương thực, chỉ sợ thiếu những con người không mở lòng chia sẻ. Thế giới không sợ thiếu hoà bình, chỉ sợ thiếu những người xây dựng hoà bình. Nhân loại không sợ thiếu công lý, chỉ sợ con người không thực thi công lý. Là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta phải là những người tiên phong mở lòng chia sẻ, xây dựng hòa bình, thực thi công lý. Chỉ như thế, chúng ta mới xứng xứng đáng là Kitô hữu.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa chính là niềm vui ơn cứu độ,
Đấng đem lại hạnh phúc cho con người,
cho cuộc đời được đổi mới đẹp tươi,
cho cuộc sống muôn nơi ánh sáng ngời.

Chúa không chỉ hy sinh sống nghèo khó,
mà còn sống cho những kẻ khó nghèo,
Chúa không chỉ lo rao giảng Nước Trời,
mà còn cứu chữa cho người bệnh tật,
không chỉ canh tân đời sống tinh thần,
mà còn đem ơn lành cho xác thân.

Trái tim Chúa đã động lòng trắc ẩn,
thấy đám dân đang bụng đói theo Ngài,
với năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ,
Chúa đã biến ra cho họ bữa ăn no.

Phép lạ đã xảy ra nhờ lòng quảng đại,
với sự góp phần đem lại của con người,
mặc dù Chúa quyền phép làm được tất cả,
nhưng kết quả là sự cộng tác của con.

Hôm nay còn biết bao người nghèo đói,
đang lầm than vất vưởng giữa chợ đời,
có chủ trương phải xóa đói giảm nghèo,
nhưng rồi chẳng mấy ai dám sống theo.

Kẻ giàu có càng đầu cơ tích trữ,
mặc ai chết cứ cất giữ cho mình,
nạn tham nhũng càng gây thêm đói khát,
cũng vì sự bạc ác của thế nhân.

Xin cho con cứ mở lòng chia sẻ,
để Chúa lại làm nên việc lạ lùng,
hầu cứu giúp những ai còn nghèo túng,
được mừng vui giữa những lúc cơ cùng. Amen.

Lm. Thái Nguyên
===============
Suy niệm 2
GẮN BÓ VỚI CỦA CẢI MUÔN ĐỜI TỒN TẠI

Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần 17 Thường Niên, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa là sức mạnh và là niềm trông cậy của chúng ta, không có Chúa, chẳng có chi vững bền, chẳng có chi thánh thiện. Xin Chúa mở lòng nhân hậu mà hướng dẫn chúng ta, để khi biết cách dùng những của cải chóng qua đời này, chúng ta đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại.
Đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại, ngay cả khi, gặp ưu phiền theo ý Chúa, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thánh Phaolô cho thấy: Ngài vui mừng khi hay tin người Côrintô đã hối cải. Nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ; còn nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết. Chúng ta đã phải ưu phiền theo ý Thiên Chúa, nên chúng ta không bị thiệt hại gì.
Đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại, khi tâm hồn tràn ngập niềm vui, cho dẫu, đang phải chịu mọi cơn gian nan khốn khó, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Gioan Kim Khẩu đã diễn tả niềm vui của thánh Phaolô: Niềm vui lớn lao tràn trề đó xua tan những phiền muộn trước đây đã xâm chiếm chúng tôi, và không để chúng tôi còn cảm thấy ưu phiền nữa... Anh em đã thấy thực hiện nơi anh em những dấu chỉ của sứ vụ tông đồ: Nào là đức kiên nhẫn hoàn hảo, nào là những dấu lạ điềm thiêng, nào là các phép lạ. Phần tôi, tôi rất vui lòng tiêu phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì linh hồn anh em.
Đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại, khi đặt niềm hết niềm tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Chúa, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách các Vua quyển II tường thuật lại việc ngôn sứ Êlisa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều từ hai chiếc bánh lúa mạch: Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời Đức Chúa phán. Trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 144, vịnh gia đã cho thấy: Chúa thương rộng mở tay ban, đoàn con hết thảy muôn vàn thỏa thuê. Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thỏa thuê. Trong bài đọc hai của Thánh Lễ, thánh Phaolô nói: Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.
Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Trong bài Tin MừngĐức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Có thực mới vực được đạo, chúng ta không thể tồn tại mà không ăn, Thiên Chúa luôn quan phòng chăm sóc chúng ta, Người luôn ban cho chúng ta những thứ cần thiết để sống và tồn tại trong trời đất này. Chim sẻ, bông huệ, còn được Người để ý tới, huống chi là chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường ỷ vào sức mình, muốn giải quyết mọi sự theo cách của mình, chứ không trông cậy, nương nhờ vào sức mạnh của Chúa, chính vì thế, chúng ta thường gặp bế tắc trong các vấn đề của mình. Chúa là sức mạnh và là niềm trông cậy của chúng ta, không có Chúa, chẳng có chi vững bền, chẳng có chi thánh thiện. Ước gì chúng ta tin tưởng vững vàng vào lòng nhân hậu của Chúa, để chúng ta biết hoàn toàn phó thác nơi Chúa, bám chặt vào Chúa, chứ không bám víu vào những lời mời gọi phù phiếm của thế gian. Ước gì khi dùng những của cải chóng qua đời này, chúng ta đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại. Ước gì được như thế!
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB
===============
Suy niệm 3
TỪNG CHÚT MỘTCHNG BAO GIỜ VÔ NGHĨA C!
Mỗi khi được mời gọi đóng góp, hoặc chia sẻ những gì mình có, hầu giúp đỡ tha nhân, chúng ta thường nghĩ hoặc nói: bản thân tôi làm được gì? Phần của tôi quá ít ỏi làm sao mà giúp được ai? 
Kính thưa quý ông bà và anh chị em! Có lẽ còn nhiều cách suy nghĩ, cũng như lời đáp khác, nhưng tựu chung lại: một mình tôi sẽ chẳng làm được gì! Đúng vậy, chỉ cá nhân chúng ta sẽ không làm gì được, nhưng phải chăng từng chút mộtlại vô ích sao? Các bài đọc hôm nay, đặc biệt, bài đọc I trích Sách các Vua quyển thứ 2 và bài Tin Mừng theo Thánh Gio-an, cho chúng ta một cách nhìn khác về sự ít ỏi, về sự không đáng kể, nhưng nếu được đặt vào bàn tay Chúa thì nó trở nên đông đảo, vô số, và vô kể. 
Trước hết, từng chút một sẽ trở nên vô vàn nếu biết đặt niềm tin nơi Chúa và cộng tác với Ngài bằng cách đóng góp phần nhỏ của mình. Thời ngôn sứ Ê-li-sa, chỉ vỏn vẹn hai hai mươi chiếc bánh mạch nha và lúa mì’ (x. 2V 4, 42) của một người xứ Baal-salisa mà đủ cho một trăm người ăn(x. 2V 4, 43). Làm sao có thể như vậy được? Bởi lẽ ông tin tưởng vào lời tiên tri Ê-li-sa là ‘người của Thiên Chúanói: Cứ dọn cho dân chúng ăn, vì Chúa phán như sau: Người ta ăn rồi mà sẽ còn dư(2V 4, 43), hơn nữa, ông còn biết chia san phần nhỏ của bản thân. Tương tự, hình ảnh em bé mang năm chiếc bánh và hai con cá’, mà được Tông đồ An-rê phát hiện, rồi thông báo cho Đức Giê-su, cũng biết đóng góp phần nhỏ của mình. Có lẽ đây là thức ăn đi đường của em và của gia đình em trong ngày hôm ấy. Giả sử, em bé này suy nghĩ như chúng ta: một mình tôi thì làm được gì! Quá ít ỏi chẳng thấm vào đâu! Rồi không chịu chia sẻ, vì sợ sẽ chẳng có gì để bỏ vào bụng trên đường về nhà. Như vậy, có lẽ Đức Giê-su vẫn làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, nhưng bằng một cách khác chăng! Tuy nhiên, thực tế, em bé đã sẵn sàng góp phần ít ỏi của mình, với tinh thần phó thác hoàn toàn vào Đức Giê-su, để Ngài lo liệu cho dân chúng. Và điều kỳ diệu đã đến! Phép lạ luôn đến từ đức tin vào Thiên Chúa. Một chút chẳng là gì, nhưng nó trở nên nhiều vô kể khi chúng ta tin tưởng vào Chúa, đồng thời chia san phần của mình, và giao phó cho Chúa. 
Thứ đến, từng chút một sẽ trở nên vô kể, nếu biết vâng phục, thực hiện những gì Chúa truyền dạy. Ở bài đọc I, người từ Baal-salisa tuy sửng sốt trước lời nói của ngôn sứ Ê-li-sa, nhưng vẫn tuân phục và thực hiện như lời truyền. Kết quả của hành động đó quá rõ ràng: Đoạn người dọn cho họ ăn mà còn dư đúng như lời Chúa phán” (2V 4, 44). Chúng ta đôi lúc cũng như Tông đồ Phi-líp-phê khi nghe Đức Giê-su nói cho đám đông ăn, ông liền đáp: Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút” (Ga 6, 7), và chẳng khác gì với Tông đồ An-rê lúc thưa với Đức Giê-su: “…nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người” (x. Ga 6, 9). Tuy nhiên, các ông đã vâng phục, thực hiện những gì Ngài căn dặn: Cứ bảo người ta ngồi xuống” (Ga 6, 10), và mọi việc diễn ra một cách kỳ diệu trước mắt các Tông đồ, với đám đông năm ngàn người đàn ông (chưa kể đàn bà, con trẻ). Trong những lúc này, nếu chỉ dùng lí trí thuần tuý, trí tuệ, kiến thức, nhằm áp đảo đức tin, thì chắc hẳn chúng ta khó làm theo điều có vẻ nghịch lý, nhưng thật sự đã xảy ra diệu kỳ. Đức tin khiến chúng ta đặt niềm tín thác vào Chúa, làm cho tâm hồn nhẹ nhàng mở rộng chứ không khép kín, biến sự bất tuân thành vâng phục trìu mến thiết tha, và đưa chúng ta đến việc hành động, thực hiện theo lời Chúa truyền dạy, đặc biệt, sống giới răn yêu mến Chúa và thương yêu tha nhân. 
Sau cùng, từng chút một sẽ trở nên dư dật hơn cả lòng mong đợi ca chúng ta, nhờ vào ơn Thánh. Một khi chúng ta chia sẻ phần nhỏ bé của mình với cả niềm tín thác, và vâng phục làm theo Lời Chúa như em bé và các Tông Đồ trong bài Tin Mừng hôm nay, thì phần còn lại Đức Giê-su chắc chắn sẽ thực hiện, một hành động cao quý, vượt xa lí trí, mà chúng ta được diện kiến hằng ngày qua Bí tích Thánh Thể, nơi Thánh Lễ qua vị Linh mục bất xứng, yếu hèn: Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, và phân phát cho các kẻ ngồi ăn…” (x. Ga 6, 11). Ơn Thánh Chúa không những đủ đầy cho mỗi chúng ta, mà còn dư tràn, vượt trên sự kỳ vọng, lòng mong đợi, niềm khát khao của chúng ta như thể: “…thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư” (x. Ga 6, 13). Ơn Chúa tuôn đổ tràn ngập trên mọi ngóc ngách cuộc đời, mọi nẻo đường đời chúng ta, mọi trạng huống cuộc sống này, nhưng chúng ta đừng bao giờ lãng phí ân sủng Chúa ban như lời Ngài căn dặn các Tông Đồ: Khi họ đã ăn no nê,… ‘Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi’” (x. Ga 6, 13). Để sống tinh thần này, chúng ta không thể không học nơi mẫu gương của Thánh Phao-lô khi ngài dặn dò các tín hữu thuộc giáo đoàn Ê-phê-sô “ăn ở xứng đáng với ơn gọi mà anh (chị) em đã lãnh nhận…Hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái; hãy lo bo vệ sự hợp nhất, ly bình an hoà thuận làm dây ràng buộc” (Ep 4, 1-3). Được như vậy, chúng ta hằng cảm nghiệm và ngâm mình trong ân sủng Chúa. 
Lạy Chúa, đối với chúng con từng chút một có thể chẳng có nghĩa gì”, nhưng từng chút ấy sẽ trở nên lớn lao, dư tràn” nhờ vào ơn Thánh, nhờ vào niềm tín thác và lòng vâng phục thực thi Lời Chúa dạy bảo chúng con. 
Từng chút từng chút một
Điểm này nối điểm kia
Tạo mối duyên liền mạch
y gắn kết cõi lòng
Chia san chẳng đợi mong
n thác, hằng trông cậy
Một lòng vâng phục sống
Mến Chúa và yêu người. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
===============
Suy niệm 4
Giải pháp cho cảnh đói nghèo

(Ga 6, 1 – 15)
Sống trong một thế giới khoa học phát triển tột bậc, con người đã đạt được những bước tiến vĩ đại vượt quá sức tưởng tượng như thám hiểm sao Hỏa, tiếp cận sao Diêm Vương, rất tự hào về sự dư dật của cải và lương thực. Báo chí ngày nay cũng cho biết, chưa bao giờ con người có nhiều của cải như thế. Ông Bernard Arnault, người Pháp, có tài khoản tại các ngân hàng trên thế giới tương đương với thu nhập quốc dân của 40 nước nghèo. Một tên lửa được Mỹ bắn lên đốt cháy hàng bao tỷ đô la. Chiến tranh do Nga khai mào tại Ucraina, Hamas tại Israel và nhiều nơi trên thế giới tiêu huỷ biết bao tiền của, giết chết bao sinh mạng con người.
Mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) đang hướng con người tới các vì sao, sử dụng Muối làm “vũ khí” ngăn chặn dịch bệnh. Đầu năm tới, các nhà nghiên cứu sẽ ra mắt Jupiter - siêu máy tính exascale đầu tiên của châu Âu với mục tiêu phát triển bền vững vẫn đang nỗ lực giảm thiểu khoảng cách đói nghèo.
Theo số liệu công bố ngày 11/7/2023, hiện có 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người ở 110 quốc gia trên thế giới đang sống trong cảnh nghèo đói. Liên hợp quốc ước tính, châu Á và Thái Bình Dương có tới hơn 250 triệu người đối mặt tình trạng đói kém ở những mức độ khẩn cấp, trong đó nhiều người có nguy cơ chết đói, là thực trạng đáng lo ngại.
Nhưng các số liệu thống kê cho thấy nạn đói trên toàn cầu đã thực sự trở nên tồi tệ hơn sau nhiều thập kỷ tiến bộ liên tiếp, chưa bao giờ có nhiều người nghèo đói như ngày nay. Sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới ngày càng tăng. Chuyện gì đã xảy ra thế? Tại sao nó vẫn là một vấn đề lớn như vậy và nó sẽ tốn bao nhiêu để chấm dứt nạn đói trên thế giới?
Giải pháp của Êlia
Thời Êlia, đứng trước đám đông dân chúng đói khát, Êlisê người của Thiên Chúa nói: "Xin dọn cho dân chúng ăn" (2V 4, 42). Đầy tớ của người trả lời: "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao ?" (2V 4, 43). Đến thời Chúa Giêsu, các môn đệ Chúa khi được yêu cầu lo cho đám dân chúng ăn, họ thưa :  "Bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người".
Thời nào cũng có những người sống an phận thủ thường, thoái thác trách nhiệm, tránh khó đến mình, sống ích kỷ nhất là thiếu tình liên đới. Nhìn cảnh dân chúng đói, Êlisê ra lệnh: "Cứ dọn cho dân chúng ăn " (2V 4, 44). Còn Chúa Giêsu thấy đám đông đói trước mặt mình liền bảo các môn đệ mình: "Cứ bảo người ta ngồi xuống" (Ga 6, 10). Khi đã ổn định chỗ người, cả dân thời Êlisê và dân chúng thời Chúa Giêsu  "ăn mà vẫn còn dư" (2V 4, 44; Ga 6, 12).
Giải pháp của Chúa Giêsu
“Chính anh em hãy cho họ ăn” (Ga 6, 13): Những lời Chúa Giêsu nói có thể gợi đến giải phải của Êlia thời Cựu Ước (x.2V 4,42-44): ở đây, một người từ Baan Salisa mang đến biếu ngôn sứ Êlisa hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm. Vị ngôn sứ bảo tiểu đồng: “Phát cho người ta ăn”. Tiểu đồng phản đối: “Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?”; vị ngôn sứ đáp bằng cách nhắc lại lời của Đức Chúa: “Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư”. Gợi ý này đã được Chúa Giêsu sau này áp dụng khi đóng vai trò ngôn sứ khi hóa bánh ra nhiều.
Giải pháp cho cảnh đói nghèo
Chỉ với năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá của một bé trai, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều đến độ phân phát dư dật cho cả đám đông, chỉ nguyên số đàn ông cũng chừng năm ngàn (chưa kể phụ nữ và trẻ em) (x. Ga 6, 1-15). Dân chúng không những được ăn no nê mà còn thừa lại chứa đầy mười hai thúng! Qua phép lạ này, chúng ta rút ra một số bài học như sau:
Chúa không chỉ quan tâm đến vấn đề tinh thần, nhưng Người cũng rất quan tâm đến nhu cầu thể xác của con dân Chúa. Vấn đề là sống quân bình giữa tinh thần và thể xác chứ không phải quá thiêng liêng đến mức tuyên bố coi thường nhu cầu thể xác.
Chúa hỏi thử ông Phi-líp nhưng Chúa đã có giải pháp của Chúa và cùng với môn đệ giải quyết vấn nạn. Chúa luôn vui dùng chúng ta trong công việc Chúa. Chúa cho phép môn đệ được dự phần với Chúa trong phép lạ này bằng việc sắp xếp chỗ ngồi, phân phát bánh cho dân chúng và nhặt những miếng bánh thừa. Trong công việc Chúa luôn có phần của Chúa và phần của chúng ta. Chúng ta cần cầu nguyện để hiểu rõ và làm cho đúng.
Cách phân phối bánh và cá của Chúa rất hợp lý. Người cho dân chúng ngồi xuống, vì thế không có cảnh lộn xộn, giành giật xảy ra trong đám đông có thể đến cả chục ngàn người. Vì Chúa là Chúa của trật tự (x. 1 Cr 14, 33).
Chúa ban cho mỗi người ăn bao nhiêu cũng được nhưng kết quả ai cũng “được no nê” giống nhau. Nhu cầu mỗi người khác nhau nên sự đáp ứng nhu cầu của Chúa cũng khác nhau, nhưng sự ban cho của Chúa luôn công bằng và hợp lý, thỏa mãn mọi nhu cầu của mọi người. Đòi hỏi, tham lam, thâu trữ, hoặc phung phí là cách sống không đúng đắn.
Điều đặc biệt chúng ta thấy ở đây là chỉ có một phần ăn nhỏ của một em bé, nếu giữ riêng cho mình thì bất quá chỉ đem lại sự no lòng cho một mình em mà thôi, nhưng khi bằng lòng dâng lên cho Chúa để chia sẻ, thì phần ăn nhỏ bé ấy lại được Đức Chúa Trời ban phước, không những làm no lòng em bé nhưng cả đoàn dân đông cũng no nê và còn dư dật nữa. Lời Chúa dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cvtđ 20, 35). Người theo Chúa không sống thâu trữ, ích kỷ mà luôn xin Chúa dạy biết sống dâng hiến và ban cho. Mẹ Tê-rê-xa nói: “Nếu bạn không thể nuôi một trăm người, thì hãy chỉ nuôi một người”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhìn lên Chúa, học theo gương Chúa, làm theo sự dạy dỗ của Chúa để chúng con sống và phục vụ vui lòng Chúa luôn.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
===============
Suy niệm 5
TẠO KHÔNG GIAN

“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
“Trao một khúc xương cho con chó không phải là bác ái! Dám chia sẻ với nó một khúc xương đang khi bạn cũng đói như nó mới là bác ái!” - Jack London!
Kính thưa Anh Chị em,
“Đang khi bạn cũng đói như nó!”. Câu nói vắn gọn của J. London đưa chúng ta về hình ảnh một cậu bé vô danh có lẽ cũng ‘đang đói’ mà Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay đề cập. Ấy thế, chính cậu đã dám chia sẻ và đã ‘tạo không gian’ cho phép lạ của Chúa Giêsu.
Tin Mừng mời gọi bạn và tôi đồng nhất với cậu bé ấy vì lẽ cậu có một điều gì đó đáng học hỏi. Đối mặt với một đám rất đông đang đói, Philipphê và Anrê hơi bi quan, “Hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Anrê thì biết cậu bé vốn có một ít thức ăn, nhưng kết luận “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”.
Điều đáng ngạc nhiên là ngay lúc đó, Chúa Giêsu nói, “Cứ bảo người ta ngồi xuống!”; nghĩa là Ngài đã có trên tay những gì Ngài cần, tức là những gì cậu bé trao, trao lúc nào, không ai biết! Cậu bé đâu ngờ rằng, chính sự hào hiệp của cậu đã ‘tạo không gian’ cho Chúa Giêsu; nhờ đó, Ngài thoả mãn cơn đói của hơn 5.000 người. Êlisa - hình ảnh tiền trưng của Chúa Giêsu - thời các Vua đã có một phép lạ tương tự - bài đọc một. Rõ ràng, đây là những ‘bữa tiệc thần thánh’ báo trước tiệc Thánh Thể ban sự sống đời đời Chúa Giêsu sẽ mặc khải trong Tin Mừng Gioan. “Chúa thương rộng mở tay ban, đoàn con hết thảy muôn vàn thoả thuê!” - Thánh Vịnh đáp ca.  
Nhiều lúc trong cuộc sống, các nguồn lực chúng ta có quá nhỏ bé trước hoàn cảnh phải đối mặt, dù đó là ‘nguồn lực vật chất’, ‘nguồn lực thể chất’, ‘nguồn lực tinh thần’ hoặc ‘cảm xúc’. Chúng ta dễ thấy mình là một phiên bản của Anrê, “Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Đó là ‘loại’ câu hỏi kéo chúng ta xuống, làm mất sức mạnh, lòng yêu mến, nhất là mất lòng cậy trông! Chúng ta giới hạn quyền năng và tình yêu quan phòng của Thiên Chúa; đang khi lẽ ra phải “dám chia sẻ” và nỗ lực ‘tạo không gian’ cho Ngài.
Cậu bé chỉ cho đi những gì cậu có và điều tuyệt vời đã xảy ra! Nếu bạn và tôi làm những gì ít ỏi có thể, Chúa sẽ làm những gì còn lại theo những cách thức khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên. Ngài không phụ thuộc ai, nhưng sự đóng góp của chúng ta, dù nhỏ bé, có thể rất quan trọng: một cốc nước, một đồng tiền bà goá, một chút men hay một hạt cải! Chính cậu bé đã mở một cánh cửa cho Chúa Giêsu; nghĩa cử của cậu sẽ khởi đầu cho một giáo huấn vĩ đại Ngài sắp công bố: Bánh Từ Trời Ban Sự Sống Đời Đời!
Anh Chị em,
“Với ngần ấy người thì thấm vào đâu!”. Với lý do này, lý do khác, bạn và tôi thường tìm cách thoái thác. Tại sao? “Chúng ta tìm cách tích lũy và gia tăng những gì chúng ta có; chúng ta thích thêm vào, thêm nhiều hơn. Nhưng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cho đi, bớt đi; Ngài thích chúng ta trừ đi, lấy đi một thứ gì đó để trao cho người khác. Chúng ta muốn nhân lên; Ngài muốn chúng ta giảm xuống khi chia sẻ, khi cho đi!” - Phanxicô. Đó cũng là những gì Phaolô hôm nay kêu gọi các tín hữu Êphêsô, “Anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban!” - bài đọc hai.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con vào trần gian với đôi tay trống, con ra khỏi đó với đôi tay trơn. Cho con biết rằng, những gì con mang theo là những gì con ‘đã cho đi!’”, Amen.
Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
===============
Suy niệm 6
BÁNH HÓA NHIỀU
2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6, 1-15
Đám đông dân chúng lũ lượt đi theo Đức Giêsu, bởi họ được chứng kiến những dấu lạ Ngài đã làm cho những kẻ đau ốm. Thấy đám dân đông đảo theo mình mệt mỏi đói khát, Ngài chạnh lòng muốn nuôi sống họ, Ngài “thăm ý” ông Philipphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5b). Ngài “thử” ông vậy thôi, chứ Ngài đang chuẩn bị thực hiện một phép lạ cả thể.
Các môn đệ của Ngài lúc bấy giờ chỉ chứng kiến Ngài rao giảng, dạy dỗ, cắt nghĩa chuyện tâm linh, chứ đâu Thầy Giêsu lại đi lo nuôi ăn đám đông ngút ngàn. Nên các ông bàn lùi, muốn Ngài giải tán cho xong. Ông thì nại lý do không có tiền, có mà... “đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” (Ga 6,7). Ông thì xem lại “tầm tay” chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, thấm gì khối người đông ùn ùn thế kia? Không cầm lòng trước cơn đói khát của dân chúng, Đức Giêsu “biết mình sắp làm gì” nên vẫn ra lệnh bảo cho họ ngồi xuống “đồng cỏ” mà chuẩn bị giờ ăn. Đó là hình ảnh thật đẹp trong tình thương yêu, đoàn chiên được vị mục tử nhân lành cho nghỉ ngơi, nuôi ăn trên đồng cỏ xanh tươi.
Ngài dùng uy quyền làm bánh hóa ra nhiều, với cử chỉ “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó.” (Ga 6,11). Đây là hình ảnh báo trước việc Đức Giêsu sẽ lập Bí tích Thánh Thể để ở lại và nuôi dưỡng chúng ta mỗi ngày. Ngài là Đấng ban bánh, chính Ngài là bánh trao ban cho mọi người. Dưới cái nhìn của các môn đệ và dân chúng ngày xưa, nhìn vào thực lực sẵn có, họ không ngờ Đức Giêsu thực hiện được phép lạ bánh hóa nhiều nuôi năm ngàn người ăn no nê, lại còn dư mười hai thúng, nên cứ nại vào những khó khăn trước mắt.
Ngày nay cũng vậy, sự Hiện Diện của Chúa, làm của ăn nuôi dưỡng các Kitô hữu mỗi ngày mãi mãi trong Bí tích Thánh Thể là điều khó tin. Một khi Thiên Chúa muốn, thì chẳng có điều gì là không thể, và thật diễm phúc cho những ai không thấy mà tin. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, Ngài làm cho ngàn ngàn người ăn dư thừa. Với Bí tích Thánh Thể, Ngài nuôi mọi người mọi thời cho đến tận thế là điều hoàn toàn có thể với cặp mắt đức tin, chỉ cần tôi biết tìm đến mà tận hưởng thần lương cao quý này.
Trình thuật dấu lạ hôm nay kết thúc với sự việc  dân chúng theo Ngài được nuôi ăn no nê thỏa sức, hơn cả dân Israel ngày xưa được ăn manna vừa đủ. “Có thực vực đạo”, họ tin Đức Giêsu là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thể gian. Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình mà tôn  lên làm vua, để mãi mãi được no cái bụng, nhưng Ngài lại trốn lên núi một mình. Ngài không muốn làm ông vua thế gian, mà chỉ muốn làm Vua Nước Trời, Vua Tình Yêu trong tâm hồn, trong con tim của họ mà thôi.
Chúa ơi! chính Chúa đã dâng hiến chính mình làm hy tế trên Thập Giá cho nhân loại. Chính Chúa đã trở thành của ăn nuôi sống con từng ngày. Xin cho con biết tìm đến, mãi “đi theo” Chúa, để được tận hưởng no say, được dưỡng nuôi, được lớn lên, được tăng sức mà vượt qua hành trình trần thế đầy khó khăn vất vả hôm nay.
Én Nhỏ
Thông tin khác:
Ở cùng (26/05/2024)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log