Thứ bảy, 23/11/2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 16 Thường niên A

Cập nhật lúc 15:41 20/07/2023
Suy niệm 1
Mt 13, 24 – 30
Khi sáng tác dụ ngôn cỏ lủng trong ruộng lúa mì, chắc chắn trong tâm trí của Chúa xuất hiện anh chàng Giuđa Ítcariốt, một vị tông đồ được Chúa tuyển chọn, nhưng lại là một tên ăn cắp, ăn cắp quỹ truyền giáo của Chúa. Các nhà hảo tâm cho bao nhiêu tiền thì hắn quản lý và ăn cắp. Chúa biết hết, nhưng Ngài không sa thải hắn. Dụ ngôn này trước hết có mục đích nhắc khéo để hắn giật mình và sửa chữa. Nhưng hắn không hề sửa chữa mà còn kết thúc bằng việc bán mạng Thầy cho thượng tế Caipha để có một số tiền khủng. Mát thêu nói rằng số tiền ấy là 30 đồng. Ta chẳng hiểu tiền đó là loại tiền gì, nhưng với số tiền này thượng tế Caipha mua được một miếng đất làm nghĩa trang chôn cất ngoại kiều. Một nghĩa trang thì diện tích ít nhất là 1000 mét vuông. 1000 mét vuông ở thủ đô thì giá mua không thể dưới một tỉ đồng hôm nay.
Một tội lớn lao như thế, Chúa biết hết nhưng Ngài vẫn chờ đợi lòng hối cải của một lương tâm đã chết. Thật khó hiểu vô cùng. Nhưng đó là cách đối xử của Chúa đối với Giuđa và mọi người tội lỗi của lịch sử loài người qua mọi thời. Thời ấy là thế và thời nay cũng vẫn vậy. Ta không hiểu, nhưng phải ngẫm nghĩ và noi gương Chúa mà sống và hành động.
Trên thế giới, từ trong gia đình ra tới xã hội, luôn luôn có người lương thiện và không lương thiện sống bên nhau. Ngay cả trong Giáo hội của Chúa thời nào cũng có người tội lỗi sống bên cạnh người thánh thiện. Rất nhiều người tội lỗi vẫn sống phây phây, vẫn làm giàu, vẫn có địa vị trong xã hội, không thấy Chúa phạt bằng cách cho chết hoặc cho gặp tai họa. Trong khi đó người hiền lương không được Chúa thưởng bằng cách cho họ làm ăn khá giả và có địa vị cao.
Đọc lại dụ ngôn, chúng ta thấy có hai thái độ khác nhau giữa ông chủ và các đầy tớ của ông. Đầy tớ thì tự ái và nổi nóng đòi nhổ bỏ ngay cỏ lùng. Còn ông chủ thì rất bình tĩnh và chờ đợi cho tới mùa gặt mới tỏ lập trường: cỏ lùng thì đốt bỏ, lúa mì thì để vào kho lẫm.
Có một điều rất lạ là chúng ta thích loại bỏ thành phần xấu. Một lớp học mà có một học sinh quậy thì thường là bị thầy cô loại bỏ, để khỏi mất uy tín của lớp học. Một làng xóm có những tên lưu manh thì thế nào cũng bị rình mò để bắt và phạt tù đầy hoặc cho án tử hình. Sếp của các đơn vị không đủ nhẫn nại để giáo dục thành phần xấu. Loại bỏ được thành phần xấu trong đơn vị của mình vẫn cảm thấy nhẹ nhõm sung sướng.
Mong rằng các thành phần bất hảo được thủ trưởng nhẫn nại chờ đợi và giáo dục hơn là sa thải và trừng phạt. Kiên nhẫn, chờ đợi, yêu thương và giáo dục các thành phần xấu vẫn là điều mà mọi người chúng ta phải mong muốn.
Rất tiếc là điều ấy chưa ai muốn làm. Bởi vậy ta cần suy nghĩ và đổi mới quan niệm. Đặc biệt là ta nên bình tĩnh như ông chủ chứ không nóng nảy và tự ái như những người đầy tớ của ông chủ. Nghe qua ta thấy như thế là kỳ cục, nhưng Chúa đã muốn như vậy đó và Ngài đã làm như vậy đó. Mong rằng nếu có nhà tù thì nhà tù là trường giáo dục, hơn là nơi trừng trị.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
================
Suy niệm 2
BAO DUNG VÀ CHỜ ĐỢI

Mt 13, 24-30
Thế giới con người ngay từ đầu đến giờ vẫn là sự đối đầu không ngừng giữa sự thiện và sự ác. Tuy nhiên, đứng trước thực tế của cuộc sống hằng ngày, người ta vẫn đặt ra vấn nạn: nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài toàn năng vàthánh thiện, thì tại sao Ngài không tiêu diệt sự ác mà để nó lây lan, khiến cho cuộc đời đầy họa tai và khổ ải? Tại sao người lành vẫn phải chuốc lấy những oan trái và nghiệt ngã như vậy? Đó cũng là điều mà dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay đặt ra.
Đứng trước tình trạng cỏ lùng ở giữa lúa, những người đầy tớ cũng đã ngạc nhiên và hỏi chủ mình rằng: không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?”. Chủ trả lời là do kẻ thù đã làm điều đó, nghĩa là do quỉ dữ đã gieo vào. Nhưng sao chủ lại không cho đầy tớ diệt cỏ lùng? Vì chủ sợ làm như vậy có thể làm bật luôn rễ lúa. Thật vậy, vì cỏ lùng rất giống với cây lúa mì, nên khó phân biệt hai thứ, nhưng đến khi đơm bông thì có thể nhận ra dễ dàng.
Thiên Chúa để cho cỏ lùng mọc chung với lúa, kẻ xấu sống chung với người tốt. Chúa chấp nhận tình trạng vàng thau lẫn lộn. Ngài nhẫn nại với tội nhân, không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống(Ed 18, 23). Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa được, nhưng người xấu có thể hoán cải nên người tốt, tội nhân có thể thành thánh nhân. Sự thánh thiện của Thiên Chúa ở chỗ bao dung và chờ đợi.Dù sao, sự dữ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Thiên Chúa, Đấng có thể biến sự dữ thành sự lành (x. St 37-50), Đấng chấp nhận cho cỏ lùng và lúa cùng lớn lên đến mùa gặt (Mt 13, 29-30), Đấng“cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương”. (Mt 5, 45).
Thật ra, cỏ lùng và lúa nằm ở nơi con tim mỗi người, luôn đong đưa giữa thiện và ác, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa thiên thần và satan. Vì thế, chúng ta không có quyền tiêu diệt người ác, nhưng có bổn phận tiêu diệt sự ác trong con người, trước tiên nơi chính mình. Tự bản chất, cuộc sống đòi hỏi phải thanh tẩy sự ác không ngừng nơi bản thân, vì chính mình là mầm mống trước tiên gây đau khổ cho bản thân và đồng loại. Nếu Thiên Chúa thẳng tay diệt trừ theo lẽ công bình thì mỗi người chúng ta chắc không ai thoát được (x. Ga 8, 3-11). Trước mặt Chúa chẳng ai là người công chính (Rm 3, 10). Ngay trong những hành vi tốt đẹp nhất của tôi vẫn thấy có chút vị kỷ, chiếm đoạt. Vì thế, kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính mình, là “cái tôi đáng ghét”.
Mảnh ruộng nào cũng luôn có cỏ lùng và lúa. Trong môi trường nào cũng có đủ hai hạng người ấy: triều đình nào cũng có những trung thần và nịnh thần; xã hội nào cũng có những thanh quan và tham quan; tôn giáo nào cũng có những người thành tín và bất trung. Sự hiện diện của người xấu cũng là tiếng chuông cảnh báo về bản thân tôi. Satan vẫn lợi dụng thời cơ để lén lút gieo vào trong tôi những hạt giống cỏ lùng, và gây nên những hư hại cho những người xung quanh: một thái độ hững hờ, thiếu quan tâm cũng đủ gây nênbuồn phiền cho bạn hữu; một hành vi thiếu tế nhị và tôn trọng cũng đủ gây thương tổn cho tha nhân; một chút nóng giận, khích bác, hay vênh vang tự đắc cũng đủ gâybất hòatrong cộng đoàn; một lời nói vô ý thức hay một hành động thiếu trách nhiệm cũng đủ gây ra tai hoạ cho người khác…
Dụ ngôn cho biết: “Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa”.Nếu tôi không cảnh giác, sẽ có nhiều điều xấu xa xâm nhập vào lòng trí mình. Nếu tôi không luôn đặt mình ở trước mặt Chúa trong mọi công việc, thì đời sống tôi dễ trở thành miếng mồi ngon cho sự dữ hoành hành. Do hậu quả của tội nguyên tổ, con người dễ bị cám dỗ và hướng chiều theo điều xấu, dễ tự mâu thuẫn và bất đồng ngay trong chính bản thân. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Phaolô về việc tốt muốn làm mà lại không làm, cũng là kinh nghiệm hằng ngày của mỗi người chúng ta khi đứng trước những lựa chọn.
Nhưng rồi tiến trình hoàn thiện vẫn đang ở phía trước, hướng mọi ngườichúng ta vươn tới sự thiện hảo là chính Đức Kitô. Chúng ta không dung túng sự dữ, nhưng cũng không bạo động để chống lại ác nhân; không che chắn cho những điều xấu xa, nhưng vẫn nhẫn nại biến đổi trái tim của kẻ thù thành bạn hữu, vì tin vào sức mạnh của tình yêu. Chúng ta cũng không hy sinh kẻ khác nhưng hy sinh chính mình, để xây dựng một thế giới hòa bình. Đó cũng chính là con người Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, mà chúng ta phải mặc lấy tâm tình của Ngài: tâm tình bao dung,đón nhận và chờ đợi trên hành trình về quê trời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
khi để cỏ lùng mọc chung với lúa,
Chúa chấp nhận có vàng thau lẫn lộn,
cho dù nhiều hỗn độn và nhiễu nhương,
Ngài vẫn luôn yêu thương và nhẫn nại,
không cho làm hư hại cả đôi bên.

Qua đó Chúa dạy cho chúng con biết,
không tránh được kẻ thù gieo tai ác,
gây đau thương và chua chát phận người,
làm cho cuộc sống này mất đẹp tươi.

Qua đó Chúa đã mời gọi chúng con,
hãy kiên tâm đừng vội chấp sai lầm,
đừng nôn nóng mà loại trừ người xấu,
cần nhìn vào chiều sâu và cảm thấu,
càng không nên khinh thị hay đối đầu,
vì chưa chắc mọi sự như thế đâu.

Qua đó Chúa cũng cho chúng con hiểu,
cỏ lùng và lúa tốt ngay trong lòng,
vẫn đong đưa điều dữ với điều lành,
bất đồng và mâu thuẫn không thể tránh,
sự thiện và sự ác vẫn phân tranh,
cái tốt và cái xấu luôn hình thành.

Chính bản thân của con còn chưa tốt,
nên đừng vội thốt ra lời phê phán,
càng không được xét đoán hay lên án,
kẻo làm cho cuộc sống mãi bất an.

Xin cho con tìm cách thế nhẹ nhàng,
biết mở đường dẫn lối trong tình bạn,
luôn đồng hành và khuyến khích bảo ban,
giúp cho nhau vượt thoát những nguy nan,
cố gắng biến kẻ thù thành bạn hữu,
để chờ ngày viên mãn phúc thiên thu. Amen.
Lm. Thái Nguyên
================
Suy niệm 3
Hai đạo quân

Mt 13, 24-30
 
Tin mừng hôm nay cho thấy trần gian như một thửa ruộng lớn, trong đó có cả lúa tốt xen lẫn cỏ lùng.
Khi đến trần gian, Chúa Giê-su hoạt động như một người nông dân cần cù gieo hạt. Ngài liên tục gieo vào cánh đồng trần gian những hạt giống tốt như tình yêu thương, thuận hoà, tinh thần hy sinh phục vụ… nhằm xây dựng thế giới nầy thành một đại gia đình hoà bình, yêu thương và hạnh phúc. Ngài kêu gọi nhiều người khác đầu quân vào đạo binh của Ngài, để cùng với Ngài gieo vãi những hạt giống tốt lành khắp cánh đồng trần gian.
Trong lúc đó, Sa-tan là một thủ lãnh đáng gờm cùng với đội quân hùng hậu của y cũng hăng hái tung vào thế gian vô vàn hạt “cỏ lùng” độc hại, nhằm biến thế giới nầy thành chốn đau thương, chia rẽ, hận thù và huỷ diệt.
Sa-tan và đội quân của y tìm mọi cách để xoá bỏ điều thiện, dập tắt ánh sáng, hòng tôn cái ác lên ngôi và làm cho bóng tối lầm lạc vây phủ tâm hồn mọi người. Một khi con người bị đặt dưới quyền thống trị của điều ác thì nhân loại sẽ điêu tàn; một khi tâm trí con người bị bóng tối bao phủ, họ sẽ sa vào hố sâu của tội lỗi và khổ đau.
Xã hội hôm nay có nhiều dấu hiệu cho thấy đạo quân của Sa-tan đang thắng thế và gây ra nhiều hậu quả thảm khốc: Nếp sống đạo đức đang suy thoái trầm trọng, nạn ly dị gia tăng, hôn nhân đồng tính đang được hợp pháp hoá tại một số quốc gia, nạn phá thai xảy ra đến mức báo động, các án mạng thường xuyên xảy ra với mức độ tàn nhẫn tăng dần, nhiều người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, danh dự, nhân phẩm của mình chỉ vì tham tiền và nhiều tệ nạn khác đang lan tràn khắp nơi…
Đối lại, Thiên Chúa và đoàn con cái của Ngài cố công vun đắp điều thiện và xua trừ điều ác; cố công biểu dương ánh sáng và tìm cách đẩy lùi bóng tối… để cứu thoát con người khỏi những thảm hoạ do Sa-tan và đạo quân của y gây ra.
Đầu quân vào đạo binh nào?
Trước thực trạng đau lòng nầy, vấn đề quan trọng mà mỗi người chúng ta cần đặt ra cho mình là chúng ta đang đầu quân vào đạo binh nào? Theo đạo quân của Chúa Giê-su để cùng Ngài gieo rắc những điều tốt hay đạo quân của Sa-tan để phát tán những điều xấu xa?
Khi người cha chẳng lo làm việc mà cứ nhậu nhẹt say sưa, văng tục chửi thề… hoặc khi người mẹ bài bạc quanh năm, không quan tâm giáo dục con cái… là họ đang trở thành chiến binh của Sa-tan, tiếp tay với y để gieo vãi những hạt giống xấu, làm hư hỏng đoàn con.
Nói tóm lại, khi chúng ta để cho những động cơ xấu xui khiến mình làm điều tai hại, gây ra gương xấu cho người chung quanh… là chúng ta đã đầu quân vào binh đội của Sa-tan và trở thành chiến binh đắc lực của y.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là Người gieo hạt giống hoà bình yêu thương và Chúa kêu mời chúng con tiếp nối sứ mạng cao quý nầy để hạt giống Tin mừng được gieo vãi khắp nơi.
Xin cho chúng con trở nên những chiến sĩ nhiệt thành của Chúa để cùng Chúa gieo rắc hạt giống Tin mừng và đừng để chúng con vô tình trở thành chiến binh của Sa-tan, tiếp tay với y để gieo rắc những hạt giống độc hại làm hư hỏng gia đình và làm suy đồi xã hội. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
================
Suy niệm 4
CỎ LÙNG VÀ LÚA TỐT: HÃY ĐỂ CẢ HAI MỌC LÊN
Anh chị em rất thân mến! Bức xúc trước những thách đố trong cuộc sống, nơi quê hương, gia đình cũng như vấn nạn cá nhân gặp phải, chúng ta thường có xu hướng vồn vã, đi đến kết luận vội vàng và không đúng đắn. Cũng như bao người khác, xã hội và giáo hội đang phải đương đầu với vô số vấn đề dường như chẳng có lời giải đáp, nào là vấn đề về hôn nhân, gia đình, vấn đề đạo đức, luân lý, v.v...Trong bối cảnh đó, dường như Lời Chúa ngày hôm nay chính là câu giải đáp cho chúng ta.
Trước tiên, chúng ta thử đặt mình vào vai trò của người thợ làm công, để rồi chúng ta có thể tìm ra giải pháp, phương thế, cách thức cho các vấn đề nan giải, vấn nạn khủng hoảng về đời sống tâm linh, đời sống đức tin nhất là trong thời đại này. Đứng trước hiện tượng ‘cỏ lùng dường như không được gieo mà lại mọc lẫn lộn và lớn nhanh với lúa tốt’, chúng ta cũng giống như các người thợ trong bài dụ ngôn hôm nay: thắc mắc, đặt nghi vấn với chủ vườn “Thế ông không gieo giống lúa tốt trong vườn ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?” (Mt 13, 27) Và rồi giải pháp nhanh gọn mà chúng ta có xu hướng chọn lựa đó là “Nếu ông bằng lòng, chúng tôi sẽ đi nhổ cỏ lùng” (Mt 13, 28). Qua đây, chúng ta có thể đưa ra một số câu hỏi để làm chất liệu suy tư về cách nhìn nhận, tiếp thu và giải quyết vấn đề của con người chúng ta, đó là: dường như ‘cỏ lùng’ nhiều hơn ‘lúa tốt’? Cái ác, điều xấu xa, sự bất công, bất chính dường như ‘lên ngôi’, lấn át, đè bẹp điều tốt đẹp, thánh thiện? Người bất chính dường như được hẫu thuận, hỗ trợ nhiều hơn những người lành, những người hy sinh bản thân, bảo vệ công lý, bênh vực và dám nói sự thật!Và Thiên Chúa dường như ‘nhẹ tay’, thinh lặng, quá nhân từ hay quên lãng con người trước bao cảnh lầm than của đời người mong manh?
Thiết nghĩ, mỗi người chúng ta có thể tự vấn bản thân và đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi trên. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu xem cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của ông chủ thửa lúa đó như thế nào. Khi nghe ý kiến đề xuất của thợ làm công, ông chủ đã khẳng định, trả lời ngay rằng: “Không đưc, ko khi nh c lùng, các anh li nh luôn c lúa chăng. Hãy c đ c hai mc lên cho đến mùa gt. Và đến mùa, ta s dn th gt: "Các anh hãy nh c lùng trưc, ri bó li tng bó mà đt đi, sau mi thu lúa li cht vào lm cho ta"” (Mt 13, 29-30). Thật vậy, qua đây, chúng ta có thể suy tư như thế này: cách thức nhìn nhận sự việc và quyết định của Thiên Chúa khác xa với con người chúng ta. Con người thường nhìn gần và hạn hẹp, thu mình vào lăng kính chủ quan hoặc chôn mình vào quan điểm chẳng hề khách quan. Còn lối giải quyết, phân định vấn đề của Thiên Chúa được đặt trên nền tảng: lòng thương xót, công minh và yêu thương. Không chút vồn vã, kết luận vội vàng, mà Người luôn nhẫn nại chờ đợi, mời gọi chúng ta quay về với Người, mặc dù chúng ta chẳng xứng đáng với tình yêu mà Người luôn dành trọn cho chúng ta như lời sách Khôn Ngoan là bằng chứng xác thực “sc mnh ca Chúa là ngun gc s công minh, và vì Ngưi là Chúa mi s, nên t ra khoan dung vi mi ngưi” (Kn 12, 15) và tiếp đến, “là ch sc mnh, nên Chúa xét x hin lành, Chúa thng tr chúng ta vi đy lòng khoan dung: vì khi Chúa mun, mi quyn hành tuân lnh Ngưi. Khi hành đng như thế, Ngưi dy d dân Ngưi rng: Ngưi công chính phi ăn nhân đo, và Ngưi làm cho con cái Ngưi đy hy vng rng: Ngưi ban cho k ti li ơn ăn năn sám hi” (12, 18-19). Chúng ta có thể rút ra rất nhiều điều cho mình khi tiếp cận, nhìn nhận sự việc, quyết định và đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề qua Lời Chúa hôm nay. Thiết nghĩ, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, đó là: Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi con người, và chính vì thế, con người chúng ta có cơ hội ‘làm lại cuộc đời’ mỗi khi xa ngã, lỡ chân trật bước…Do đó, trong mối tương quan giữa người với nhau, hay tương quan trong cộng đoàn, chúng ta cũng nhẫn nại và luôn cho người khác cơ hội, không nên đóng khung, đẩy họ vào chỗ không lối thoát. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, con người thường cướp đi vai trò, hoặc giẫm đạp lên công lý, tước đi quyền quyết định tối thượng của Thiên Chúa, đó là: tự mình phán quyết điều thiện và sự ác. Tự cho mình là Đấng Tạo Hoá, có quyền sát sinh, tự quyết, mặc dầu mình chỉ là loài thọ tạo! Hãy loại bỏ những tư tưởng ấy! Hãy quay về với ‘căn tính’, căn nguyên của con người chúng ta! Hãy để Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá thực hiện những gì mà Người muốn nơi cuộc đời, xã hội, giáo hội chúng ta! Tuy nhiên, để thực hiện được những điều trên, chúng ta cần đến Chúa Thánh Linh, và nhờ Người, chúng ta mới biết khiêm nhu nhìn nhận sự yếu hèn của mình, để rồi mở rộng tâm can, đón mời Thiên Chúa vào cung lòng, đời sống, cộng đoàn, xã hội, giáo hội mình; nhờ đó, Thiên Chúa sẽ thực hiện bao kỳ công nơi chúng ta, xã hội và giáo hội như thánh Phao-lô xác quyết trong thư gửi cho cộng đoàn Rô-ma “Thánh Thn nâng đ s yếu hèn ca chúng ta. Vì chúng ta không biết cu nguyn thế nào cho xng hp, nhưng chính Thánh Thn cu xin cho chúng ta bng nhng tiếng than khôn t. Mà Đng thu sut tâm hn, thì biết điu Thánh Thn ưc mun. Bi vì Thánh Thn cu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa” (Rm 8, 26-27).

Nguyện cho Lời Chúa được trổ sinh hoa trái trong cuộc sống chúng con! Xin cho mỗi chúng con biết đón nhận Ý Chúa hơn ý gian trần, biết thực thi Kế Hoạch của Chúa hơn là phương kế trần gian, và biết khiêm tốn nhìn nhận mình yếu đuối để được đỡ nâng, bổ dưỡng trên con đường lữ thứ về nhà Cha cùng với anh chị em chúng con.
Chúa nhân hậu và khoan dung
Vẫn để ‘lúa tốt, cỏ lùng' mọc lên
Đến ngày tận thế gọi tên
‘Lúa’ thu vào lẫm, được nên thông phần
Còn ‘cỏ lùng' kia bất nhân
Gom vào thiêu đốt, chẳng cần tiếc chi. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
================
Suy niệm 5
Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ
(Mt 13,24-30)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay làm nổi bật hình ảnh của Một Thiên Chúa giầu lòng từ bi và hay thương xót, luôn kiên nhẫn đời chờ kẻ có tội biết ăn năn.
Thiên Chúa khoan dung cách lạ lùng
Thiên Chúa của chúng ta là một người cha đầy lòng trắc ẩn, và rất mực khoa dung. “Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung” (Kn 12, 16). Người luôn chờ đợi với con tim rộng mở để đón chào và tha thứ cho người có tội, kẻ gian ác muốn ăn năn. Ngài luôn tha thứ, nếu đến với Ngài… Chúa dạy : “ Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12, 19).
Thái độ của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy tình thương mến của Thiên Chúa mà những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi có thể trở nên hạt giống tốt. Lòng trắc ẩn không phải là làm ngơ trước sự xấu; hay là lẫn lộn giữa tốt và xấu!
Lý do cuối cùng để Thiên Chúa thực hiện lòng bao dung là muốn cho tội nhân trở lại mà được sống, đây là lòng bác ái quá bao la. Thế nên thái độ của người công chính ở đời, của người đi theo đường lối Thiên Chúa, là phải nhân đạo, thương người, không muốn cho kẻ có tội bị tiêu diệt nhưng là mong họ sám hối ăn năn.
Kiên trì và cố gắng
Với dụ ngôn “Cỏ Lùng”. Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ cũng như chúng ta về sự kiên nhẫn và lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với đủ hạng người, lành cũng như dữ, đồng thời cảnh tỉnh chúng ta đừng có nông nổi như người tôi tớ và nhất là phải luôn cố gắng. Ông chủ trong dụ ngôn thật nhân hậu tuyệt vời. Ông thận trọng thẳng thừng nói: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt” (Mt 13, 29-30). Ý muốn nói, giống tốt cũng phải mọc lên và sinh bông trái; nếu không, đến mùa gặt là ngày tận thế, giống tốt cũng chỉ là cỏ, bị bỏ vào lửa thôi. Bởi cứ sự thường, người ta sẽ chỉ gặt lúa mang về nhà. Còn rươm rạ sẽ cắt sau. Nhưng ở đây vì tôi tớ đang muốn biết về số phận của cỏ lùng, nên buộc lòng người chủ phải nói đến nó trước.
Đôi lúc thấy sự dữ hay kẻ dữ lấn át người lành, và cũng dễ thấy, người lành thánh ao ước có được một thiên đàng ngay trên trần thế, nên muốn Thiên Chúa diệt sạch kẻ ác ra khỏi thế gian. Lời thân thưa và tiếp đến là lời cầu xin của người đầy tớ với ông chủ trong dụ ngôn là một bằng chứng : “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruống ông sao ? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có? ” (Mt 13, 27) Nhiều người hôm nay vẫn hỏi Chúa : Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên mọi sự trong đó có con người, và Ngài đã chẳng thấy mọi sự đều tốt đẹp đó sao ? Vậy, sự dữ, người gian ác do đâu mà có ? Và họ khơi lên ước muốn trừng phạt : “nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ” (Mt 13, 28).
“Cỏ lùng” tiếng Do Thái, có gốc từ chữ “Satan” và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, hội đoàn, giáo họ, giáo xứ, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn nhổ cỏ xấu đi ngay lập tức, nhưng ông chủ ngăn cản vì sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa. Bởi cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn… Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt rõ ràng, nhưng Thiên Chúa sẽ làm điều đó. Ông chủ trong dụ ngôn thật nhân hậu tuyệt vời.
Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta
Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, cụ thể hơn, sống chung với kẻ vô đạo, kẻ gian ác, chống lại sự thiện, người môn đệ Chúa được mời gọi bắt chước Chúa, hy vọng với niềm tin vào chiến thắng chung cuộc của sự Thiện, là chính Thiên Chúa.
Thật vậy, chỉ trên mặt đất này mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.
Thánh Augustinô quan niệm : “Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại”.
Vì thế, trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là kiên nhẫn với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.
Việc cần làm là tích cực gieo quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt. Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: “Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta”(Rm 8, 26).
Sau cùng, cần phải vững tin, hy vọng và sống bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: “Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rm 12, 21).
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
================
Suy niệm 6
DỤ NGÔN CỎ LÙNG
Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13, 24-43
Trong dụ ngôn cỏ lùng hôm nay, người đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” (Mt 13,28). Ông bảo: “cứ để cả hai lớn lên cho tới mùa gặt… Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.” (Mt 13,30). Thiên Chúa là Đấng cho mưa xuống trên cả người lành và kẻ dữ. Ngài tôn trọng những quy luật tự nhiên, cũng như tôn trọng sự tự do của con người. Ngài kiên nhẫn chờ đợi sự hoán cải, đổi mới từ cỏ lùng trở thành lúa tốt. Trong bài đọc I, sách Khôn ngoan nói về cách đối xử nhân hậu của Thiên Chúa: “Vì Chúa chăm sóc mọi loài. Ngoài Ngài ra,  chẳng còn thần nào khác để Ngài phải chứng tỏ rằng các phán quyết của Ngài không bất công. Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh, và vì Chúa làm bá chủ vạn vật, nên Chúa nương tay với muôn loài... Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con...” (Kn 12, 13.16.18).
Khi rời đám đông về nhà, các môn đệ xin Đức Giêsu giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng. Người giải thích thật rõ ràng: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.” (Mt 13,37-39). Bức tranh “ruộng thế gian” luôn gồm đủ mọi hạng người. Nhân thế không chỉ có sự khác biệt giữa người với người, mà còn có cả sự thù nghịch giữa người với người nữa. Cỏ lùng và lúa ví như kẻ xấu người tốt luôn hiện diện, luôn có đó trong cùng một thế gian này.
Có khi cỏ lùng ngay bên cạnh mình. Mọi người trong xã hội sống chà trộn với nhau. Có thể người tốt có tư tưởng muốn thanh toán, khử trừ những người bị cho là xấu xa, hư hỏng, tội lỗi, nghiện ngập… bên cạnh, để tránh tai họa, ảnh hưởng xấu đến mình. Có khi người không ưa cũng bị đối phương coi như một thứ “cỏ lùng” và không muốn sống chung. Nhưng ngôn sứ Isaia lại mô tả một bức tranh về tình đại đồng thật đẹp: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.” (Is 11,6-8).  
Như vậy lúa sẽ sống chung với cỏ lùng, hy vọng “cỏ lùng” sẽ được Chúa biến đổi trở thành lúa tốt tươi. Có những thứ cỏ lùng lại mọc ngay trong lòng mỗi người. Vậy tự sức riêng tôi có thể nhổ cỏ lùng ra khỏi chính con người của mình được không? Khi tôi mở lòng đón Chúa vào cuộc đời hãy còn cỏ lùng ngổn ngang, nếu luôn có Chúa bên trong sẽ dần đẩy xa điều xấu, được biến đổi thành cây lúa tốt lành.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log