Tìm hiểu ơn gọi ĐAN TU BIỂN ĐỨC THIÊN HÒA

Cập nhật lúc 16:41 20/04/2024
Đan viện Biển Đức Thiên Yên giáo phận Hưng Hoá
Đan viện Biển Đức Thiên Yên giáo phận Hưng Hoá
Đan viện Biển Đức Thiên Hoà giáo phận Ban Mê Thuột nhà mẹ Thiên Yên
Đan viện Biển Đức Thiên Hoà giáo phận Ban Mê Thuột - Nhà mẹ Thiên Yên
I. ĐÔI NÉT VỀ THÁNH BIỂN ĐỨC
Thánh Biển Đức chào đời khoảng năm 480 tại Nurcia, Italia, trong một gia đình trung lưu ở miền quê. Năm 14 tuổi, ngài được gửi tới Rôma để theo đuổi việc học. Nhưng con đường học vấn không làm thỏa mãn con tim khao khát Thiên Chúa. Vì vậy, ngài đã trốn đi tới một hang động ở Subiaco và bắt đầu sống đời ẩn sĩ, cô tịch.
Vào quãng năm 529, thánh Biển Đức thiết lập đan viện đầu tiên trên núi Monte Cassino – một đan viện thời danh. Chính tại đây, thánh Biển Đức đã soạn Tu Luật cho các đan sĩ của ngài. Thánh Biển Đức đã phân phối ngày sống của đan sĩ cho ba hoạt động chính là cầu nguyện, học hành lao động. Tinh thần của cuốn Tu Luật có thể được tóm gọn trong câu: “Tuyệt đối không ưa chuộng gì hơn Đức Kitô”. Thánh Biển Đức qua đời ngày 21 tháng 3 năm 547 và từ cuối thế kỷ thứ VIII, ngài được kính nhớ vào ngày 11 tháng 7.
Trải qua 15 thế kỷ, dòng Biển Đức vẫn tồn tại và không ngừng phát triển khắp năm châu. Ngày 24 tháng 10 năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ra Tông thư “Sứ giả hòa bình” (Pacis nuntius), đặt thánh Biển Đức làm bổn mạng toàn Châu Âu.
II. ĐỜI SỐNG ĐAN TU
1. Linh Đạo
Đời sống đan tu trong Đan viện tập trung vào ba hoạt động chính là cầu nguyện, tri thức và lao tác. Ba hoạt động đó như kiềng ba chân giúp cộng đoàn đứng vững và phát triển.
a) Đời sống cầu nguyện: Đời sống cầu nguyện được thể hiện rõ rệt nhất trong thánh lễ, các giờ kinh phụng vụ, Lectio Divina, và qua những việc đạo đức cá nhân như: lần chuỗi, viếng mộ, đọc kinh cầu nguyện riêng trong sự âm thầm… tất cả được lồng vào một cách hài hòa trong ngày sống của đan sĩ. Đời sống cầu nguyện của Đan viện nhằm giúp người Đan sĩ sống thân mật với Thiên Chúa và từ đó có sức lan tỏa trong việc cộng tác vào công cuộc cứu độ thế giới.



b) Đời sống tri thức: việc trau dồi đời sống tri thức là một bổn phận mà mỗi Đan sĩ trong Đan viện phải nỗ lực không ngừng. Bởi vì “vô tri bất mộ”. Việc làm này giúp các Đan sĩ có sự hiểu biết để sống đời đan tu cho xứng đáng với những gì đã được truyền thống và các bậc tiền bối để lại, bằng việc tự nghiên cứu trau dồi kiến thức qua sách vở, qua những kinh nghiệm trong cuộc sống.



c) Đời sống lao tác: Lao tác thể hiện một đặc tính của người Đan sĩ. Thật vậy, mỗi thành viên trong Đan viện đều ý thức và sống theo khẩu hiệu của Đan sĩ Biển Đức: “Ora et Labora – cầu nguyện và lao động”. Lao động nhằm giúp các Đan sĩ có thể tự cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt của mình, đồng thời còn giúp các Đan sĩ thánh hóa bản thân, hiệp thông với tất cả những lao nhọc của nhân loại trên thế giới để thánh hóa thế giới.















2. Hoạt Động Truyền Giáo
Với đời sống chiêm niệm, các Đan sĩ không hoạt động bên ngoài, thế nhưng các Đan sĩ vẫn cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo qua giờ Chầu Thánh Thể vào thứ Năm và Chủ Nhật hằng tuần. Đặc biệt là truyền giáo qua việc đón tiếp khách đến Đan viện. Thật vậy, ngoài những sinh hoạt tạo nên căn tính của đời sống đan tu như đã trình bày ở trên, Đan viện còn có những sinh hoạt khác nữa như: đón tiếp khách đến thăm viếng Đan viện, khách hành hương, tĩnh tâm… Những sinh hoạt này vừa giúp các đan sĩ tỏ lòng hiếu khách đối với những ai lui tới Đan viện, vừa thể hiện tinh thần truyền giáo của các Đan sĩ. Vì đối với thánh Biển Đức: “Mọi khách đến Đan viện phải được tiếp đón như Chúa Kitô”(Tu luật chương 53)













3. Chương Trình Đào Tạo
Thỉnh viện (18 tháng). Giai đoạn này ứng viên tìm hiểu: Ơn gọi Biển Đức, Nhân bản, Nhạc lý và Phụng vụ tổng quát.
Tập viện (18 tháng). Giai đoạn này tập sinh được đào tạo: Nhập môn Kinh Thánh, Lectio Divina, Thánh vịnh, Bí tích tổng quát, Lời khấn đan tu, Hiến pháp, Tu luật, Giáo luật đời sống thánh hiến, Tu đức, Lịch sử linh đạo đan tu, Luân lý kitô giáo căn bản và đời sống cộng đoàn.
Kinh viện (5 năm). Giai đoạn này, khấn sinh được đào tạo Giáo lý, Việt Văn, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Pháp văn)
Sau Khấn Trọng. Giai đoạn này khấn sinh trọng được gởi đi học triết học và thần học.
Đào tạo trường kỳ. Sau giai đoạn triết học, thần học, anh em tự tiếp tục nghiên cứu thêm và có thể gửi anh em đi du học.
III. TUYỂN SINH ƠN GỌI
Điều kiện gia nhập:
- Thực tâm tìm Chúa, ham thích Thần Vụ, ái mộ vâng lời.
- Tất cả các bạn nam Công Giáo trên khắp mọi miền đất nước có thể đến tìm hiểu ơn gọi.
- Tốt nghiệp THPT. Trường hợp đặc biệt vì hoàn cảnh các bạn chưa tốt nghiệp THPT mà yêu thích đời sống Đan tu vẫn được đón nhận.
- Sức khỏe tâm thể lý ổn định.
- Thời gian tìm hiểu: bất cứ lúc nào các bạn muốn.
IV. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
1. Đan viện Biển Đức Thiên Hòa. Giáo Phận Ban Mê Thuột
Thôn 5, xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk
Đan sĩ linh mục: Ambrôxiô Nguyễn Xuân Hùng (Bề Trên Giám Quản). Sđt: 0918.747.157.
2. Đan viện Biển Đức Thiên Yên. Giáo Phận Hưng Hóa
Xóm Mỵ, xã Yên Mông, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Đan sĩ linh mục: Phanxicô Paola Huỳnh Hoàng Nam (Trưởng Đan viện Thiên Yên).
Sđt: 0908.802.831.
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Giáo xứ Yên Tập: Đức cha Đaminh dâng Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024
Giáo xứ Yên Tập: Đức cha Đaminh dâng Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024
Trong niềm vui chung của toàn nhân loại mừng ngày Ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế cứu độ trần gian, Giáo xứ Yên Tập hân hoan chào đón Đức cha Đaminh, Giám mục Giáo phận đã đến thăm và chủ tế Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh vào tối ngày 25 tháng 12 năm 2024.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log