Thứ năm, 09/01/2025

Bài suy niệm thứ nhất của linh mục Cantalamessa trong Mùa Vọng

Cập nhật lúc 23:18 05/12/2015
Ngày 4 tháng 12 năm 2015, linh mục  Raniero Cantalamessa là cha giảng phòng của Nhà giáo hoàng, đã giảng trước Đức Giáo hoàng và các giám chức của giáo triều bài giảng Mùa Vọng đầu tiên.

 

Bài suy niệm thứ nhất của linh mục Cantalamessa trong Mùa Vọng

Ngày thứ sáu 4 tháng 12, linh mục  Raniero Cantalamessa, Dòng Phanxicô Cải cách là cha giảng phòng của Nhà giáo hoàng, đã giảng trước Đức Giáo hoàng và các giám chức của giáo triều bài giảng đầu tiên Mùa Vọng. Đây là giai đoạn đầu tiên của một loạt các bài giảng về bốn thể chế của Công đồng Vatican II, năm mươi năm sau ngày kết thúc. Các bài giảng về Giáo hội (Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Lumen Gentium), về phụng vụ (Hiến chế về Phụng vụ Thánh, Sacrosanctum Concilium), về Lời Chúa (Dei Verbum) và về Giáo hội trên thế giới (Vui mừng và hy vọng, Gaudium et Spes). Bài giảng đầu tiên Mùa Vọng linh mục giảng về Hiến chế Tín lý về Giáo hội, và cha sẽ giảng tiếp các bài khác trong Mùa Chay vào tháng 2 và 3 năm 2016.

Trong bài giảng đầu tiên Mùa Vọng, linh mục dựa trên suy tư của hồng y Ratzinger, trước khi ngài là Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, khẳng định “nếu muốn hiểu Công đồng thì phải bắt đầu bằng câu đầu tiên của Hiến chế Tín lý về Giáo hội: ‘Chúa Kitô là ánh sáng của các dân tộc’”.

Công đồng Vatican II đã triển khai “một khoa giáo hội học về kitô học, mang tính cách thiêng liêng và thần nghiệm hơn là mang tính cách xã hội và thể chế, linh mục Cantalamessa nói rõ. Cũng cần để lên hàng đầu tầm mức kitô học của giáo hội học của Công đồng để việc rao giảng Phúc Âm được hiệu quả hơn. Quả thật, người ta không chấp nhận Chúa Kitô vì yêu Giáo hội, nhưng người ta chấp nhận Giáo hội vì yêu Chúa Kitô.”

Linh mục Cantalamessa nhắc lại, “Giáo hội là nhiệm thể của Chúa Kitô”, ngài cho biết, khi nhìn Giáo hội là “nhiệm thể”  Chúa Kitô, khái niệm này df giúp cho chính thống giáo và công giáo gần với nhau trên quan điểm giáo hội học.

Như thế Giáo hội “đẹp trong tâm hồn”, linh mục Cantalamessa nhắc lại lời của Thánh Ambroise, thành Milan. Cha cũng nhắc lại lời của thần học gia bidănxiô Nicolas Casabilas, rằng “trong Thánh Thể, Chúa Kitô chuyển vào chúng ta và kết với chúng ta, biến đổi chúng ta trong Ngài như giọt nước hòa trong biển cả vô tận của dầu thơm”. Thánh Hilaire de Poitiers viết rằng, trong Thánh Thể, “Chúa Giêsu nói với chúng ta: Đây là Mình ta, nhưng chúng ta, chúng ta cũng có thể nói với Ngài ‘xin Chúa hãy nhận, đây là cơ thể của con’”.

Linh mục Cantalamessa cũng nói về khái niệm gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu trong thế giới hiện nay, một thế giới không còn là thế giới kitô. “Phải nói lên ‘Chúa là Thiên Chúa’ như Thánh Phaolô và các tín hữu Kitô đầu tiên đã nói”, và nhất là phải ý thức “Chúa Giêsu không còn là một nhân vật nhưng là một con người, không còn là một ký ức (…) nhưng là một hiện diện”, “điều này cũng có nghĩa không lấy một quyết định quan trọng nào mà không đặt quyết định đó vào trong lời cầu nguyện”.

Và cái gì đúng với tầm mức cá nhân thì cũng đúng với tầm mức cộng đoàn. “Sự phong phú của Giáo hội tùy thuộc vào tình yêu của Giáo hội dành cho Chúa Kitô. Phục vụ quý nhất của mỗi người chúng ta có thể làm cho Giáo hội là yêu Chúa và lớn lên trong tình mật thiết với Ngài”, linh mục kết luận.

Luca Nguyễn Trung Tín chuyển dịch
Phanxico.vn
Thông tin khác:
Về bên Chúa (09/06/2015)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Hành hương thời Cựu ước - Phần 4: Hành hương Năm Thánh
Hành hương thời Cựu ước - Phần 4: Hành hương Năm Thánh
Trong bài này, chúng ta thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của Năm thánh liên hệ với những cuộc hành hương. Qua đó, hy vọng chúng ta thấy được ý nghĩa thần học và thiêng liêng của những điều chúng ta đang làm.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log