Thứ sáu, 10/01/2025

Chúa nhật 5 MCB - TA HỒN THẦY XAO XUYẾN

Cập nhật lúc 09:04 21/03/2015
( Ga 12, 20-33 )
 
 
WGPHH: Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến, Thầy biết nói gì đây. Lạy cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”
   Đó là nỗi lòng của một con người, dù là một Con Người Thiên Chúa nhập thể.Nỗi đau ấy của Người cũng như hết thảy của chúng ta. Một nỗi buồn, một nỗi cô đơn đến tột độ. Đức Giêsu đã đau nỗi đau bị bỏ rơi, Người chết cô đơn trên thập giá. Người đã kêu than với Chúa Cha về nỗi kinh sợ của mình. . Không chỉ vì Đức Giêsu đã đau khổ như thế nên đã giúp tôi vượt qua nỗi khổ của tôi. Nhưng còn vì cuộc thương khó của Người thay đổi cách cầu nguyện và đức tin của chúng ta.
Người nào phẫn nộ kêu lên vì Thiên Chúa không chữa lành họ, vẫn có thể là một người tín hữu, giống như một người được bình yên đang ca ngợi Đấng Tạo Hóa. Trong Phúc Âm tiếng kêu ấy đã được ghi lại và chính Đức Giêsu đã thốt lên: “ Sao Cha nỡ bỏ con”. Lời phản ứng cũng là một lời cầu nguyện Đức Giêsu đã chia sẻ trọn vẹn kiếp người của chúng ta cho đến sự cô đơn tột độ trong cuộc thử thách quyết liệt. Đức Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa trên mặt đất này, theo nghĩa Thiên Chúa cũng đau khổ.
Tin rằng Thiên Chúa đã đau khổ trong Đức Giêsu Kitô điều ấy khuyến khích tôi cố gắng bắt chước bà Vêronica trên con đường lên núi sọ, để tiếp tục nói với Thiên Chúa và để chiến đấu chống lại bất hạnh và khổ đau (Jacqué Thierry). “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Vì là người đích thực nên Đức Giêsu cũng biết đến cái chết của loài người. Và ngôi mộ của người đã vỡ ra như một vỏ lúa khi nảy mầm. Sau khi phục sinh Người đã trở nên nguồn mạch sự sống cho mọi người và nguồn ơn cứu độ cho những ai vâng phục Người.
     Hạt giống vùi sâu trong đất, vỡ ra khỏi vỏ, nảy mầm. Đó là ý nghĩa mầu nhiệm của cuộc sống đời người sao? Vâng, từ trong gian khó nó sẽ nảy mầm tốt tươi. Đức Giêsu đau khổ chết đi, nảy sinh nhiều sức sống mới. Chỉ có thể giải thích được đó là tình yêu. Đúng thế, đặc điểm cứu độ duy nhất của đau khổ là đem lại tình yêu. Những đau đớn của bà mẹ lúc sinh nở chào đón một em nhỏ bước vào thế gian với sứ điệp: mẹ yêu thương em, bà sẵn lòng chịu thương chịu khó vì em. Nếu ta thực sự yêu thương một ai, ta sẽ vui mừng khi có dịp để chịu đau khổ vì mẹ. Đó là chứng cứ biểu hiện của tình yêu ta dành cho họ. Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi chết. Thiên Chúa đã dùng thứ ngôn ngữ đau khổ để giao tiếp với con người.
    Đau khổ là cuộc thử thách đức tin. Đối với người tín hữu, thử thách không kéo xa lìa Thiên Chúa, nhưng trở về vườn cây Dầu, nơi Thiên Chúa đã đến để thực hiện một điều Người không thể làm được trên thiên đàng; Đó là chịu đau khổ với nhân loại. Thập giá của Chúa Kitô là điểm gặp gỡ giữa Người với nhân loại khổ đau.
      Đúng thế, “ nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình”
Những người Hy Lạp thời đó đẫ đi lên Giêrusalem, vào dịp lễ vượt qua, để thờ lạy Thiên Chúa. Họ muốn “ thấy” Chúa Giêsu. Lời thỉnh cầu của họ được ông Philiphê và ông Anrê thưa lại với Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu tuyên bố: “ Đã đến giờ con người được tôn vinh”.
Qua dụ ngôn hạt lúa mì rơi xuống đất, ôi Giêsu, Chúa đã loan báo sự vinh quang đó, nhất thiết phải đi qua cái chết và được táng trong mồ. Nhưng Chúa là chủ của số phận mình. “Giờ “ của Chúa là giờ Chúa tự do hiến cuộc đời mình. Hơn nữa cái chết của Chúa không phải là sự chấm dứt một số phận dù có rực rỡ đến đâu, nó là mầm mống của sự phục sinh và của cuộc đời viên mãn. Cũng như nắm lúa mỳ kia gieo xuống đất, và nó trở thành một mùa bội thu, trăm hạt nhờ một hạt…
     Ôi Giêsu! Giờ của Chúa, là giờ Chúa hiến cuộc đời mình trên thập giá, không chỉ cho dân tộc Israel mà để đoàn tụ trong sự hiệp nhất tất cả con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi.( Ga 11, 51). Cuộc hy tế của Chúa là ơn tha thứ cho mọi người đến với Chúa, dù là ai. Hy tế của Chúa là sự hòa giải và sự bình an cho mọi dân tộc.( LM. André Guitton. S.s.s)./.
 
Pr. Nguyễn Mai
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Giáo họ Nga Quán – Giáo xứ Cổ Phúc
Thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Giáo họ Nga Quán – Giáo xứ Cổ Phúc
Sáng thứ Tư, ngày 08.01.2025, cộng đoàn Giáo họ Nga Quán, Giáo xứ Cổ Phúc hân hoan chào đón Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, cùng quý cha, quý tu sĩ, quý ân thân nhân, quý khách xa gần về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn làm phép ngôi nhà thờ của giáo họ.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log