Thứ hai, 25/11/2024

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B

Cập nhật lúc 09:23 10/12/2020
Suy niệm 1
Làm chứng về sự sáng
(Ga I, 6-8, 19-28)
Ngày nay có nhiều người tự hỏi: "Tôi đang ở đâu? Cuộc sống của tôi dẫn đến đâu? Tôi thực sự là ai? Cái "tôi" này thật khó có thể nói hết được:
- Không ai có thể nói "tôi" mà không thừa nhận rằng mình đã có những người khác đi trước mình. 
- Không ai có thể nói "tôi" mà không mở một con đường hạnh phúc hay bất hạnh cho những người mà mình chia sẻ.
- Ngay cả cha mẹ chúng ta cũng biết rằng các ngài không chắc chắn mấy về tương lai con cái các ngài sau này.
Ông là ai? Mấy vị tư tế và Lê-vi Do-thái không thể hiểu Gioan Tẩy Giả mặc áo lông da thứ, ăn châu chấu và mật ong rừng là người thế nào, một nhân vật lạ kỳ và rất có tầm ảnh hưởng. Người này có một hành vi bất thường:
- Tại sao lại làm phép rửa? Người này ở trong hoang địa, thế mà nhiều dân thành Gierusalem lại kéo đến. 
- Người này không xếp mình vào loại Ê-lia hoặc Đấng Mê-si-a. Người này đều từ chối các danh xưng đó.
Người ta tiếp tục hỏi ông: “Vậy ông là ai? " Bị dồn ép và ông đã sáng suốt trả lời:
- Gioan chỉ có thể định nghĩa mình bằng cách tham chiếu với một người khác mà ông có nhiệm vụ dẫn đến như một con đường phải thực hiện: "Hãy san bằng con đường của Chúa!" 
- Gioan xác định bản thân mình trong mối tương quan với một người đến sau mình, một người mà người ta không biết, một người mà ông rất tôn trọng: "Tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”. Tất nhiên, câu nói này"Tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”, báo trước một thời điểm quan trọng về cuộc phiêu lưu Tin Mừng. Như Gioan Tẩy Giả đã nói, sẽ đến giờ Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ với một cử chỉ tôn trọng vô hạn. 
- Gioan chỉ chắc chắn một điều về Chúa Giêsu: “Giữa các ông, có Đấng mà các ông không biết”.
Về phần Chúa Giê-su, vào thời điểm sắp bước vào cuộc khổ nạn, Ngài chỉ ở lại trong tương lai của những người có đôi chân mà Ngài rửa cho, sẽ lần lượt bước đi trên con đường của thế giới để loan truyền lời mời gọi vào Nước Trời. 
Gioan là ai vào giờ Chúa Giêsu đến? Gioan là người chỉ quan tâm đến sự xuất hiện của người khác với tâm hồn rất cởi mở. Trên những con đường của Palestina, Chúa Giêsu đã hỏi các tông đồ: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai”? Chính lúc đó, Chúa Giêsu báo trước cho họ rằng: Ngài sẽ bị người ta giết, nhưng sẽ sống lại và trở lại với họ.
Vào giờ sống lại, Chúa Giêsu là ai?
- Ngài là người không ở lại trong chính Ngài, chắc chắn Ngài ở trong Chúa Cha. 
- Ngài cũng ở trong tương lai của nhóm người mà Ngài đã rửa chân. Nhóm người này sẽ phải đối mặt với người mà họ không biết sẽ đến. 
- Không có gì nếu không có tương lai của những người sẽ trở thành thân thể của Ngài. 
- Không có gì nếu không có tương lai của những người đi theo Ngài.
Người không được biết sẽ đến. Vào thời gian Mùa Vọng này, chúng ta chờ đợi sự trở lại của Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta đã được rửa tội đều được mời gọi đặt mình vào vị trí của Gioan Tẩy giả: Tôi là ai?
- Mỗi người đã được rửa tội, được mời gọi ra khỏi chính mình và tự hỏi cả về những người đi trước mình, những người mà mình đang chuẩn bị cho tương lai. Chúng ta có ý thức điều đó không?
- Mỗi người đã được rửa tội, được mời gọi ý thức về sự ràng buộc tình yêu mà mình được thực hiện. Người ta nói: “Bạn phải là chính mình "! Điều quan trọng không phải là những gì chúng ta có giá trị và những gì chúng ta tốt. Nếu chúng ta bị cuốn theo những gì chúng ta có giá trị và những gì chúng ta tốt, thì đó là vì chúng ta đã được yêu và chúng ta được mời gọi yêu, được ở gần người khác và cho người khác. Không nghi ngờ gì nữa, sự phụ thuộc lẫn nhau này thúc đẩy chúng ta, trong những ngày Đại Lễ Giáng sinh, tập hợp lại với những người trong gia đình và bạn bè chúng ta. Hãy yêu nhau hơn nữa như Chúa Kito yêu mến chúng ta!
Vào thời gian Mùa Vọng này, chúng ta chờ đợi sự trở lại của Chúa Kitô. Nhưng điều quan trọng, đó là mỗi người chúng ta  đều được mời gọi thay thế Gioan Tẩy giả hướng tới thời gian sắp tới:
- Chúng ta không biết tương lai nhưng chúng ta phải sống với điều chưa biết của ngày mai. Thời buổi thật khó khăn: thất nghiệp thật đáng lo ngại, hy vọng thường thất vọng, bạo lực lan tràn. Ngày mai sẽ ra sao cho mọi người và cho thế giới? 
- Chúng ta hãy cúi đầu trước những gì sẽ đến. Chúng ta hãy cúi mình trước “Đấng mà người ta không biết". 
- Chúng ta hãy cúi xuống như Chúa Giêsu trong bữa ăn cuối cùng, cúi xuống bạn bè của Ngài, trước cuộc phiêu lưu của các ông.
- Chúng ta hãy cúi đầu trước tương lai mà không quên rằng, các thành viên của Giáo Hội là chúng ta. Chúng ta đã thay thế các tông đồ vào Thứ Năm thánh. Chúa Giêsu cúi đầu trước họ vì họ ở chỗ Ngài để lại, những người mang tương lai, những người được sai đến từ Chúa Cha. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta thực hiện lời kêu gọi của Chúa Cha sau khi Chúa Giêsu về trời. Câu hỏi người ta đặt ra cho Gioan và cũng là đặt ra cho mỗi chúng ta: “Vậy ông là ai”? Chúng ta không là gì, nhưng chính xác là một lối đi, một con đường dẫn đến Nước Trời, “một tiếng kêu vang lên trong hoang địa: hãy sửa cho ngay đường Chúa đi”!
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
=========================
Suy niệm 2
(Ga 1, 6 – 8.19 – 28)
Thánh Gioan Tẩy Giả là nhà truyền giáo đầu tiên và có phẩm chất truyền giáo chân chính nhất. Ngài được Đức Giê su đánh giá là sứ ngôn cao trọng nhất, hơn cả Mô sê và các ngôn sứ lớn như Giêrêmia và Êlia.
Lời giảng của ngài có sức thu phục quần chúng đến mức độ các cô điếm cũng đến nghe giảng và sẵn sàng giải nghệ để đón nhận Đấng Cứu Thế. Uy tín của ngài bốc lên như diều gặp gió, vi vu và dập dìu trên ngàn mây.
Chừng sáu tháng sau, Đức Giê su cũng đi giảng. Quần chúng ùn ùn quay về phía Đức Giê su. Uy tín của thánh Gioan bắt đầu tụt xuống, khiến nhiều người buồn đến tâm sự với ngài: “Thưa thầy, cái ông Giê su mà thầy đã làm phép rửa cho ông ấy trên sông Giođan, bây giờ ông ta cũng làm phép rửa, mà dân chúng thì đi theo ông ta hết mất rồi.”
Tưởng rằng thánh Gioan sẽ buồn tủi lắm, ai ngờ ngài hứng lên và tuyên bố: “Niềm vui của tôi bây giờ mới được trọn vẹn. Người phải lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ đi.”
Cái tâm chất truyền giáo ấy là tuyệt vời. Cái tuyệt vời ấy là chỉ biết làm lợi cho Đức Giê su, còn mình thì sẵn sàng cho nó trở thành con số không. Người truyền giáo như thế giống như tự hủy mình thành phân để hạt giống đang nảy mầm được lớn lên.
Gioan Tẩy Giả tự nguyện lui vào bóng tối, để nhường bước cho Đức Giê su. Đó là tâm chất tuyệt vời của người loan báo Tin Mừng. Chưa hết đâu. Gioan Tẩy Giả còn sẵn sàng đón nhận cái chết nhục nhã chưa từng có trong lịch sử đàn ông. Chưa có người đàn ông nào chết nhục như thế: chết trong tay người đàn bà trắc nết là Hêrôđia. Bà là một MC lịch sử, lèo lái để cuối cùng vua Hêrôđê phải miễn cưỡng cho lính vào trại giam, chặt đầu Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm, trao cho Xalomê để hắn bưng đến tặng mẹ nó là Hêrôđia. Các giáo phụ kể rằng sau khi nhận được cái đầu của Thánh Gioan, hắn vày vò cho bõ ghét, rồi lấy kìm kẹp lưỡi kéo ra, lấy kim đâm cho nát. Bà ghét Thánh Gioan vì ngài cảnh cáo vua Hêrôđê về tội cưới Hêrôđia, tức là ăn cướp vợ của ông anh là Philip.
Nếu ta hỏi thánh Gioan rằng: “Thầy ơi, thầy bị con mẹ đàn bà trắc nết xin cái đầu của thầy, để vày vò như thế, thì thầy có thấy nhục không?” Chắc chắn Thánh Gioan chỉ mỉm cười và trả lời: “Không, miễn là Đức Giê su được rao giảng”.
Cái vĩ đại của Thánh Gioan Tẩy Giả là: “Tất cả vì Đức Giê su”.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
=========================
Suy niệm 3
Người Làm Chứng
Làm chứng là một khái niệm và một chức năng quan trọng bậc nhất trong sách Tin mừng thứ tư, vì Tin mừng này muốn đưa chúng ta theo Chúa Giêsu Kitô vào trong lòng Thiên Chúa Cha, nơi Người vẫn ở tự đời đời, từ trước khi có trời đất, và Người đến làm người, cư ngụ giữa chúng ta trên mặt đất này, trong một giai đoạn lịch sử nhất định, để khi “bỏ thế gian mà về cùng Cha” thì đưa chúng ta vào trong lòng Chúa Cha cùng với Người…
Có một người Thiên Chúa sai đến làm chứng về Chúa Giêsu để mọi người nhờ ông mà tin rằng Chúa Giêsu quả là Đấng Thiên Chúa sai đến, đó là ông Gioan Tẩy Giả. Ông đã làm chứng bằng chính mạng sống của mình…Thượng hội đồng Do thái nghe biết có ông Gioan Tẩy Giả rao giảng và làm phép rửa ven sông Giođan nên họ đã cử phái đoàn đi điều tra về ông và công việc ông làm. Đoàn đại biểu đến gặp ông với những câu hỏi đặt sẵn giống như các mẫu giấy tờ khai báo lý lịch hiện nay… Ông trả lời rằng, ông “không phải là Đức Kitô”, ông chỉ là “tiếng người hô trong hoang địa”, sứ vụ của Gioan là “đến để làm chứng về ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin”. (x. Tĩnh tâm với Tin mừng Gioan. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan SJ).
1. Chứng nhân trung thực
Khởi đầu Phúc Âm, Thánh Gioan viết: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6-7).Thánh Gioan là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của mình. Ngài là chứng nhân ánh sáng rất trung thực.  Gioan cho biết mình chỉ là người hô dọn đường, làm phép rửa gằng nước, còn Đấng đến sau ông lại quyền thế hơn ông, ông không đáng làm tôi tớ để xách dép cho Người.
Chúa Giêsu nói về Gioan: “Ðây còn hơn cả ngôn sứ nữa” (Mt 11, 9). Và Chúa còn nói thêm: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11). Nhưng so với Chúa Giêsu, Gioan nhận ra mình thật nhỏ bé. Thấp kém đến nỗi “không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người”. Gioan trung thực nói lên một sự thật. Đó là mình kém xa vì Gioan chỉ là một thụ tạo yếu đuối mỏng dòn.Trong khi đó, Đức Kitô là Thiên Chúa, là Chúa của Gioan và là chủ tể của mọi loài. So sánh với Chúa Giêsu, Gioan chỉ là một giọt nước giữa lòng biển cả mênh mông, chỉ là một cây nhỏ trong đại ngàn trùng điệp, chỉ là một hạt cát giữa sa mạc bao la.
Khi thấy Gioan xuất hiện, rao giảng phép rửa thống hối, dân chúng tự hỏi xem có phải ông là Ðấng Cứu Thế không? Gioan phủ nhận địa vị mà họ gán cho ông (Ga 1,20; Cv 13,25). Gioan tự xóa mình trước Đức Kitô. Ông chẳng sợ mất uy tín trước bao nhiêu người ngưỡng mộ. Ông nhìn nhận phép rửa của ông chỉ nhằm chuẩn bị cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần.Gioan trung thực trong những lời nói về chính mình. Ngài không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm ngài có. Gioan chỉ nhận những sự thực rất khiêm nhường, rất bé nhỏ của mình mà thôi.
Trung thực với lòng mình, nên Gioan sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong sứ vụ nên Gioan chẳng nể vì kiêng cữ ai. Những luật sĩ thông thái phái Pharisiêu, những bậc vị vọng có nhiều ảnh hưởng lớn trong xã hội thuộc phái Sađucêô, những thầy cả tư tế đạo cao chức trọng, tất cả đều bị Gioan cảnh cáo nặng lời. Gioan gọi họ là loài “rắn độc” (Mt 3,7). Ngay cả vua Hêrôđê, Gioan cũng thẳng thắn cảnh cáo vì vua muốn chiếm vợ của anh mình (Mt 14, 3-12). Vua Hêrôđê vẫn nể sợ Gioan vì biết ông là người công chính, thánh thiện (Mc 6,20). Chính vì trung thực trong sứ mạng ngôn sứ mà Gioan phải trả giá bằng ngục tù và bị chém đầu. Nhưng sự trung thực ấy đã làm sáng lên cuộc đời chứng nhân. Ánh sáng trung thực khiến cho lời chứng của Gioan càng có sức thuyết phục.
Thánh Gioan đã làm chứng nhân ánh sáng thật trung thực nên ngài đã sống một cuộc đời thật đẹp và đã chết hào hùng.
2. Thánh Gioan sống rất đẹp
Gioan sống đẹp vì dám từ bỏ đời sống dễ dãi tiện nghi của gia đình và xã hội, rút vào trong sa mạc hoang vắng để sống gắn bó với Thiên Chúa, lắng nghe và thực hiện ý Ngài.
Gioan sống đẹp khi có được một số môn đệ theo mình, nhưng ngài cũng không ngần ngại giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa cho họ (Ga 1,36) để họ trở thành môn đệ Chúa Giêsu, một bậc Thầy cao cả hơn.
Gioan sống đẹp khi ngài thu phục được đám đông, được dân chúng ngưỡng mộ, họ xem ngài như một tiên tri cao cả, nhưng Gioan lại chỉ cho họ biết có Đấng cao cả hơn đang đến, Đấng mà ngài không đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1,27) để cho dân chúng thôi ngưỡng mộ mình mà quay sang ngưỡng mộ Chúa Giêsu.
Gioan sống đẹp khi chủ trương rằng: “Chúa Giêsu phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”(Ga 3,30)
3. Thánh Gioan chết hào hùng.
Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương,bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn, dân chúng lầm than. Gioan mang nặng những ưu tư, những trăn trở yêu nước thương dân.
Vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân. Lương tâm ngôn sứ thúc đẩy, Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế, Gioan đã bị vua chém đầu. Cái đầu vị ngôn sứ đổi bằng bữa tiệc và điệu múa vũ nữ. Hêrôđê tàn bạo, Hêrôđiađê lăng loàn và thủ đoạn. Cái chết của Gioan cao đẹp và hào hùng vô cùng.
Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ngài không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù. Ngôn sứ, chứng nhân của sự thật thời nào cũng phải trả giá. Điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.
Người theo Ðạo Hồi giáo Islam sùng kính Thánh Gioan Tiền Hô ở giáo đường bên Syria. Theo sự tin tưởng và tương truyền, trong ngôi đền thờ Hồi giáo Omajjden bên Syria có nấm mộ chôn đầu bị chém của Thánh Gioan Tiền Hô. Người Hồi giáo Syria gọi thánh nhân bằng tên Yaya Ben Zakariyah. Năm 2001, Thánh Gioan Phaolô II đã đến hành hương kính viếng cầu nguyện trước ngôi mộ Thánh nhân tại ngôi đền thờ này với mọi người Hồi giáo tại đó. Một vị Thánh sống tôn trọng và rao giảng sự trung thực, sự ăn năn sám hối. Từ đó cho tới nay, người Hồi giáo vẫn luôn luôn sùng kính mộ mến thủ cấp của vị ngôn sứ chứng nhân sự thật.
4. Theo gương Thánh Gioan, sống chứng nhân trung thực
Nói sự thật có thể bất lợi cho mình hoặc cho người khác. Gioan đã dám nói sự thật, dù phải chết. Gioan không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền lực. Trước điều sai trái, ngài không im lặng để được an toàn bản thân, để được xã hội ưu đãi. Gioan lên tiếng làm chứng cho lẽ phải, ngài không thể nói ngược lại lương tâm mình. Không thể nói điều sai trái là đúng, hay nói điều đúng là sai trái.
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Trung Tín (1 Tx 5,24). Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ngài đã tin tưởng và gọi chúng ta là môn đệ của Ngài (Mt 25,22), và trao cho chúng ta những trách nhiệm lớn (Mt 25,21; Mt 28,19). Vì thế, chúng ta phải là chứng nhân trung thực của sự thật và trung tín giữa một xã hội cón nhiều gian dối.
Thiết nghĩ, bài học về lòng trung thực phải là bài học đầu đời cho các bộ óc trẻ trung đang còn trong trắng tuổi học sinh.
Người làm chứng là người sống đúng như chứng từ của mình. Gioan “đến để làm chứng về ánh sáng”. Trung thực với chứng từ này, một mặt ông cố gắng chỉ cho người ta thấy Ánh Sáng là ai, mặt khác khi có người tưởng ông là Ánh Sáng ấy thì ông thẳng thắn phủ nhận. Rồi khi Ánh Sáng xuất hiện, ông âm thầm rút lui : “Ngài phải sáng lên, còn tôi phải mờ đi”.
Theo gương Thánh Gioan chứng nhân ánh sáng trung thực, với tư cách ngôn sứ, chúng ta cần sống chứng nhân cho chân lý và tình yêu. Sống chân chính ngay thẳng theo lương tâm Kitô giáo, chúng ta góp phần mở đường dọn lối cho Chúa đến.
Ước gì khi nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người cũng có thể nói như đã nói về Thánh Gioan Vianey “Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một con người”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An

=========================
Suy niệm 4
NIỀM VUI TR
N VN

Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Trong tâm tình chờ đón Chúa Giê-su giáng sinh, Mẹ giáo hội mời gọi mỗi người chúng ta trút bỏ nỗi phiền muộn, vẻ mặt u ám, tâm trạng buồn tủi, và mặc lấy tâm hồn tín thác, con tim hoan hỷ, vui mừng với lòng cảm mến vô biên mà chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa qua lời nguyện Nhập lễ “Anh chị em hãy vui luôn trong Chúa...” (Gaudete in Domino semper). Vì vậy, Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng còn được gọi là Chúa Nhật Hân Hoan (Gaudete Sunday), và chủ tế mặc áo lễ màu hồng để diễn tả niềm vui chờ đón Chúa Cứu thế.
Qua các bài đọc hôm nay, chúng ta có thể thấy một điểm chung, đó là: niềm hân hoan, lòng vui sướng vì Chúa đã gần đến. Niềm hoan hỷ, vui mừng này không phải cảm xúc hay tâm trạng nhất thời, chóng qua, nhưng tiên vàn là lòng hoan lạc xuất phát từ tâm hồn bình an, tín thác, chia san mà Thiên Chúa ân ban cho chúng ta. Như lời tiên tri Xê-phô-ni-a loan báo cùng dân Is-ra-en trong bài đọc I: “Đc Chúa, Thiên Chúa ca ngươi đang nggia ngươi, Ngưi là Vcu tinh, là Đng anh hùng. Vì ngươi, Chúa svui mng hoan h, sly tình thương ca Ngưi mà đi mi ngươi. Vì ngươi, Chúa snhy múa tưng bng như trong ngày lhi” (Xp 3, 17-18). Tuy nhiên, trong tâm tình chờ đón, mong đợi Đấng Cứu thế, chúng ta nên hung đúc ngọn lửa của lòng hoan lạc và niềm hân hoan như thế nào?
Câu trả lời không đâu xa, mà rất gần gũi với chúng ta, đó là lời Thánh Phao-lô khuyến khích các tín hữu giáo đoàn Phi-líp-phê trong bài đọc II “Anh em hãy vui luôn trong nim vui ca Chúa. Tôi nhc li: vui lên anh em!...anh em đng lo lng gì c, nhưng trong mi hoàn cnh, anh em cđem li cu khn, van xin và tơn, mà giãi bày trưc mt Thiên Chúa nhng điu anh em thnh nguyn. Và bình an ca Thiên Chúa là bình an vưt lên trên mi hiu biết, sgicho lòng trí anh em đưc kết hp vi Đc Ki-tô Giê-su” (Pl 4,4-7) Ông bà ta có câu: “vui không quên nhiệm vụ”. Thật chí lý, khi chúng ta vui mừng quá đỗi, chúng ta thường quên đi những gì nên làm và công việc phải làm. Do đó, để sống niềm hân hoan chờ đón Chúa giáng sinh, chúng ta nên khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người chúng ta: lòng tín thác. Khi chúng ta đặt niềm tin vào Thiên Chúa thì chúng ta phó dâng tất cả cho Ngài trong mọi hoàn cảnh, mọi thời khắc của cuộc đời. Chẳng những cuộc sống hiện tại, mà mọi sự phía trước, những kế hoạch, dự định của chúng ta. Hơn nữa, niềm tín thác này dẫn chúng ta đến tâm tư luôn mong mỏi được kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện. Nơi đó, ta gặp gỡ, chuyện trò, kết tình thân với Ngài. Nơi đó, ta đặt hết niềm tín thác nơi Ngài và Ngài cũng hết lòng tin tưởng chúng ta. Nơi đó, ta mong mỏi chờ đợi Ngài, và cũng chính nơi đó Ngài đang mong đợi ta vứt bỏ con người tội lỗi, những tính hư nết xấu mà quay trở về với Ngài.
Với lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, chúng ta sẽ không còn ưu tư, sầu não, lo lắng không đâu nữa, và như vậy, chúng ta sẽ trung thành với đời sống cầu nguyện. Vì khi cầu nguyện chúng ta sẽ không còn bồn chồn, lo âu; ngược lại, khi chúng ta âu lo, não nề với vô vàn sự việc thế gian thì chúng ta sẽ không thể cầu nguyện được, tâm hồn sẽ chẳng được bình an và vui mừng! Hơn nữa, ngọn lửa của niềm hân hoan mong đợi Đấng Cứu Thế cần phải được hung đúc, cháy lên với lòng ước ao chia san với hết mọi người. Chẳng ai trong chúng ta có thể vui một mình được, mà nếu có đi chăng nữa, thì niềm vui ấy không được trọn vẹn! Những người đến gặp Gio-an Tẩy Giả ước ao được hưởng trọn niềm hân hoan mà Đấng Cứu Thế hứa ban qua lời tiên tri của ông, nên hỏi ông rằng: “Còn chúng tôi, chúng tôi phi làm gì đây?” (Lc 3, 10). Và con thiết nghĩ, ai ai trong chúng ta cũng muốn đặt câu hỏi này với Gio-an Tiền Hô! Trong trình thuật Phúc Âm mà chúng ta đọc hôm nay, Gio-an Tẩy Giả trả lời rất cụ thể cho từng thành phần trong xã hội thời bấy giờ, nhưng chung quy lại là: để hưởng được niềm vui trọn vẹn, chúng ta hãy biết chia san, chu toàn bổn phận của mình với lòng mến, và lấy lòng nhân ái đối xử, giúp đỡ nhau.  Sau cùng, biết khiêm hạ nhận mình là ‘người đến sau’, là ‘người dọn đàng’ như Gio-an Tiền Hô mà thôi “...tôi không xng đáng ci quai dép cho Ngưi. Chính Ngưi slàm phép ra cho anh em trong Thánh Thn và la” (Lc 3, 16) Lòng khiêm tốn, khiêm nhu giúp chúng ta biết chính bản thân; giúp chúng ta sống hòa nhã, nhẫn nại, đơn sơ, chân thành, chia sẽ niềm vui với hết mọi người, đặc biệt trong gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, nơi công sở và xã hội. Lòng khiêm nhu chân thành dẫn đưa chúng ta đến một tâm hồn biết ơn, cảm tạ. Trong tinh thần ấy, niềm hân hoan, vui mừng sẽ được hung đúc, chia san, và trở nên trọn vẹn khi ta chờ đón Chúa Giáng Sinh.
Ma-na-ra-tha! Lạy Chúa Giê-su xin hãy đến đổi mới tâm trí, cõi lòng chúng con để chúng con xứng đáng lãnh nhận niềm hoan hỷ đích thật, lòng vui mừng khôn tả mà Ngài ban xuống cho thế trần. Ước gì niềm vui sướng, hoan lạc ấy cháy lên trong con qua lòng tín thác vào Chúa, tâm hồn khiêm nhu, tấm lòng biết mở ra chia san với hết mọi người. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng

=========================
Suy niệm 5

Anh em hãy vui lên
(Mt 11, 2-11)

Bước vào Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi chúng ta : “Hãy tỉnh thức” (Mt 24, 44). Sang Chúa nhật thứ II, tiếng hô lớn của Gioan Tẩy Giả vọng vang: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến”. Chúa nhật thứ III hôm nay, Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng như Chúa nhật IV Mùa Chay, đánh dấu một giai đoạn sám hối, nay nghỉ một chút để nhìn lại chặng được đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, và lấy thêm đà mới chuẩn bị mừng (Chúa Giáng Sinh), nên Giáo hội mời gọi con cái mình “Gaudete” Hãy vui lên.
Vui lên, vì theo tiên tri Ôsê loan báo: “Với Ít-ra-en Đức Giêsu sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như bông huệ ” (Os 14, 6). Chúng ta tỉnh thức, làm việc lành chứng tỏ lòng thống hối nhưng không buồn rầu, trái lại vui tươi “anh em hãy vui luôn trong Chúa…vì Chúa đã gần đến”  (Ph 4,4-5). Với những lời trên của thánh Phaolô Tông Đồ làm tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Niềm vui này nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với con người sinh động là Chúa Giêsu.
Gaudete” là chủ đề của Chúa nhật này; “Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên!” (Ph 4,4-5). Lời nguyện nhập lễ hôm nay đưa chúng ta vào chính niềm vui thiêng thánh ấy: “Lạy Chúa, xin đoái xem, này dân Chúa đem tất cả niềm tin đợi chờ ngày lễ Sinh Nhật Đấng Cứu Thế. Xin hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề”.
Chúng ta bước vào mầu nhiệm của niềm vui ơn cứu độ: “Các tầng trời, hãy trổ hoa công chính, và ngàn mây hãy mưa ơn cứu độ! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao! Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng! Hãy cất tiếng cao đừng sợ, hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực” (Is 40, 9).
Làm sao không thể không vui khi nghe những lời loan báo đầy niềm vui của Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” (Is 35, 4) Và làm sao không thể không mừng khi “nơi hoang địa cằn cỗi sẽ vui mừng, cõi tịch liêu sẽ hân hoan và nở bông dường như khóm huệ, sẽ nẩy chồi non và hoan hỉ vui mừng” (Is 35, 1). Lại nữa: “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa” (Is 35, 6).
Đọc trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta bắt gặp một nhân vật có vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị đón Chúa Giêsu giáng sinh đến với nhân loại là  Gioan Tẩy Giả. Ngài xuất hiện trong tư cách là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Ngài được các tiên tri báo trước: “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đi ” (Mt 11, 10). Chúng ta đang vui sẵn, sự xuất hiện của ngài làm cho chúng ta vui thêm, vì lời hứa đã trở thành hiện thực. Việc ngài sai các môn đệ đến hỏi Đức Giêsu có phải là Đấng phải đến không cho chúng ta câu trả lời đầy niềm vui vì Chúa đã đến thật rồi.
“Gaudete” Hãy vui lên, chúng ta lặp lại lời thánh Phaolô lần nữa: “Anh em hãy vui lên!”  (Ph 4,4). Niềm vui chân thực không phải là kết quả sự vui chơi giải trí, nhưng gắn liền với một cái gì sâu xa hơn, đó là quan hệ với Thiên Chúa. Ai đã gặp được Chúa Kitô trong cuộc đời, người ấy sẽ cảm nghiệm sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn mà không một ai hoặc hoàn cảnh nào có thể tước mất. Thánh Augustinô đã hiểu điều đó rất rõ. Trong cuộc tìm kiếm của ngài đối với chân lý, an bình và mừng vui, sau khi đã kiếm tìm trong nhiều sự mà không có kết quả, thánh nhân đã kết luận với câu thời danh rằng : “Tâm hồn bất an của con người chỉ tìm được thanh thản và an bình cho đến khi được an nghỉ trong Chúa” ( Le Confessioni, I,1,1). Niềm vui đích thực không phải chỉ là một tâm trạng chóng qua, cũng chẳng phải là điều ta đạt tới bằng sức riêng của mình, nhưng là một hồng ân, nảy sinh từ sự kiện ta dành chỗ cho Chúa trong chúng ta, Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy củng cố xác tín Chúa đã đến giữa chúng ta và tiếp tục đổi mới sự hiện diện an ủi, yêu thương và vui mừng của Ngài. Chúng ta hãy tín thác nơi Chúa; như thánh Augustinô cũng đã quả quyết, do kinh nghiệm của ngài: “Chúa gần chúng ta hơn chúng ta gần chính mình” (Le Confessioni, III, 6,11).
Chúng ta hãy phó thác hành trình của chúng ta cho Ðức Maria, thần trí của Mẹ đã vui mừng trong Chúa là Ðấng Cứu Thế. Xin Mẹ hướng dẫn tâm hồn chúng ta trong sự vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu đến, một sự chờ đợi đầy kinh nguyện và việc lành. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

===================
Suy niệm 6

Người làm chứng khiêm hạ
Is 61,1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1,6-8.19-28

Phẩm phục màu hồng trong Chúa nhật III mùa vọng cho ta thấy niềm vui ngày Chúa đến đang thật gần. Tin Mừng mời gọi ta chiêm ngắm mẫu gương Gioan Tẩy Giả, nhân vật quan trọng trong lịch sử  cứu độ.
Khởi đầu Tin mừng theo thánh Gioan giới thiệu: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.” (Ga 1, 6-8).
Khi bỗng một người trong dân xuất hiện với những việc làm mới lạ, dân chúng thường xôn xao bàn tán, đồn thổi, thắc mắc về đương sự. Thở xưa toàn dân đang trông ngóng một Đấng cứu thế, bỗng Gioan Tẩy Giả xuất hiện và làm phép rửa cho dân, trong thâm tâm ai cũng tự hỏi và suy nghĩ biết đâu ông ấy chính là Đấng Mêsia. Người Do Thái cử tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi dồn: ông là ai, là Êlia hay ngôn sứ...? Với cách sống chân thật và lòng khiêm hạ thẳm sâu, ông Gioan không để dân lầm tưởng mà suy tôn mình. Ông một mực trả lời mình không phải là Đấng Kitô. Họ gặng hỏi mãi, ông trả lời rằng: “Tôi đây làm phép rửa trong nước, nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. (Ga 1, 26-27).
Cuộc đời Gioan Tẩy Giả luôn nêu gương khiêm tốn, dạy chúng con sống khiêm nhường. Nhìn vào ông dân chúng thời đó luôn nghĩ ông chính là Đấng Mêsia muôn dân đang mong đợi. Nhưng ông đã khiêm tốn để làm chứng cho sự thật. Khi ông Gioan nhận biết Đức Giêsu là Đấng cứu độ, gặp gỡ được Đấng Mêsia, ông đã can đảm làm chứng cho Đấng ấy trước mặt mọi người và cho cả môn đệ của mình. Các môn đệ của ông đã từ giã ông mà đi theo Thầy Giêsu luôn. Quả vậy, Ngôi Lời của Thiên Chúa được tỏ mình qua lời chứng của Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng và cao trọng ấy.
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra và sống mầu nhiệm nhập thể của Chúa, theo mẫu gương của thánh Gioan Tẩy Giả: khiêm nhường nhìn nhận, biết làm nhỏ đi chính mình, để Chúa được lớn lên trong chúng con mỗi ngày. Xin mở con mắt và đôi tai để chúng con biết lắng nghe và nhìn nhận một Đấng cứu tinh đã và đang đến với chúng con. Trong sâu thẳm cõi lòng, những gì đã cảm nhận được từ nơi Chúa, chúng con lại đem những điều “mắt thấy tai nghe” ra, làm chứng cho một Thiên Chúa nhân hậu từ bi và luôn yêu thương đến quên mình vì con. Ước chi cuộc đời hiện tại của chúng con làm chứng rằng Người chính là Thiên Chúa đã đến và ở lại với chúng con, hôm nay và mãi mãi. Amen.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log