vì sự từ bỏ chính mình, là sự nhận lại được chính mình, đó là sự giàu có đích thực. Nhưng, sự từ bỏ chính mình, mà không có điểm tựa vững chắc, thì thật là hoang phí. Sự từ bỏ chính mình của Chúa Giêsu, có một điểm tựa vũng chắc, đó là Thiên Chúa
( Ga 2, 13 -25)
Thưa quý vị, thưa các bạn, nói về đền thờ chúng ta thường liên tưởng đến đền thờ vật chất, vật chất là điều nhìn thấy được, nhưng vật chất không đồng hành với thời gian, vì vật chất vốn hữu hạn. Vậy có thể định nghĩa được, cái gì hữu hạn là vật chất. Theo đó, điều gì vĩnh cửu thì thuộc về tinh thần. Từ đây suy ra, tinh thần và vật chất cũng như Nước Trời và trần thế. Nước Trời thì vĩnh cửu, còn trần thế thì chóng qua. Như vậy, suy rộng ra, những ranh giới của tinh thần và vật chất cũng giống như sự “ giàu “ và ” nghèo ”. Đau khổ và hạnh phúc.
Nhưng, sự giàu và nghèo đi với tinh thần và vật chất luôn có sự nghịch lý. Trao đổi qua lại, sự hoán đổi nghịch lý, nhưng ý nghĩa sâu xa chính là sự thuận lý. Vì, nghèo vật chất thì giàu tinh thần, trái lại giàu vật chất thì nghèo tinh thần. Nếu phàm nhân vừa giàu vật chất , vừa giàu tinh thần thì thật là hiếm có .
Từ đó, phải có sự chọn lựa dứt khoát. Nên chi, vấn đề vật chất và tinh thần là hai vấn đề lớn trong cuộc đời. Nhiều khi mất cả hai, thì dễ, nhưng được cả hai thì hoàn toàn không dễ.
Nhưng, nếu bước theo Chúa Giêsu, thì Người đòi hỏi phải chọn lựa dứt khoát. Tại sao vậy, thưa quý vị ? Thưa, vì sự từ bỏ chính mình, là sự nhận lại được chính mình, đó là sự giàu có đích thực. Nhưng, sự từ bỏ chính mình, mà không có điểm tựa vững chắc, thì thật là hoang phí. Sự từ bỏ chính mình của Chúa Giêsu, có một điểm tựa vũng chắc, đó là Thiên Chúa. Vâng, Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa, mới là “điểm tựa” vững chắc cho chúng ta.
Vâng, điều nầy không phải bây giờ quý vị mới nghe thấy. Mà là : “ biết rồi khổ lắm nói mãi ”. Nhưng nói mãi cũng không thừa, bởi vì, nói thì dễ nhưng thực thi thì khó.
Nhưng, đã là chân lý, thì chúng ta cố gắng noi theo và thực thi cho tốt, vì giá trị tinh thần bao giờ cũng hơn giá trị vật chất.
Trở về Lời Chúa Chúa Nhật III Mùa Chay hôm nay ( Ga 2, 13 -25) . Chúng ta thấy, có hai phần :
Phần Thứ nhất : Đức Giêsu tẩy uế đền thờ : từ câu 13 – 22, phần nầy quan trọng. Phần nầy có 03 ý :
a/ Việc làm ô uế đền thờ, cảnh buôn bán, đổi tiền. Đến độ Chúa Giêsu nổi giận ( c 13 – 16).
b/ Câu Thánh Kinh minh chứng về Chúa Gie6su ( c 17)
c/ Chúa Giêsu nói về đền thờ tinh thần, nhưng người Dothai hiểu về đền thờ vật chất ( c 18 - 22)
Phần thứ hai : Đức Giêsu ở tại Giêrusalem ( c 23 -25)
Đoạn nầy là phần đầu của phần B. Lễ VƯỢT QUA THỨ NHẤT, trong phần II / Nói Về SỨ VỤ CỦA ĐỨC GIÊSU. Thuộc phần 1 : LOAN BÁO NHIỆM CỤC MỚI CỦA NGƯỜI .
Theo đó, chúng ta thấy. Chúa Giêsu bắt đầu hành trình lên Giêrusalem, chịu nạn, chịu chết để đem ơn cứu độ cho nhân loại, Người vào thành Thánh thấy cảnh tượng tục hóa đền thờ, nh7ng4 cảnh tượng buôn bán , đổi tiền, tạo nên một cảnh “chợ” đời hơn là một nơi thờ phượng.
Quả thật, nếu một nơi thiêng liêng để phụng sự Thiên Chúa, mà không tinh thần hóa, có nghĩa là thoát tục cầu thiêng, thì là một cảnh “ chợ ” không hơn không kém. Chúa Giêsu thật sự đã mang đến cho chúng ta một bài học về sự tôn thờ Thiên Chúa. Một giá trị tinh thần xứng hợp để tôn thờ một Thiên Chúa mà thôi.
Đến đây, chúng ta cần biết về sự mua bán, đổi tiền nơi Thánh Đô Giêrusalem, vì lễ vật ngày xưa, nếu sinh con trai đầu lòng , thì được gọi là của Thánh, phải tiến dâng cho Thiên Chúa, lễ vật gồm, một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu non, theo luật Môisen. Nhưng, luật nầy bị thêu dệt ra nhiều bởi các kinh sư, và những lễ vật nầy cần phải kiện toàn, tức sửa đổi , thay thế. Tức một lễ vật vĩnh cửu và duy nhất, được dâng một lần là đủ. Đó là Hy Lễ Con Thiên Chúa, Đấng đến để kiện toàn luật Môisen. Theo đó, chính Chúa Giêsu đã lên án sự làm ô uế đền thờ Giêrusalem của người Do-thai.
Chúa Giêsu đã tự nguyện nộp mình trở nên Hy Lễ đền thay muôn đời cho nhân loại. Vì thế, người đã dùng đền thờ mang giá trị thiêng liêng đích thực, để thay thế sự thờ phương mang ý nghĩa tục hóa, vật chất.
Vấn đề chính ở đoạn Tin Mừng hôm nay là sự biến đổi, cuộc cách mạng phụng thờ cùa nhân loại đối với Thiên Chúa. Người lập lại, tái lập sự thờ phượng xứng hợp của phàm nhân đối với Đấng Tối Cao là Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho thấy, Thiên Chúa phải được tôn thờ trên giá trị tinh thần, chứ không phải là giá trị vật chất. Người dạy cho con người mọi thời đại biết tôn thờ Thiên Chúa theo giá trị tâm linh chân thật, chứ không phải là những xu hương nhất thời.
Giá trị vật chất có nghĩa khi và chỉ khi, giá trị tâm linh chân chính được tôn trọng đúng cách . Cụ thể như chốn thờ phương, không bằng “tâm” thờ phượng, nhà thờ vật chất, không thể đánh đổi đền thờ “tâm hồn”. Vì phương tiện vật chất không thể thay thế phương diện (đền thờ ) tâm hồn. Vì , vật chất là phương tiện cho phàm nhân, chứ không hề thay thế được “lòng“ thờ phượng chân chính của con người đối với Thiên Chúa.
Khởi đi, từ bài đọc I hôm nay (Xh 20, 1- 17), Thiên Chúa truyền cho ông Môisen Mười Điều Răn, theo đó, chúng ta thấy, Thiên Chúa dành cho con người bảy điều, cò Thiên Chúa chỉ có ba điều.
Bài đọc II ,( 1Cr 1, 22-25) thánh Phao-lô cho chúng ta biết, Thiên Chúa là trên hết, là giá trị tuyệt đối, bởi vì , “ Cái gì mà con người cho là điên rồ, thì điều ấy lại là điều khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa, cái gì chúng ta cho là yếu đuối, thì sẽ trở nên mạnh mẽ trước mặ Thiên Chúa.” ( c 25)
Qủa thật, đây là niềm cậy trông, sự khích lệ chính đáng cho những ai can đảm bước theo Chúa Giêsu- Kitô. Chúng ta tự hào và vững bước một cách hãnh diện vì lời lẽ của thánh Phao-lô nói về Đức Kitô tử nạn và phục sinh.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng lửa nhiệt thành mà hun đúc lòng mến Thiên Chúa, là sự thờ phượng chính đáng cho chúng con noi theo. Xin ban cho chúng con cũng biết dùng lửa nhiệt thành mà hun đúc sự phụng thờ Thiên Chúa cách xứng hợp./. Amen
P. Trần Đình Phan Tiến