Thứ hai, 25/11/2024

Năm Lời Khuyên Để Giáo Dục Một Em Bé Cứng Đầu

Cập nhật lúc 15:49 26/01/2016
Năm lời khuyên giúp bạn tránh các căng thẳng và xem công việc giáo dục là một công việc thích thú

Aleteia.org, Kathleen M. Berchelmann, 2016-01-20

 Năm lời khuyên để giáo dục một em bé cứng đầu

Người ta bảo nếu dạy một đứa bé bướng bỉnh làm điều tốt thì nó sẽ làm một cách đúng đắn, nó sẽ đặt hết quyết tâm mà nó có thể có để làm. Với điều kiện là đừng làm ngược ý nó.

Dạy một đứa bé cứng đầu sẽ kiệt sức nếu bạn không dùng hết khả năng sáng tạo của mình. Đứa bé càng thông minh thì công việc càng khó. Sau đây là năm lời khuyên giúp bạn tránh các căng thẳng và xem công việc giáo dục là một công việc thích thú:

1. Đừng bao giờ đấu tranh để xem ai là người mạnh hơn ai: giáo dục một em bé có cá tính sắt là không lao vào cuộc đấu tranh ai quyết tâm hơn ai. Bạn sẽ kiệt sức. Công việc của bạn là không được chứng tỏ cho đứa bé biết ai là người điều khiển, nhưng là để giúp nó cải thiện tính tình và biết dùng cá tính đó, nhưng vẫn củng cố một vài luật căn bản. Nói thì dễ hơn là làm phải không? Tôi có vài ý kiến giúp bạn thành công.

2. Viết luật căn bản ở nhà và phải theo: thảo danh sách rõ ràng. Các em bé nhỏ thì cần ít luật; luật tùy theo độ tuổi. Với các em có độ tuổi khác nhau, viết các luật làm sao để đứa lớn nhất có thể theo. Đặt ở giữa nhà và đọc mỗi ngày. Nếu một trong các con không tôn trọng luật, bạn đọc lại cho nó nghe.

3. Tránh hình phạt làm trẻ con đau, tốt hơn là để nó suy tư một mình: với một đứa bé có cá tính mạnh, cha mẹ thường có khuynh hướng áp dụng luật bằng sức mạnh để chứng tỏ ai là sếp. La hét hay đánh đòn không phải là giải pháp lâu dài, chỉ làm nảy sinh ra cuộc đấu tranh ai quyết tâm hơn ai thì chỉ làm xấu hơn chứ không tốt hơn vấn đề. Trẻ em cần nhất là một giáo dục hài hòa để sự phát triển tinh thần được lành mạnh. Và đó chính là điểm bạn tỏ ra mình có óc sáng tạo. Bạn hãy chọn loại hình phạt làm chúng phải suy nghĩ hay giúp chúng chuộc lại cách ứng xử không đúng bằng một công việc hay một hành vi dễ thương. Các em lớn tuổi có thể viết một thư xin lỗi. Thường chúng tôi đòi các em viết lại các luật mà các em không tôn trọng, giúp các em suy nghĩ và để các em có thì giờ bình tĩnh lại. Các nghiên cứu của bác sĩ Joan Luby cho thấy, giáo dục tích cực cho các em ở độ tuổi một đến hai tuổi khi các em bị căng thẳng thường phối hợp với sự gia tăng kích thước của một vài vùng trên bộ não.

4. Vào khuôn khổ các ước muốn ích kỷ: các chướng khí thường ích kỷ. Là cha mẹ, chúng ta phải hướng lực này về điều tốt. Hãy cho trẻ em có cơ hội là người có trách nhiệm, dù chỉ trong vài phút. Để các em lớn tuổi tham dự vào các việc làm tốt. Chúng cần một lối thoát. Để chúng tham dự vào các chương trình thử sức để các em thấy các giới hạn cá nhân của mình.

5. Làm dịu bớt tính hung hăng của con mình bằng sự dịu dàng và tình yêu: với tính khí mạnh, sự mệt mỏi và bất mãn có thể làm chúng ta quên đi tình dịu dàng và âu yếm. Không có gương, các con chúng ta không học được tình dịu dàng và dễ thương. Trong ngày, nên có những lúc cha mẹ con cái gần nhau, hôn nhau, nói chuyện nhẹ nhàng với nhau. Những giờ đầu ngày, khi đi học về, hay trước khi đi ngủ là những giờ giấc thuận tiện.

Đầu tư vào con cái là đầu tư tốt nhất của cuộc đời bạn. Để thì giờ yêu thương con, giáo dục con sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nguồn vui. Nhưng nếu bạn chưa thấy niềm vui khi dạy con, thì đây là một lời khuyên nhỏ thêm cho bạn. Bạn biết đó, có nhiều người trước bạn đã thành công!

 

Marta An Nguyễn chuyển dịch
Phanxico.vn
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log