"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con
Chúa Nhật VII Phục Sinh năm – B
Bài 1:
“Lạy Cha, xin cho họ nên một, xin thánh hiến họ trong sự thật”
----------------------
Vài giờ trước khi chịu chết, Chúa Giêsu không thể không chia sẻ mối lo sợ của Người. Nhiệm vụ của Người sắp hoàn tất. Ngày mai, cuộc khổ nạn rồi cũng sẽ qua. Và Người cũng sắp trở về với Cha Người trong vinh quang của Đấng Phục Sinh.
Tuy nhiên, Người cũng sắp để lại trên trái đất này các tông đồ, là những kẻ tiếp tục công việc của Người. Người biết điều đang chờ đợi họ: thái độ không hiểu biết và địch thù của nhiều người, hành trình truyền giáo liên tục, mệt mỏi đủ loại và nhất là những cơn bách hại, tù đầy, đánh đòn và cái chết dữ dằn. Họ phải uống cùng một chén đắng như Người.
Trước khi bước vào đêm khổ nạn, trước hết Chúa Kitô nGiáo Hộiĩ đến các môn đệ: những kẻ theo Người khi Người còn sống và tất cả những ai sau ngày vì yêu mến Người, dâng hiến cuộc đời mình để cứu độ thế giới. Người nGiáo Hộiĩ tới họ không phải là tìm cách làm cho họ được một cuộc sống yên ổn hoặc kéo họ ra khỏi thế giới này, cũng không phải là ban cho họ những quyền hành siêu nhiên để công kích những kẻ chống lại họ. Người biết rằng họ sẽ phải gặp nhiều hiểm nguy: hiểm nguy đến từ bên ngoài, vì chưng thế giới thường là chống đối họ; và hiểm nguy đến từ bên trong, đó chính là những yếu đuối của họ.
Trong giây phút đặc biệt này, Người hướng về Cha một kinh nguyện nồng cháy để cầu cho các tông đồ hôm nay cũng như tương lai. Kinh nguyện này gồm 2 phần quan trọng: xin cho họ nên một và xin thánh hiến họ nên thánh.
Người biết có 3 cơn cám dỗ rình chờ họ:
- Cám dỗ chạy trốn thập giá: Vào thời Chúa Giêsu, các tông đồ phải đương đầu với bách hại và sự chết . Các đấng kế vị họ cũng phải chung một số phận như vậy. Và trong thời kỳ bách hại đó, đã có một số tín hữu õ chối đạo. Nhưng tử đạo không nhất thiết là phải đổ máu, biết bao linh mục, tu sỹ và giáo dân phải chăng đôi khi muốn trốn tránh vì thấy các nhà thờ trống vắng, trẻ em bỏ học giáo lý và giới trẻ xa lạc đức tin? Biết bao người giáo dân cảm thấy mệt mỏi vì công việc từ thiện hằng ngày của họ không thấy có kết quả? Vì thế mà Chúa Giêsu tích cực cầu nguyện cho họ!
- Cám dỗ làm méo mó sứ điệp: “Lạy Cha, con đã ban lời Cha cho chúng, vì lời Cha là chân lý”. Sứ mệnh mà Chúa Giêsu giao phó cho các tông đồ thật lớn lao: là phải trung thành chuyển giao lời giáo huấn của Người. Vì chưng, đối với các tông đồ cũng như con người thời đại hôm nay không phải dễ gì mà sống được những đòi hỏi của Tin mừng. Thời đại chúng ta hôm nay thường bị cám dỗ tìm cách giải thích lời Chúa theo ý nGiáo Hộiĩ của người đời. Nhiều khi người ta còn nhân danh tôn giáo để mà chém giết lẫn nhau. Chúa Kitô đã cầu nguyện tích cực để các tông đồ đừng nhát đảm. Trải qua các thế kỷ, nhiều công đồng đã cho phép Giáo Hội vạch ra những hướng đi mới mà không đánh mất căn tính của mình và hướng đi của Thầy chí Thánh đã chỉ dạy.
- Cám dỗ không hiệp nhất: Chúa Giêsu biết rõ điều đó trong con người. Người biết rằng chủ trương Giáo Hội cá nhân có thể phá huỷ nhóm người được xem là hiệp nhất. Người đã thấy trong các tông đồ cũng có sự Giáo Hội tương tự. Người thấy họ cố gắng bằng mọi giá để sau này chiếm được vị trí tốt nhất bên cạnh Người. Người cũng báo trước sự đổ vỡ lớn lao sẽ làm cho Giáo Hội bị chia rẽ qua nhiều thế kỷ: Đông Phương và Tây Phương, Tin Lành cải Cách, Anh Giáo…Người cũng đau lòng khi thấy các giáo xứ chia rẽ giữa các ban hành giáo và các hội đoàn. Người đã cầu nguyện để Giáo Hội hiệp nhất. Lời cầu nguyện của Người đã có hiệu quả: con thuyền của Giáo Hội vẫn luôn đướng vững trong con bão táp hiện đại của những ý thức hệ lầm lạc.
Xin thánh hiến họ nên thánh. Chúa Kitô biết điều này: Các tông đồ của Người chỉ đứng vững được trong cuộc chiến không cân sức đối với thế giới, nếu họ sống thánh thiện, hay đúng hơn, nếu họ để cho Chúa Thánh Thần thánh hoá họ. Thực vậy, chúng ta không thể nên thánh như thể trở nên một vận động viên nhờ vào sức mạnh của cơ bắp. Không thể nên thánh được đối với những ai hoàn toàn sống theo những tư tuởng của thế tục. Cần phải giữ mình khỏi sa chước thần dữ. Ngày nay, Thần dữ không cám dỗ chúng ta đừng tin có Thiên Chúa nữa. Nhưng Thần dữ cám dỗ chúng ta cứ sống theo tinh thần thế tục, rồi thế nào khi về già về hưu, Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta.
Tất cả chúng ta dù là linh mục, tu sỹ hay giáo dân vẫnõ luôn luôn ở trong tư thế giằng co giữa đức tin và tham muốn trần tục. Ở trong thế gian không phải là thuộc về thế gian, đó là một thách thức lớn đối với chúng ta. Nên thánh có nghĩa là phải dành riêng và tận hiến cho Thiên Chúa, hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã cầu nguyện để các tông đồ ý thức đầy đủ về việc dâng hiến mình cho chương trình cứu chuộc. Dâng hiến mình và trung thành với lời dạy của Chúa giúp người kitô hữu có một thái độ khôn ngoan đối với những bất toàn không thể tránh được.
Nên thánh cũng có nghĩa là lo lắng bắt chước sự Thánh Thiện của Chúa Cha. “Anh em hãy thánh thiện như Cha anh em ở trên trời”. Bắt chước Chúa Cha cũng là bắt chước Chúa Kitô. Tình yêu phải chăng không là muốn nên giống người mình yêu chăng? Vậy người tông đồ muốn yêu Chúa, đòi hỏi phải chiêm ngắm Chúa Kitô: người ta chỉ có thể trở nên giống người khác nhờ vào việc chiêm ngắm người đó và dõi theo người đó từng bước. Cha Ignace Potterie nói : “Thánh hiến người tông đồ trong sự thật, đó là làm cho người tông đồ luôn hướng về cuộc sống của Con Thiên Chúa trong tương quan đối với Chúa Cha”.
Trang phục không làm nên thầy tu! Cũng vậy, chúng ta không phải là tông đồ đích thực vì đeo cây thánh giá lớn trên cổ! Nên giống Chúa Kitô là làm cho cuộc sống chúng ta nên giống cuộc sống Chúa Kitô. Khi cầu nguyện cho các tông đồ, Chúa kitô không xin gì khác ngoài điều xin cho họ được nên thánh, có nghĩa là họ được Thánh Thần thánh hiến, để giống Chúa Kitô, trở nên biểu tượng sống động của Chúa Cha.
Thế giới luôn luôn có sự thiện và sự ác trà trộn lẫn nhau. Đôi khi chúng ta muốn tẩu thoát hoặc nhốt mình trong phòng thánh. Chúa không muốn như vậy. Người muốn chúng ta ở trong thế giới để làm cho thế giới sống tình người hơn, phúc âm hoá thế giới và làm cho thế giới này thành sân bay bằng phẳng chuẩn bị cho hàng không vĩnh viễn nước trời. “Hãy làm nở hoa mảnh đất mà chúng ta đã được gieo vào. Khi đó chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui mà Chúa Kitô đã hứa và thế giới đó sẽ đẹp hơn”.
Lm Gioa Đặng Văn Nghĩa
Bài 2:
Nên một như trong Thiên Chúa
(Ga 17, 11b - 19)
Bước vào Chúa nhật thứ VII, Chúa nhật cuối cùng mùa Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần là Đấng Bầu Chữa đến.
Khi đến giờ rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều điều, toàn bộ Phúc Âm thánh Gioan chương 17 là một bằng chứng. Sau một loạt diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh nguyện vô cùng cảm động Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (Ga 17, 1-5). Thứ đến là xin "Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 17, 1). Và sau cung là lời cầu xin cho các môn đệ.
Xin cho chúng nên một
Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối mỏng giòn của các môn đệ, nên Người tha thiết cầu xin Cha cho họ được hiệp nhất trong tin yêu, để các ông có thể thi hành sứ mạng rao giảng tin mừng Nước Thiên Chúa, một sứ mạng vô cùng khó khăn và đầy những thử thách. Các ông phải tự mình đương đầu với những khó khăn ở trong thế gian, mặc dù sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, hoạt động của các ông phải qui hướng về thế giới khác. Đó là lý do khiến Chúa Giêsu cầu nguyện : "Xin cho họ nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha" (Ga 17, 21). Nhờ "sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần", được ràng buộc "bởi sợi dây bình an", tất cả họ sẽ "duy trì sự hiệp nhất của Thần khí... Chỉ có một Thân mình và một Thần khí " (Ep 4, 3 - 4), giúp họ đồng lòng hợp ý với nhau.
Vì muốn nhân loại kết hiệp ở trong Thiên Chúa, nên đã sai Con Ngài đến thế gian để thánh hiến họ trong chân lý. Khi đầu thai trong lòng Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu đã thực hiện một sự hiệp thông đầy kinh ngạc giữa bản tính Thiên Chúa với bản tính loài người "Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật" (Kinh Tin Kính). Trong cuộc Thương Khó, Người đã xuống ngục tổ tông, nhà tù giam hãm chúng ta để giải thoát và đưa chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban vinh quang cho các môn đệ : "Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con" (Ga 17, 22). Vinh quang ở đây là Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết con người với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang khi nói, "Hãy lãnh nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20, 22). Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang khi mặc lấy bản tính loài người chúng ta, bản tính đã được tôn vinh trong Thánh Thần. Vinh quang Người đã có "trước khi tạo thành thế gian" (Ga 17,5) liên kết nhân loại nên một trong Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu nói: "Lạy Cha, vinh quang mà Cha đã ban cho con, con đã ban cho chúng, để họ nên một như chúng ta là một" (Ga 17,22).
Xin Cha gìn giữ chúng
Trong suốt thời gian ở giữa các môn đệ, Chúa Giêsu đã trung thành gìn giữ họ. Khi trở về cùng Cha, Người không vắng mặt, Người cầu xin Cha cho họ, để họ giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần.
Chúa Giêsu đến thế gian để hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha đã trao, đến lượt các môn đệ, họ cũng được trao cho một sứ mạng (x. Ga 13, 1). Chúa Giêsu không xin Cha đưa họ ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi những hiểm nguy của thế gian (x. Ga 17, 15). Vì nếu đưa họ ra khỏi thế gian thì sứ mạng tông đồ của họ chấm dứt. Xin Cha gìn giữ họ khỏi bị thế gian lây nhiễm, và thánh hoá họ trong sự thật (x. Ga 17, 17), xin cho họ được tràn đầy thần chân lý. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu làm sáng tỏ : "Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17,16).
Chúa Giêsu xuống tận vực thẳm của con người để kéo con người lên vì : "Thiên Chúa là Tình Yêu". Đây là tột đỉnh của Mạc Khải. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và trong vinh quang đầy quyền thế Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện và gìn giữ để : "Không một ai trong chúng bị mất" (Ga 17,12).
Xin thánh hiến họ
Lời khẳng định trên cho thấy Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Để hoạt động trên thế gian và trong thế gian, mà không liên can đến thế gian, nghĩa là được miễn dịch khỏi thế gian, các môn đệ cần phải được hiến thánh (x. Ga 17-19).
Khi muốn bảo vệ các môn đệ khỏi Sự Dữ trong thế gian, Chúa Giêsu đã tự thánh hiến chính mình, Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng là "viên mãn trong Thiên Chúa" khi "ở trong tình yêu". Nguồn gốc của sự thánh hiến này là trung thành với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Đấng tự hiến chính mình. Người ban Chúa Thánh Thần cho họ và xin cho họ sớm đạt được điều Người cầu xin. Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con, liên kết tâm hồn họ với Chúa Cha, kết hợp trái tim tội lỗi của chúng ta với Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế. "Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian" (Ga 17, 14). Họ đã nhận được Lời, từ "Logos", Ngôi Lời của Thiên Chúa, đã trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta (Ga 1, 14).
"Lời Cha là chân lý "(Ga 11, 14). Bản chất của Lời là ở với Chúa Cha, đó là chân lý. Kể từ khi Người cho họ tham dự vào sứ mạng của Chúa Con (x. Ga 10, 36 và Ga 17, 18), họ cũng phải tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Người đã chọn và cắt đặt họ để họ sinh nhiều hoa trái. Đức Giêsu được thánh hiến trong sự thật. Người cũng xin Chúa Cha thánh hiến họ "trong sự thật". Sự thánh hiến này không phải là bên ngoài nhưng nó là sự thật, sâu sắc, thực sự.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con được hiệp nhất. Xin cho chúng con biết thể hiện tinh thần hiệp nhất giữa chúng con bằng sự biết cộng tác với nhau trong những việc làm chung, để xây dựng nhiệm thể cộng đoàn nhỏ bé, trong tình huynh đệ tương thân tương ái. Chúng con tin tưởng vào lời Chúa hứa mà chúng con đã đọc trước bài Tin Mừng, đó là được ở với Chúa đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ