Thứ sáu, 10/01/2025

Tìm Hiểu Mùa Vọng

Cập nhật lúc 10:33 25/11/2015
Mùa Vọng là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh. Người Kitô hữu được mời gọi chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đón mừng ngày Con Thiên Chúa giáng trần. Mùa Vọng được coi là mùa sốt sáng và hân hoan mong đợi.

Sắp đến lễ Noel, Thiên Chúa Giáng sinh (25.12) của người Kitô giáo nói chung, Công giáo nói riêng và trước ngày trọng đại đó có thời gian gọi là Mùa Vọng, xin cùng tìm hiểu.

Mùa Vọng là gì?
Mùa Vọng, một từ bắt nguồn từ tiếng Latinh: adventus, “sự đến” hoặc “đang đến” là giai doạn chuẩn bị cho sự ra đời của Chúa. Vọng là chờ đợi, nhưng nếu hiểu là chờ lễ Chúa ra đời thì không đúng lắm vì nguyên gốc của từ Adventus không phải là “vọng” mà là “đến”. Có hai tư tưởng về việc Chúa đến: (1) Chúa đến trần gian với việc nhập thể, nhập thế, một biến cố cách đây hơn 2000 năm. (2) Chúa sẽ đến vào thời cánh chung, thời tận thế.
So với Mùa Chay và Mùa Phục Sinh thì Mùa Vọng có muộn hơn. Trong ba thế kỷ đầu, lịch phụng vụ chỉ mừng lễ Chúa Phục Sinh. Lễ Chúa Giáng Sinh xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ IV. Và dần dần họa theo lễ Phục Sinh, lễ Chúa Giáng Sinh cũng có một thời gian chuẩn bị  được gọi là Mùa Vọng. Trong Mùa Vọng, người tín hữu chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đón mừng Con Thiên Chúa Giáng trần.
Mùa Vọng bắt đầu từ Kinh Chiều I Chúa Nhật I Mùa Vọng và kết thúc trước Kinh chiều I lễ Giáng sinh. Mùa Vọng cũng đánh dấu sự bắt đầu của Năm Phụng Vụ, “Ngày Năm Mới” của Giáo Hội, vào lúc mà chúng ta thay đổi chu kỳ của những bài đọc trong Thánh lễ.
Mùa Vọng là thời gian của niềm hoan hỷ trông chờ, nhưng cũng là thời gian sám hối để chuẩn bị đón mừng Đại lễ Giáng Sinh. Màu phụng vụ của Mùa Vọng là màu tím tía, một biểu tượng của sự ăn năn thống hối, màu này cũng được dùng trong Mùa Chay. Giáo Hội khuyên không nên trang hoàng bàn thờ lộng lẫy, sử dụng nhạc vui tươi náo nhiệt, ngay cả cử hành lễ cưới, trong Mùa Vọng, để tạo một cảm giác mong đợi êm đềm.

Ai đã thiết lập Mùa Vọng?
Thomas J. Talley, trong quyển "Những Nguồn gốc của Năm Phụng vụ" (The Origins of the Liturgical Year – Pueblo Publishing Company), cho thấy sự bắt đầu của Mùa Vọng trong Điều luật Thứ tư của Công nghị Saragosa (The Fourth Canon of the council of Saragosa) vào năm 380. Vào năm 567, Công nghị Tours (the Synod of Tours) đã thiết lập một tháng Mười Hai ăn chay. Và năm 581, Hội nghị Macon đã ra lệnh một Mùa Vọng Chay cho dân chúng từ Lễ mừng Thánh Martin (11-11) tới Lễ Giáng Sinh. Điều này dẫn đến cái tên Mùa Chay Thánh Martin.
Vào thế kỷ 7 và 8, những tập kinh giảng đã quy định 6 Chúa Nhật trong Mùa Vọng.
Theo cuốn Harper Collins Encyclopedia of Catholicism, được biên soạn bởi Richard P. McBien, thì Đức Giáo hoàng Gregôriô Cả, qua đời năm 604, là người thiết lập thực sự của Mùa Vọng La Mã. Đức Grêgôriô Cả đã thiết lập mùa này vào 4 tuần và đã soạn kinh cầu mùa và những bài đáp ca. Xứ Gaul (Pháp) đã làm phong phú cho mùa này với những yếu tố thuộc thuyết thế mạt và sự liên hiệp những nghi thức của Giáo hội Pháp quốc và La Mã quay trở lại Giáo hội La Mã vào khoảng thế kỷ 12.

Vòng hoa Mùa Vọng là gì?
Vòng hoa Mùa Vọng là một trong những truyền thống phổ biến nhất của chúng ta. Nguồn gốc của nó ở vào thời kỳ tiền Kitô giáo Đức và Bán đảo Thụy Sĩ – Đan Mạch, nơi mà dân chúng tập trung để tưởng niệm sự trở lại của mặt trời sau điểm chí mùa đông. Vòng hoa hình tròn này được làm bằng những cây có lá xanh quanh năm với 4 cây nến trải đều tiêu biểu chu kỳ của một năm và cuộc sống kéo dài suốt mùa đông. Vì những ngày này dài hơn, người ta đã thắp sáng những ngọn nến để tạ ơn “thần mặt trời” cho sự sáng. Đối với chúng ta, ánh sáng của những ngọn nến Mùa Vọng tượng trưng sự hứa hẹn nhập thế của Chúa Giêsu - Đấng là ánh sáng của thế gian.
Để làm một vòng hoa Mùa Vọng, bắt đầu với một vòng tròn Styrofoam, có thể mua ở những cửa hàng mỹ nghệ. Và cắt 4 lỗ cân đối vào chỗ mà bạn sẽ cắm 4 cây nến.  . Màu tím tía nhắc nhở chúng ta hướng tâm hồn về Thiên Chúa, màu hồng là màu của sự hân hoan. Đặt những nhánh cây xanh trên vòng Styrofoam. Có khi người ta còn sấy khô để bảo vệ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Khuyến khích trẻ em tham gia, nếu chúng có thể, bằng cách gom những nhánh cây, đặt những cây nến…

Tại sao những cây nến hồng thắp sáng là Chúa Nhật III Mùa Vọng?
Chúa Nhật III Mùa Vọng được biết đến như Chúa Nhật Mừng Vui bởi vì trong tiếng Latinh, những lời đầu tiên của phần mở đáp ca là “Gaudete in Domino Semper” (Luôn mừng vui trong Chúa). Vào Chúa Nhật này, lễ phục màu hồng được cho phép và cây nến hồng được thắp sáng như một điều nhắc nhở rằng chúng ta được gọi mời để hân hoan.

Cây Jesse (Giêxê/Giêsê) là gì?
Một truyền thống cổ đại đã được hồi phục vào bán thế kỷ 20 như một việc làm thường xuyên Mùa Vọng. Cây Jesse tượng trưng cho gia đình Jesse, thân phụ Vua David. Tách khỏi dòng họ gia đình này, Thiên Chúa đã trở thành xác phàm và sống giữa nhân trần. Dòng dõi Chúa Giêsu, theo Tin Mừng của Thánh Matthêu (Mt 1,1-17), đặt tên một người từ mỗi thế hệ trước khi Chúa Giêsu ra đời. Cây Jesse có thể được làm bằng giấy, vải, những nhánh cây hoặc một cây Giáng Sinh đặt trên mặt bàn. Làm hoặc thêm trang trí mỗi ngày của Mùa Vọng để nhắc nhớ tổ tiên Chúa Giêsu: "Một chồi non đã nảy lộc từ gốc Giêsê. Từ cây thập giá hoa cứu độ đã nảy sinh".

Posadas là gì?
Từ “posada” có nghĩa là “nơi nương tựa” hay “hang thú”. Phong tục Mùa Vọng này phổ biến khắp thế giới nói tiếng Tây Ban Nha, diễn lại cuộc hành trình của Maria và Giuse từ Nazareth tới Bethlehem và công việc tìm kiếm hang thú của họ dọc theo lộ trình. Nghi thức tôn giáo này kéo dài 9 ngày (từ ngày 16 đến 24.12). Thể hiện những tháng Mẹ Maria mang thai. Một nhóm người đi từ nhà này đến nhà khác trên đường quê của họ, đóng vai những người du hành trên đất lạ để cố tìm hang thú. Những người trong nhà là những người giữ quán trọ đã từ chối họ. Tại ngôi nhà cuối cùng, tất cả đều được mời vào cầu nguyện và thanh tẩy nghỉ ngơi.

Những ngày lễ trọng nào rơi vào thời gian Mùa Vọng và Giáng Sinh?
Lễ mừng Sự Thụ Thai Trinh Khiết (thường gọi là lễ Đức Maria vô nhiễm nguyên tội vào ngày 8.12). Những ngày lễ khác là lễ Giáng Sinh 25.12, và lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 1.1.                                                                                      

Thánh Nicolas ?

Thánh Nicolas là một giám mục giáo phận Myra, Thổ nhĩ Kỳ. Người Pháp gọi là Le pere Noel – (cha Noen.) Người Anh gọi là Santa Claus ( thánh Nicolas) được Giáo hội Công giáo mừng lễ vào ngày 6 tháng 12. Thánh Nicôlas và ông già Noen là cùng một người vì ngài rất yêu thương trẻ nhỏ, những người cùng khổ, nghèo đói hoạn nạn. Mỗi năm Giáng sinh về, hình ảnh ông già Noen thân thương xuất hiện khắp nơi nơi, gần gũi, vui vẻ trao quà cho trẻ em, thăm viếng, chia sẻ cho những người kém may mắn.

Những nhà sử học và những nhà viết tiểu sử thánh nhân đều viết một cách khái quát cho rằng nhiều điều được nói về Nicolas là truyền thuyết. Lại nữa, nên nhớ rằng vào thời Nicolas không có sự điều tra nghiên cứu và chứng thực về những phép lạ được xác nhận trước lúc quy luật phong thánh ra đời. Chúng ta vẫn thấy Nicolas được liệt kê trong những từ điển thánh nhân khác nhau, chẳng hạn, Dictionary of Saints – John Delaney (Doubleday). Và cũng thấy Nicolas được ghi trong Lịch La Mã vào ngày 6.12 . Mặt khác, những thánh đường và cộng đồng vào ngày này có thể chọn để cử hành nghi lễ hoặc phụng vụ tôn vinh Thánh Nicolas hoặc nghi thức phụng vụ vào một ngày thường trong Mùa Vọng. Giáo Hội Công giáo sau này đã xác nhận ngài là một con người thật của lích sử.

Chúng ta đã quá quen biết về Lễ Noel, còn gọi là Lễ Chúa Giáng sinh, nhưng ít ai biết đến Mùa Vọng, là những tuần lễ người Kitô giáo chuẩn bị cho việc đón Chúa Giêsu sinh hạ xuống trần gian. Không chỉ chuẩn bị về mặt tinh thần, tâm hồn, họ còn chuẩn bị trang hoàng nhà thờ, hang đá Bêlem thật đẹp. Ngày nay chuẩn bị Noel còn là chuẩn bị một lễ hội sinh động vui tươi, náo nhiệt khắp nông thôn , thành thị nhiều nơi trên thế giới.

Pr. Nguyễn Văn Mão
Thông tin khác:
Về bên Chúa (09/06/2015)
Xin vâng (03/06/2015)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log