Thứ bảy, 23/11/2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 24 Thường niên C

Cập nhật lúc 15:36 08/09/2022
Suy niệm 1
Lc 15, 1 – 3.11b – 32
Chúa Giê-su có một tông đồ, lý lịch đen như mõm chó. Đó là ông Mát-thêu, nhân viên thuế vụ của nhà nước La-mã xâm lược. Đồng bào Do Thái coi ông như một tên ngoại quốc và ngoại đạo. Đạo Do Thái ra vạ tuyệt thông tiền kết và cách ly cho ông. Chúa tuyển chọn Mát-thêu làm môn đệ khiến các ông Pha-ri-sêu ngứa mắt chịu không nổi. Mát-thêu bị vạ tuyệt thông cách ly, thế mà Chúa phớt lờ giáo luật, Ngài đến dùng bữa tại nhà ông ấy. Lại bị ngứa mắt nữa, các ông Pha-ri-sêu bèn thắc mắc với các Tông đồ: “Tại sao thầy trò các anh lại dùng bữa với phường tội lỗi?”
Chưa hết đâu, sau này trên đường truyền giáo có một đoàn phụ nữ tháp tùng. Trong đó có một người mà lý lịch còn đen hơn lý lịch của Mát-thêu nữa. Đó là cô điếm Mác-đa-la, vì được nghe lời Chúa mà hoàn lương. Chắc chắn các ông Pha-ri-sêu còn bị ngứa mắt nhiều hơn nữa. Kệ, Chúa vẫn cứ yêu thương người tội lỗi và coi đó như một liều thuốc nhiệm mầu để làm người tội lỗi hoàn lương. Đây là một mạc khải của Chúa Cha: yêu thương và cứu độ người tội lỗi. Để trình bày mạc khải đó, Đức Giê-su đã sáng tác một dụ ngôn mang tên “Người cha nhân từ”. Nội dung của dụ ngôn được trình bày như sau:
Một người cha có hai đứa con. Đứa con cả ngoan như thiên thần. Thằng em thì chỉ biết ăn chơi. Nó xin cha chia gia tài để nó có vốn làm ăn. Theo luật Do Thái, thì gia tài này được chia làm ba phần: một phần cho anh cả; một phần cho chú em; một phần nữa trao cho anh cả quản lý để có cái phụng dưỡng cha mẹ và lo hậu sự cho các ngài.
Chú em ôm tiền đi phương xa không phải để kinh doanh, mà để ăn chơi xả láng. Ăn chơi xả láng, được văn hóa Việt Nam gọi là “Tứ Đổ Tường”, tức là: cờ bạc; rượu chè; xì ke và đĩ điếm. Rượu chè, xì ke, đĩ điếm thì cả năm mới xài hết số tiền ấy. Nhưng cờ bạc thì chỉ một đêm cũng sạch túi.
Hết tiền thì phải đi làm mướn. Được người ta mướn nuôi heo. Nuôi heo thì chủ cho ăn cơm. Nhưng vẫn thấy nhục vì heo được xếp vào loại gây uế. Hắn tự cảm thấy mình thua con heo, con vật gây tội lỗi. Hắn bèn trốn về nhà xin lỗi cha và xin làm đầy tớ cho cha thôi.
Hắn không thể ngờ được rằng cha hắn vẫn hằng ngày ngóng chờ ngày trở về của hắn. Về tới nhà, cha hắn ôm đứa con hư vào lòng. Hắn xin lỗi cha, cha như điếc không nghe. Hắn xin làm đầy tớ, cha hắn cũng như điếc không nghe. Tay ôm hôn con, miệng thì gọi đầy tớ đem quần áo mới ra mặc cho nó, lấy dép xỏ vào chân, lấy nhẫn xỏ vào tay, rồi mổ bê béo ăn mừng. Văn nghệ um sùm…
Thằng con ngu dại làm khổ người cha. Người cha thì yêu con như một người cha khùng. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận gọi người cha ấy là người khùng yêu như một người khùng. Nhưng sau đó Đức Hồng Y Thuận lại nói rằng: “Chỉ có tình yêu khùng như thế mới diễn tả được tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu mà loài người không thể diễn tả hết được bằng bất cứ hình ảnh nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào.
Chúa yêu chúng ta như thế đó. Chúa yêu người tội lỗi như thế đó. Chúng ta chỉ còn biết cúi đầu, đấm ngực rồi ôm Chúa vào lòng. Ôm thật chặt. Ôm mãi và đừng buông tay thôi ôm.
Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu
===================
Suy niệm 2
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Thưa quý ông bà và anh chem, tt ccác bài đc hôm nay mi gi mi ngưi chúng ta chiêm ngm lòng thương xót vô bca Thiên Chúa, và tđó ưc gì tt cchúng ta đưc nghim ra và trnên nhân hu, xót thương và tha thcho nhau, đc bit nhng ai lm đưng lc li, xa lìa Thiên Chúa và Giáo Hi. Trên hết, điu này duy chbt đu tvic nhìn nhn con ngưi yếu hèn ca bn thân chúng ta, do đó, hơn ai hết, chúng ta cn đưc Thiên Chúa xót thương, và tha th.
Lòng thương xót Chúa bt ngun ttình yêu nhưng không ca Ngưi. Ngài yêu thương nhân loi đến ni chng tiếc gì, kctrao ban chính Con Mt yêu du ca mình làm giá chuc cu đchúng ta – nhng con ngưi ti li, đáng phi chết. Thêm na, lòng xót thương ca Ngài biu lcthqua Bí tích Thánh Th- Bí tích Tình yêu – nơi đó Thiên Chúa hiến trao ssng thn tính ca Ngài làm ca ăn nuôi sng chúng ta. Ông bà, anh chem chúng ta thhi tưng li sut dòng lch sca Giáo Hi, đc bit cuc đi cá nhân, chúng ta snghim thy rõ mt điu: tình yêu, lòng thương xót ca Thiên Chúa ln lao hơn gp bi lòng hn thù, ganh ghét, sbt tuân phc, bt tín, bt trung và ti li ca con ngưi. Điu này thin cthtrong 3 bài đc ngày hôm nay. Trong bài đc Xut Hành, trưc sphn bi, quay lưng, bi tín và khưc tca dân Is-ra-en, Thiên Chúa đã không trng pht htheo như hđáng phi btrng pht, mà trái li, Thiên Chúa thương xót và ha skhông giáng pht dân Ngưi (x. Xh 32,14).
Lòng thương xót ca Chúa không dng li nơi li ha, mà đưc din tmt cách cth, sng đng qua li nhn nhca Thánh Phao-lô cho ông Ti-mô-thê: “...Đc Giê-su Ki-tô đã đến trong thế gian này đcu đnhng ngưi ti li, trong số ấy, cha là ngưi thnht. Vì thế, cha đưc hưng nhơn thương xót, là Đc Ki-tô tra tt clòng khoan dung trong cha trưc hết, đnêu gương cho nhng ai stin vào Ngưi hu đưc sng đi đi” (1Tm 1,15-16). Lòng xót thương ca Thiên Chúa không da trên công trng, thành tu, thành công, cái gi là nhân đc ca chúng ta, nhưng lòng khoan dung vô bbến y đt trên ưc mun, thánh ý ca Thiên Chúa, đó là: cu đnhân loi ti lilm lc biết quay v, ăn năn sám hi và tin vào lòng yêu thương vô điu kin ca Ngưi.
Lòng thương xót ca Thiên Chúa không da trên nhng con scó thcân, đo, đong, đếm, nhưng đt trên nn tng quên mình, vtha và chia san. Trong bài Phúc Âm, thánh Lu-ca trích dn 3 dngôn (x. Lc 15,1-32) rt quen thuc đi vi chúng ta, và nhng dngôn này dưng như rt nghch lý đi vi li suy nghĩ, tính toán ca con ngưi. Chng ai mà di b99 con chiên mà đi tìm cho ra 1 con chiên lc! Vli, tìm ra ri, bcông sc, tin bc làm tic thếch đãi bn bè, chia snim vui mng y! Ri kế đến, chng ai mà bcông, ln li thp đèn, tìm khp cnhà cho đến khi tìm ra 1 đng quan bmt trong khi còn 9 đng quan! Và khi tìm đưc, mi bn bè, hàng xóm chung vui vi mình! Tuy nhiên, như chúng ta biết: đưng li, ưc mun ca Thiên Chúa thì khác xa và cao vi so vi cách thc, ưc vng ca con ngưi (x.Is 55,8-9). Lòng khoan dung ca Thiên Chúa tri rng, bao la hơn ctâm tư con ngưi. Tình yêu thương ca Thiên Chúa thâm sâu, chng đt ra điu kin nào so vi tình yêu vô vàn điu kin ca con ngưi...và cao trào ca lòng thương xót Thiên Chúa đưc din trõ ràng qua câu chuyn vngưi cha nhân hu giang vòng tay yêu thương đón nhn đa con hoang đàng trv, cũng như hết mc khoan dung, tha thcho nó và du hin vi đa con c. Chúng ta thy, kết thúc mi dngôn, thánh sLu-ca đu khng đnh mt điu, rng: “Trên tri svui mng vì mt ngưi ti li hi ci hơn là chín mươi chín ngưi công chính không cn hi ci” (Lc 15, 7) hay “các Thiên Thn ca Thiên Chúa svui mng vì mt ngưi ti li hi ci” (Lc 15, 10) và “...nhưng chúng ta phi ăn mng, phi vui v, vì em con đây đã chết mà nay li sng, đã mt mà nay li tìm thy” (15,32). Lòng thương xót ca Thiên Chúa chính là câu trli sng đng trưc thái đ‘ttôn, tcao, tto’ trưc hết ca nhóm Bit phái (Pha-ri-sêu), sau na, ca mi chúng ta – tcho mình là ngưi công chính, không cn ăn năn sám hi và do vy không cn đến lòng tha th, xót thương bao dung ca Thiên Chúa, và vi thái độ ấy, chúng ta trnên kht khe, khép kín tâm hn, bo th, ccu, kết án, thành kiến...vi anh chem trong cng đoàn!!!
Cm nghim đưc lòng nhân hu, thương xót ca Thiên Chúa, hy vng chúng ta trnên khí cca skhoan dung, tha thca Chúa Tình yêu, đri, mi chúng ta biết nhìn nhn tính ương hèn, yếu đui ca bn thân, mà biết ăn năn, sám hi, biết tha thiết lãnh nhn lòng thương xót, khoan nhân ca Thiên Chúa, và trnên bao dung hơn, cm thông hơn vi anh chem. Xin Thiên Chúa đy lòng lân tut thương xót đến con cùng, và nâng đđc tin yếu hèn ca mi ngưi chúng con. Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
===================
Suy niệm 3
Tôi – Thiên Chúa – và tha nhân
(Lc 15, 1-3. 11-32)
Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật thứ XXIV thường niên C hôm nay như là một bức tranh ba chiều, giúp chúng ta đọc, nghe và suy gẫm để khám phá ra: Tôi là ai? Tha nhân là ai? Và Thiên Chúa là Đấng nào?
Bài đọc I trích sách Xh 32, 7-11.13-14 qua cách sử sự của Môse cho thấy tha nhân cần được kêu cứu như thế nào.
Đứng trước một dân được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn, ấp ủ và đỡ nâng, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Chúa luôn muốn điều tốt cho dân, bảo vệ dân khỏi mọi tai ương, dẫn dân ra khỏi ách nô lệ Ai cập, vậy mà giờ đây dân bỏ Chúa, thay vì thờ Chúa lại yêu cầu Aaron đúc bò vàng thờ: “Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vị thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Môsê này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai Cập” (Xh 32, 1).
Để sửa trị dân, Thiên Chúa đã truyền cho Môsê: “Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi. Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và bảo: đây là thần của chúng ta” (x. Xh 32, 7-9). Chúa nổi giận, muốn tiêu diệt dân này, chỉ còn lại gia đình ông Môsê. Nhưng Môsê thưa cùng Thiên Chúa: "Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi cơn thịnh nộ với dân ». Ông nại đến lời Chúa hứa với Abraham, Isaac và Israel”. Nhờ vậy: “Chúa đã thương, không giáng phạt dân Người như Người đã đe”. Môsê, quả là một con người tuyệt vời. Nếu là chúng ta, chúng ta sẽ nói: “Được đó, Chúa giết sạch hết đi, chừa lại nhà của con thôi, con sẽ làm cho Chúa được vinh quang, rạng rỡ…”. Đằng này: “Ông lại cố làm cho nét mặt Đức Chúa dịu lại”, ông van xin Chúa tha cho dân, ông coi dân như chính bản thân mình, gắn bó với dân, không màng chi đến những lợi lộc cá nhân, coi tội lỗi của dân chính là tội lỗi của mình. Đúng là thương người như thể thương thân.
Môsê thương dân, vì ông cũng là người được Chúa thương. Về điểm này, thánh Phaolô cũng có lòng thương người như vậy. Ông nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong thư gửi cho Timôthêô Phaolô nói rất rõ ràng: “Đức Giêsu Kitô đã đến thê gian để cứu những người tội lỗi”, ông cũng không ngần ngại xác nhận: “Mà kẻ đầu tiên là tôi’’ (1Tm1, 15). Ông không giấu diếm về quá khứ của mình: “Trước kia tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược” (1Tm1, 13). Tuy nhiên: “Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” (1Tm1, 14). Có ai ngờ một người bắt đạo lại trở thành một người giảng đạo cách nhiệt thành. Đó là mầu nhiệm thánh thiện và tội lỗi nơi cuộc đời Phaolô, vị tông đồ dân ngoại. Người được Chúa xót thương.
Thiên Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Cả ba dụ ngôn đều thể hiện Tình yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả những ai chẳng được yêu và cũng chẳng đáng yêu, gián tiếp lên án sự cứng cỏi và khắc nghiệt mà những con người “đàng hoàng” hơn kia đã đối xử với họ”.
Người cha, từ ngày con bỏ nhà ra đi, ông thương con, ngày ngày ra ngóng con trở về, nên khi ông thấy nó từ đàng xa, ông quên cả tuổi già và quên luôn cuộc sống phóng đãng của con trai ông, ông chạy tới ôm choàng lấy cổ nó và hôn lấy lấy hôn để. Thằng con trai ông hết sức kinh ngạc về tình yêu mà cha nó dành cho nó.
Khi quan sát hình ảnh người cha ôm người con, nghe người cha nói với người con khiến chúng ta liên tưởng tới Thiên Chúa là Cha xử với chúng ta là tội nhân như thế. Thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars đã thốt lên rằng : “Đây hình ảnh tuyệt đẹp về sự vĩ đại của lòng thương xót Thiên Chúa đối với tội nhân khốn khổ nhất!... Ôi Thiên Chúa của con, rằng tội lỗi là một cái gì đó thật khủng khiếp! Làm thế nào chúng con có thể phạm tội được ? Nhưng tất cả chúng con là những kẻ khốn nạn, ngay khi chúng con còn là tội nhân, thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng con trước. Lòng thương xót của Thiên Chúa cộng với lòng trắc ẩn. Tình yêu của Đấng Cứu Thế thật bất ngờ bởi ân sủng của Người trước các tội nhân, Người ôm hôn tội nhân, trao ban cho họ sự an ủi tuyệt vời…Ôi khoảnh khắc tuyệt với ! Chúng ta mà hiểu được thì chúng ta sẽ rất hạnh phúc ! Nhưng than ôi, chúng ta không phù hợp với ơn thánh, nên những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời ấy biến mất…Chao ôi, đâu là điều mà tội nhân tin tưởng, cho dù tội lỗi đến đâu đi chăng nữa, thì hãy biết và tin rằng lòng thương xót của Thiên Chúa là vô cùng vô hạn! ”  (Trích bài giảng thứ Chúa nhật III Mùa Chay của thánh Gioan Maria Vianney). 
Thiên Chúa là Cha luôn cháy lửa tình yêu đối với nhân loại, cha ôm con vào lòng, không đơn giản chỉ là tội nhân, nhưng là kẻ có tội biết ăn năn. Vì thế, cuộc gặp gỡ giữa người cha và người con, khơi dậy sự trở về trong ân sủng của người con, đơn giản không chỉ là ơn tha tội nhưng không do Thiên Chúa ban. Đây là cuộc gặp gỡ của niềm tin mà người con tội lỗi đã đặt để vào lòng thương xót của người cha, cuộc gặp gỡ này mang dấu ấn của vòng tay cha và con tìm thấy được tình yêu trìu mến.
Chúa Giêsu đồng bàn với quân tội lỗi, nhưng Người không đến để hợp thức hóa tội lỗi, làm cho những kẻ lầm lỗi cứng lòng, hay ngày càng tội tề hơn. Người đến để loan báo rằng họ có thể sống khác để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa không mệt mỏi khi tha thứ, không nản vì sự thờ ơ, hay khác biệt của những con người.
Vậy, hãy trở về với Chúa bằng lòng thống hối ăn năn, lao mình vào vòng tay của Chúa, để cho tình thương lân tuất của Chúa làm ta hồi sinh. Đúng như thế, tội nhân được tha thứ là con người của niềm vui và tác động của ân sủng.
Lạy Mẹ Maria, người mẹ khoan nhân, xin giúp đỡ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
===================
Suy niệm 4
Tìm kiếm, cảm hóa và chết thay 
Lc 15, 1-10
Những phần tử xấu, đặc biệt là những người thu thuế và tội lỗi tại Do Thái ngày xưa, là thành phần thường bị xã hội khinh dể, chê trách, lên án, ghét bỏ, loại trừ…
Trong khi đó, Chúa Giê-su tỏ ra gần gũi, thân thiện và niềm nở đón tiếp họ nên họ thường tìm đến với Ngài, khiến những người tự cho mình là đạo đức như các Pha-ri-sêu và kinh sư tỏ ra khó chịu nên xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”
Đối với Chúa Giê-su, mỗi người đều có giá trị rất cao nên cần phải được trân trọng và yêu thương. Dù con người có đắm chìm trong lầm lạc và tội lỗi, Thiên Chúa cũng không bỏ rơi, không hủy diệt họ, nhưng tìm mọi cách đưa họ trở về đàng lành.
Dụ ngôn người đi tìm chiên lạc trong Tin mừng Luca (Lc 15, 4-7) chứng tỏ điều đó:
Người chăn chiên tốt hết lòng yêu thương, quý mến từng con trong đàn, bất kể đó là chiên tốt hay chiên xấu, mập hay gầy, khoẻ mạnh hay đau bệnh. Và khi phát hiện ra một con chiên lạc đàn, anh ta bôn ba, tất tả kiếm tìm cho bằng được con chiên lạc với bất cứ giá nào... Một khi đã tìm thấy, anh vác chiên lên vai, mừng vui hớn hở trở về, kêu mời bà con làng xóm đến chia mừng với anh.
Qua dụ ngôn trên đây, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Thiên Chúa xem mỗi người chúng ta là báu vật vô giá, nên nếu có bất kỳ ai “lạc mất”, thì Ngài phải tìm về cho bằng được.
Tìm kiếm, cảm hoá và chết thay
Phương cách xử trí của Thiên Chúa đối với tội nhân gồm ba việc chính là tìm kiếm, cảm hoá và chết thay.
Tìm kiếm: Thay vì trừng trị hoặc trừ khử các tội nhân như các tòa án khắp nơi thường làm, Thiên Chúa Ngôi Hai đã rời bỏ ngai trời vinh hiển, vượt qua khoảng cách gần như vô tận giữa trời và đất, hạ mình xuống thế, trở nên người phàm để đi tìm kiếm từng người trong nhóm họ.
Cảm hoá: Thay vì tống giam các tội nhân vào ngục, bắt họ mang gông cùm xiềng xích để đền tội, Chúa Giê-su tôn trọng và quý mến tội nhân, tìm nhiều cách hoán cải họ; có khi Ngài còn đến ở lại trong nhà người tội lỗi, cùng ăn uống đồng bạn với họ, trở nên bạn bè của họ, nhằm lấy tình bạn mà cảm hóa họ trở về (Luca 15,2).
Chết thay: Thay vì kết liễu mạng sống của các tội nhân ác nghiệt, bắt họ phải đền nợ máu họ đã gây ra như các tòa án nhân loại thường làm, Chúa Giê-su đã đổ máu châu báu của mình ra để chết thay cho họ, để rửa sạch họ khỏi muôn vàn tội lỗi và cho họ được sống đời đời.
Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, ngay cả những tội nhân bầm dập, khốn cùng nhất, đã được Chúa Giê-su khẳng định trong Tin mừng Mat-thêu: “Cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Ngài đưa công lý đến toàn thắng” (Mt 12, 20).
Lạy Chúa Giê-su,
Hôm xưa, Chúa đã rong ruổi tìm kiếm từng con chiên lạc để vác chiên về. Hôm nay, tiếp tục sự nghiệp đó, Chúa dùng bí tích Thánh tẩy để tháp nhập chúng con vào Thân Mình Chúa, cho chúng con trở thành chi thể sống động trong Thân thể Chúa, để cùng đồng hành với Chúa trên hành trình tìm kiếm và đưa về đàn nhiều con chiên lạc trong thôn xóm chúng con. 
Xin cho chúng con trở nên đôi chân của Chúa, rảo bước không mệt mỏi trên vạn nẻo đường đời, để tìm kiếm và đưa về những anh em lạc xa đường Chúa.
Xin cho chúng con trở nên đôi vai của Chúa để làm chỗ dựa tinh thần cho những con người lâm cảnh khốn cùng đang cần một chỗ tựa nương. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 ===================
Suy niệm 5
Tìm Kiếm và Vui Mừng
Tập 2 của bộ sách “Phúc Âm trong dụ ngôn”, Cha Nguyễn Tầm Thường suy niệm về 3 dụ ngôn “Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người con hoang đàng”, với 14 đoản khúc xuyên suốt 152 trang sách từ trang 117 đến trang 269. Thật nhiều kiến thức thú vị bổ ích, nhiều ý tưởng mới lạ, nhiều khám phá độc đáo và những suy tư sâu sắc. Xin được trích dẫn và nối kết vài ý tưởng để suy niệm Tin Mừng hôm nay.
  • Matthêu viết Phúc Âm như hệ thống sư phạm, như thầy dạy.
  • Maccô mệnh danh là Phúc Âm trên đường đi. Những biến cố quan trọng đều xảy ra khi Chúa đi trên đường.
  • Luca như thầy thuốc, nhạy cảm với nỗi xót đau của bệnh nhân. Người đọc thấy Phúc Âm này trình bày Chúa bằng văn chương của lòng thương xót.
  • Gioan viết Phúc Âm với những điều cao siêu về thiên tính Đức Kitô. Thí dụ, ngay câu mở đầu Gioan đã viết “Lúc khởi đầu đã có Lời”.
Mỗi tác giả Phúc Âm có lối viết riêng. Mỗi tác giả nhằm đến một đối tượng riêng và trình bày theo phương pháp của mình.
Phúc âm Luca mệnh danh là Phúc Âm của Lòng Thương Xót.
1. Tìm kiếm
Sau sự kiện Pharisiêu xầm xì, kết án Chúa về việc đón tiếp những người tội lỗi (x.Lc 15,1-2), Đức Giêsu kể ba dụ ngôn: Con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất, người con hoang đàng.
Con chiên đi lạc, tự nó có trách nhiệm, nó đánh mất giá trị của nó, có khi chết, có khi nó mang thương tích. Đồng bạc tự nó không mất. Người coi sóc đánh mất nó, tự nó không mất giá trị. Kẻ khác tìm được, nó vẫn giá trị một quan tiền. Nó không trở thành miếng sắt. Ở đây sự tự do bắt đấu xuất hiện. Nơi con chiên, nó có tự do lựa chọn đi lạc. Sự tự do này sẽ là vấn đề sâu sắc hơn, nó dẫn đến trong dụ ngôn “đứa con hoang đàng”. Vì người con hoang đàng sẽ hoàn toàn sử dụng tự do của mình. Ba dụ ngôn “đánh mất” này liên hệ chặt chẽ với nhau. Luca trình bày rõ bối cảnh ra đời của ba dụ ngôn là nói với những người Pharisiêu.
Đặt ba dụ ngôn này trước các Pharisiêu, Luca cho thấy lòng thương xót Chúa nổi lên một cách siêu bạo. Chúa dám lấy lòng thương xót của Ngài chống lại một thế lực rất lớn bấy giờ. Họ đối nghịch với Chúa vì: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Vì Pharisiêu mà Chúa kể ba dụ ngôn về thân phận tội lỗi, cần lòng thương xót. Vì biểu lộ lòng xót thương cho chúng ta là chiên lạc, là mất mát được đi tìm, là hoang đàng được bao dung mà Chúa dám đưa ra những dụ ngôn này để Chúa bị kết án cay nghiệt hơn.
Chủ đề cả ba dụ ngôn nói về tìm kiếm. Chúa dám dùng dụ ngôn này ám chỉ các lãnh đạo tôn giáo bấy giờ. Các dụ ngôn đề cao: trách nhiệm tìm kiếm, sự trở về của một người ăn năn, cộng đoàn phải đón nhận bằng mừng vui. Đây là những điều người Pharisiêu đã không làm, họ chống đối. Pharisiêu kết án người tội lỗi. Phúc âm Luca mệnh danh là Phúc Âm của Lòng Thương Xót, thương người tội lỗi, thương kẻ nghèo, thương người bị bệnh tật, nên lời Chúa trách Biệt Phái cũng nặng nề hơn, nhiều hơn. Luca cho nhiều chi tiết về thái độ Biệt phái tìm cách hãm hại Chúa.
Câu chuyện Chúa kể hai nghìn năm trước trong bối cảnh là trả lời Biệt Phái về giá trị cái phải tìm. Trong đời sống, ai mà không có kinh nghiệm một lần đánh mất. Đánh mất của cải, đánh mất tình bạn, đánh mất gia đình. Có nhiều thứ đánh mất lắm. Cay nghiệt nhất là đánh mất loại nào? Có bốn loại đánh mất:
  • Mất vật chất như của cải
  • Mất giá trị tinh thần như tình yêu, tình bạn
  • Mất chính mình
  • Mất ơn cứu độ
Đánh mất nào mà muốn có lại cũng phải đi tìm. Có tìm kiếm vất vả. Có tìm kiếm dễ dàng. Có tìm kiếm mà không thấy. Có tìm trong hy vọng. Có tìm trong nỗi lo.
Trong những thứ mất mát này, mất chính mình là điều sợ hãi. Người con thứ đi tìm một chân trời rất xa. Xa gia đình, xa tháp chuông, xa làng mạc, xa thềm nhà ngày xưa. Chiều sâu Luca cho thấy bước chân đi xa của anh ta ở đây là chiều kích tâm linh bắt đầu xuất hiện. Đi xa là muốn xoá nhoà căn tính, gốc gác. Mọi cuộc đỗ vỡ đều như vậy. Tội lỗi làm mờ căn tính là con Thiên Chúa. Bỏ nhà đi là làm mờ căn tính của mẹ cha. Trẩy đi phương xa thì phải có tính toán. Đi đâu? Có lẽ người con thứ đã dự tính. Không ai bỏ nhà đi mà không biết đi đâu. Vùng xa người con này đến phải là vùng người ngoại giáo. Người Do thái giữ Luật không bao giờ đụng đến heo. Sự kiện đi xa này không phải chỉ là địa lý làng mạc xa, mà xa trong tâm linh. Có thể đây mới là điều Luca nhắm tới. Nói cách khác là người con thứ đã bỏ đạo. Sống bên bầy heo. Ao ước được ăn đồ của heo. Chống lại tôn giáo của cha ông. Không đơn giản là bỏ nhà đi, người con thứ đã chích vào tâm linh mình một thứ ma quái đó là heo theo Luật Cựu ước. Đi xa rồi phóng đãng phung phí. Chia gia tài để nuôi một thần linh tối tăm. Bỏ tôn giáo của mình chưa hết, người con thứ thà ăn đồ ăn của heo chứ nhất định không về. Luca cho thấy rõ thêm, nếu được ăn đồ của heo, người con thứ sẽ không về. Tội kinh hoàng của người con thứ nằm ở đấy chứ không hẳn đơn giản là bỏ nhà đi.Thà ăn đồ ăn của heo là thà ăn đồ ăn ô uế của tà thần chứ không về. Không phải chỉ bỏ cha mà bỏ tôn giáo của cha mình, anh ta phạm đến Trời. Thật sự đã phạm đến trời cao bằng dày đạp lên Lề Luật tổ tiên.
Luca cho người cha tìm lại được con, với bước chân con không về trong hân hoan, nhưng như đống củi mục cháy không thành lửa, toả khói mù âm ỉ ray rứt. Trong văn chương Luca luôn là tương phản giữa tình yêu thật đẹp của người cha và dang dở của người con trên đường về. Nắng lên đó mà tê lòng. Gió có thổi mà hồn không mát. Luca vẽ chân dung người con thứ bỏ nhà đi bằng nhiều bóng màu kỳ diệu. Lúc ẩn, lúc hiện. Trong ánh nắng chiều tà có dáng bình minh. Trong niềm vui có ngại ngùng. Trong tiếng đàn ca bữa tiệc có lo âu bấp bênh của người cha không biết người con cả có vào nhà chung vui hay không. Lối về của người con thứ đem nỗi vui cho cha, nhưng Luca lại pha gam màu nỗi vui bằng dang dở của người anh, bằng thái độ không tha thiết trên đường về của đứa con đi hoang. Luca cho nhân vật trở về bằng cái đói. Một động lực trong mầu sắc đó không có gì cao sang. Một gam màu khá ảm đạm. Tại sao người con thứ không về bằng gam màu rực rỡ như tiếng khóc thảm thiết sám hối của Phêrô? Tại sao Luca không viết rằng người con cả ùa chạy vào nhà ôm em? Những cái kết có hậu như thế thì câu chuyện có đẹp hơn không? Lối về vì đói của người con thứ không lý tưởng trong ánh mắt của những nhà đạo đức. Nhưng trong con mắt các tội nhân, thì cách về của anh ta thật dễ. Nó thành đẹp và hy vọng cho một người tội lỗi yếu đuối. Cái về vì hồi tâm chỉ vì thấy mình đói mà nhà cha thì cơm dư, gạo thừa. Trong anh, ít nhiều vẫn có hình bóng cha. Anh tự đánh mất quyền làm con, nay anh không tự xin lại. Anh chỉ xin làm công, dựa vào ân huệ của cha. Nếu không hy vọng cho cho mình làm công thì anh về làm chi. Anh tìm về vì vẫn còn chút lòng cậy trông. Ai ngờ cha đã chuẩn bị nuôi bê từ lâu rồi. Không cần nói, đừng toan tính, đừng nghĩ công mình làm. Trong một chút cậy trông, áng màu nhẹ thôi mà Luca đưa người đọc vào thế giới bao la tình thương của Chúa “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10).
2. Lòng Xót Thương.
Ba dụ ngôn đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Chúa Giêsu bày tỏ niềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi hối cải. Ở dụ ngôn thứ nhất, "trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; ở dụ ngôn thứ hai "các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; và ở dụ ngôn thứ ba "phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã thất lạc mà nay lại tìm thấy".
Tội nhân hối cải, không những được tha thứ, nhưng còn được chờ đợi, được đón tiếp. Niềm vui của Thiên Chúa thật lớn lao khi người tội lỗi biết từ bỏ con đường xấu xa, trở về sống trong tình thương của Thiên Chúa.
“Người cha nhân hậu” là dung mạo Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Khi chia gia tài cho con lòng cha đau đớn. Vì tôn trọng tự do của con chứ không phải cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời như cánh chim bay, lòng cha thấy trống trải, muộn phiền vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trở về. Thế rồi một ngày kia, đứa con trở về thật. Nó về trong dáng vẻ thất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộc đời nó về làm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giả như nó không về, người ta sẽ lãng quên. Nay nó trở về nhắc cho bà con làng xóm thấy sự thất bại của gia đình ông. Con ông về trong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng!
Ở đời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều về thăm, cha mẹ mở tiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái, người ta mắc cở không dám kể về đứa con bất hiếu, ngổ nghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉ khoe đứa con ngoan, tự hào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sự nghiệp. Thế mà, người cha lại mở tiệc lớn. Mừng đứa con trở về thất bại tả tơi. Khách mời ngỡ ngàng khi chủ nhà giới thiệu con ông về nhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thế nhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụ tử là gì thì thông cảm và chia vui với người cha. Cha đã tha thứ cho con trước khi con tự thú. Cha vui vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độ người cha đối với hai đứa con là thái độ của Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉ có tình thương. Người không có trí nhớ về tội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hư hỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc, cha yêu con chỉ vì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa của Đức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cả hai người con trong dụ ngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗ của thế gian xác thịt mà nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bại đau khổ mới hối hận trở về với Chúa. Nhiều lần ta là con cả tưởng mình đạo đức mà lên án tẩy chay người khác. Cần trở về với Cha, về với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.
3. Vui Mừng
  • Niềm vui trong dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc tìm thấy là niềm vui trọn vẹn. Không ai chống đối.
  • Niềm vui người con thứ trở về là niềm vui dang dở. Người con cả chống đối.
  • Cả hai niềm vui trong “con chiên bị mất và đồng bạc bị đánh mất” dẫn đến một kết luận là nếu “một người tội lỗi ăn năm sám sối thì cả thiên đàng vui mừng”. Chữ “nếu” này nằm trong dụ ngôn thứ ba là “nếu” người con cả vào dự tiệc, “nếu” người con cả ăn năn sám hối thì cả bữa tiệc đều vui. Cả ba dụ ngôn sẽ thành trọn vẹn là những dụ ngôn của niềm vui.
  • Dụ ngôn thứ ba là niềm vui ngay dưới đất. Ta thấy rõ trong gia đình, trong giáo xứ, một cộng đoàn, niềm vui hay bất hạnh xảy ra đều có liên hệ chung. Con người có khả năng tạo niềm vui hay bất hạnh. Tuỳ con người sử dụng tự do và ơn thánh. Niềm vui dưới đất này dẫn đến niềm vui thiên đàng mai sau.
  • Người con thứ bỏ nhà đi sống với dân ngoại, giống như hình ảnh những người thu thuế đi với ngoại bang Roma, giống như những người tội lỗi mà Tin Mừng kêu gọi sám hối. Dọc theo Phúc Âm, hình ảnh người con cả dấp dáng trong cách đi, cách đứng của các Biêt phái, Kinh dư, Thông luật. Người con cả ở trong nhà mà xa cha. Như Biệt phái trong đền thờ mà xa Thiên Chúa. Họ kết án người khác. Họ xa lánh người có tội. Người con cả ở đây cũng kết án người em. Biệt phái dựa vào nhân đức của mình, như người con cả cậy vào công việc của nó. Giống người con cả là luôn nghĩ đến mình, anh ta không có niềm vui, những Biệt phái cũng vậy. Chủ đề sống thực của dụ ngôn là lời mời gọi trước niềm vui hay đổ vỡ là ta quyết định trong gia đình của ta hôm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, niềm vui chính là vẻ đẹp của Tin Mừng: “Niềm vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và đời sống tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Những ai tiếp nhận đề xuất cứu rỗi của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống rỗng và cô đơn nội tâm. Với Chúa Kitô, niềm vui luôn luôn trổ sinh như mới”. (x.Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng).
Hạnh phúc là niềm vui, khi người ta vui thì hạnh phúc, khi người ta hạnh phúc thì người ta vui. Rất đơn sơ và rất dễ hiểu. Niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Những niềm vui làm thành cuộc đời. Niềm vui làm cho mỗi tâm hồn trở nên ấm cúng. Niềm vui chỉ thực sự có khi yêu thương. Khi không có tình yêu thì không có niềm vui thực sự.
Niềm vui là nét tiêu biểu của người Kitô hữu. Sống ở đời ai cũng mong mình có được niềm vui sống và nỗ lực đi tìm niềm vui. Người Kitô hữu xác tín rằng, niềm vui đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa. Một khi biết mình đã có Chúa thì mọi âu lo buồn phiền sẽ không còn. Càng khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, càng gia tăng niềm vui sống. Càng gặp gỡ Chúa trong cuộc sống, niềm vui sống càng sâu sắc bền vững. Niềm vui trong Chúa luôn là một niềm vui gia tăng sức mạnh cho tâm hồn trước những nghịch cảnh, đau khổ của kiếp người. Niềm vui trong Chúa cũng là niềm vui biến đổi đau thương thành hạnh phúc. Niềm vui trong Chúa giúp cho mỗi người có nghị lực vươn lên vượt qua nghịch cảnh.
Hãy chia vui với tôi”, Thiên Chúa vui mừng khi con người sống thân mật với Ngài trong tình cha con.
Hãy chia vui với tôi”, đó cũng là lời mời gọi mỗi kitô hữu chia sẻ niềm vui đức tin với anh em mình trong cuộc sống hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
===================
Suy niệm 6
BAO
DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG CHÚA CHA
Xh 32,7-11.13-14 ; 1 Tm 1,12-17 ; Lc 15,1-32

I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 15,1-32
(1) Tất cả những người Thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giê-su mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pha-ri-sêu và các kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. (3) Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? (5) Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy, tôi nói cho các ông hay: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. (8) Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? (9) Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”. (10) Cũng thế, tôi bảo cho các ông hay: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. (11) Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai. (12) Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với Người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, (23) rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, (26) liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. (27) Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”. (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”. (31) Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
2. Ý CHÍNH:
Thấy Đức Giê-su gần gũi với những người thu thuế và tội lỗi, nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư lên tiếng trách cứ Người. Bấy giờ Người đã dùng ba dụ ngôn diễn tả lòng thương xót và niềm vui của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết hối cải là: “Con chiên bị lạc”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người Cha nhân hậu”. 
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi: Trong xã hội Do thái, những người thu thuế bị coi như tội nhân công khai. Người thu thuế và gái điếm là hai hạng người thường bị nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư lên án (x. Lc 5,30; 7,34). Ở đây Lu-ca ghi nhận những người thu thuế và tội lỗi thường đến nghe lời Đức Giê-su giảng. Điều này cho thấy Đức Giê-su không khinh dể xa lánh tội nhân, nhưng sẵn sàng đón tiếp để cứu độ họ.
- C 4-7: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con...: Hình ảnh người mục tử với đàn chiên là một đề tài cổ điển của Cựu ước, nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Người (x. Lc 12,32). Con chiên tìm lại được là biểu tượng về ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. Mt 4,6-7). Lu-ca cho thấy tình thương của Thiên Chúa là Đấng luôn đi tìm và đưa các tội nhân trở về đàn chiên (x. Lc 15,4-7). + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất: Ở đây phải hiểu ngầm là chín mươi chín con chiên trong đàn đã được mục tử nhốt ở một nơi an tòan trong hoang địa, trước khi đi tìm con chiên lạc. Tuy chỉ là một con chiên, nhưng đối với mục tử cũng là một số lớn, đến nỗi ông quyết tâm đi tìm bằng được. Điều này cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với kẻ có tội thật lớn lao.
- C 8-10: + Người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng...: Đồng quan là một đơn vị tiền tệ của Hy-lạp. Đơn vị tiền tệ này tương đương với quan tiền Rô-ma (x. Lc 7,41), là tiền công nhật của một nông nhân làm việc đồng áng (x. Mt 20,2). + Lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ?: Nhà của người dân Pha-lét-tin làm bằng đất sét và có ít cửa nên bị tối. Do đó, dù giữa ban ngày, để tìm kiếm một vật nhỏ như một quan tiền, người ta cũng phải thắp đèn cầy lên. Trong dụ ngôn này, một phụ nữ vốn liếng chỉ có mười quan tiền, nên phải vất vả tìm kiếm cho bằng được đồng quan bị mất... Điều này ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với tội nhân. Người không muốn bất cứ ai bị hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống. + Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hốiThiên Chúa vui mừng và chia sẻ niềm vui với cả triều thần thánh trên trời khi thấy một người tội lỗi ăn năn hối cải trở về.
4. CÂU HỎI: 1) Những ai bị người Pha-ri-sêu và kinh sư khinh dể, nhưng được Đức Giê-su sẵn sàng đón tiếp ? 2) Thánh kinh thường dùng hình ảnh nào để diễn tả tương quan giữa Đức Chúa với Ít-ra-en là con dân của Người ? 3) Phải chăng người mục tử bỏ mặc 99 con chiên giữa hoang địa cho sói dữ cắn xé, để đi tìm một con chiên bị lạc ? 4) Hai dụ ngôn nào diễn tả tình thương của Thiên Chúa luôn quan tâm đi tìm các tội nhân, và dụ ngôn nào cho thấy tình thương của Người sẵn sàng tha thứ và đón nhận tội nhân sám hối trở về ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA SỰ THA THỨ:
Ngày 13-5-1981, giữa lúc hàng chục ngàn người chen chúc nhau tại quảng trường thánh Phê-rô để đón đức thánh cha Gio-an Phao-lô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên làm mọi người đứng tim. Đức thánh cha đã bị ngã gục trên chiếc xe mui trần, máu vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị giáo hoàng bị mưu sát. A-li A-ga-ca, hung thủ tội ác, đã bị bắt ngay tại chỗ. Sau đó hung thủ người Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam tại nhà tù Re-bi-bli-a ở Rô-ma. Cả thế giới đều kinh hoàng về tội ác tày trời này. Năm 1984, thế giới còn kinh ngạc hơn nữa khi Đức thánh cha Gio-an Phao-lô II, là người đã bị ám sát trước đó, đã đến thăm và nói chuyện với kẻ sát hại mình tại nhà tù. Không ai biết hai bên nói gì với nhau, nhưng qua hệ thống truyền thông, mọi người đều rất cảm động khi thấy Đức Thánh Cha bắt tay A-li A-ga-ca, với nụ cười trìu mến. Phải chăng đây là hình ảnh sống động nhất về tình yêu của Đức Giê-su khi Người niềm nở đón tiếp các tội nhân.
Ít lâu sau, vợ của kẻ sát nhân đã đến Rô-ma để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha, vì ngài đã sẵn sàng tha thứ cho chồng của mình. Còn chính hung thủ A-li A-ga-ca sau khi mãn hạn tù, đã xin được nhập vào quốc tịch Va-ti-can và được trở thành em nuôi của Đức Thánh Cha.
2) LOÀI NGƯỜI THÍCH KẾT ÁN HƠN LÀ CẢM THÔNG VỚI TỘI NHÂN:
Bệnh HIV AIDS (hay SI-DA) ngày nay đã trở thành một vấn đề lớn của nhân loại, một “căn bệnh của thế kỷ” mà đến nay loài người vẫn chưa tìm ra phương thế chữa trị hữu hiệu. Cách đây ít lâu, trên đài VTV3 có chiếu một bộ phim nhiều tập khá hay, nhan đề là “Gió qua miền tối sáng”. Bộ phim đề cập đến số phận của nhiều nhân vật bị lây nhiễm vi-rút liệt kháng (HIV-AIDS). Thái độ của các bệnh nhân đầu tiên thường là bàng hoàng, không tin là mình lại bị mắc chứng bệnh quái ác này. Rồi sau khi đã chấp nhận thực tế, một mặt họ tìm xem ai đã lây bệnh cho mình, mặt khác họ vẫn cố che giấu không để người chung quanh biết mình đã bị mắc bệnh. Rồi trong số những người mắc bệnh, người thì chấp nhận hoàn cảnh để cố sống tốt đẹp và tránh lây bệnh cho tha nhân. Nhưng cũng có kẻ hận đời và sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi, nhằm truyền bệnh cho nhiều người khác cùng chết với mình cho hả dạ. Còn quần chúng nói chung, do chưa hiểu về phương cách lây lan, nên khi vừa nghe người nào mắc phải thứ bệnh quái ác này là bắt đầu bàn tán xầm xì to nhỏ và cảnh giác cao độ, thể hiện qua thái độ xa lánh bệnh nhân... khiến người mắc bệnh cảm thấy cô đơn và tủi hổ. Cuối cùng người bệnh đành phải dời chỗ đến nơi không ai biết mình bị mắc chứng bệnh này.
Gần đây ở Phi-líp-pin cũng có chiếu một bộ phim tài liệu về việc phòng chống HIV AIDS. Phóng viên đã hỏi một thanh niên bị mắc bệnh AIDS thời kỳ chót: “Anh dự định thế nào về tương lai của anh ?” Chàng thanh niên đã thành thật cho biết như sau: “Tôi hy vọng sau khi tôi chết, hãng bảo hiểm nhân thọ sẽ trả cho tôi một số tiền để nuôi chú chó cưng của tôi. Vì từ khi tôi công khai thừa nhận chứng bệnh này, tôi đã bị mọi người khinh dể xa lánh, kể cả những người thân trong gia đình ruột thịt của tôi. Chỉ có chú chó cưng là không thay lòng đổi dạ. Nó vẫn tiếp tục vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi gặp mặt tôi như trước”.
3) LÒNG THƯƠNG XÓT SẼ CHIẾN THẮNG SỰ THÙ HẬN:
Cha PI-Ô là một vị linh mục nổi tiếng thánh thiện. Ngày kia, ngài tới Ro-ton-do và tình cờ gặp Ce-sa-re Fes-ta, một kẻ đứng đầu phái Tam Điểm tại đây. Khi gặp ngài, ông ta ngạc nhiên và nói:
- Ngài cũng ở đây với chúng tôi, những người theo phái Tam Điểm hay sao?
Cha Pi-ô đáp lại:
- Phải, thế mục đích của các anh là gì?
Ông ta trả lời:
- Chúng tôi chống lại Giáo hội.
Cha Pi-ô liền cầm lấy tay ông ta, nhìn ông ta bằng cặp mắt trìu mến, rồi kể lại cho ông ta nghe dụ ngôn đứa con hoang đàng, hay câu chuyện tấm lòng của một người cha.
Một giờ sau, ông ta đã quì gối xưng tội. Rồi sau đó, ở mọi nơi và trong mọi lúc, ông ta sẵn sàng tuyên xưng lòng khoan dung và thương xót bao la của Thiên Chúa.
Còn chúng ta hôm nay có sẵn sàng sám hối ăn năn trở về cùng Thiên Chúa để được ơn tha thứ không? Vì tâm tình sám hối ăn năn chính là phương thế để được Chúa thứ tha.
4) NOI GƯƠNG CHÚA ĐỂ XÓT THƯƠNG NGƯỜI TỘI LỖI:
Một lần kia, các tu sĩ trong miền dẫn tới Đức Giám Mục An-mô-na một thiếu nữ mang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng Đức cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh ban cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻ tố cáo lại nói:
- Tại sao Đức Cha làm như thế? Xin ra cho nó một hình phạt.
Ngài ôn tồn bảo:
- Anh em thử nghĩ xem, cô ta đã đau khổ muốn chết được; tôi phải làm gì hơn nữa?
Nói thế rồi ngài cho cô ta về. Từ đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.
3. SUY NIỆM:
1) Đặc tính của lòng thương xót của Thiên Chúa:
a) Không bỏ rơi nhưng quyết tâm đi tìm chiên lạc:
Đức Giê-su là mục tử tốt lành biết rõ và gọi tên từng con chiên (x Ga 10,14), đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (x Ga 10,10). Con người thật đáng quí trước mặt Người. Người tìm kiếm con người và không muốn một người nào bị hư mất. Như người mục tử tốt lành không đành bỏ rơi một con chiên lạc, nhưng quyết tâm đi tìm cho tới khi tìm thấy (x Lc 15,4); Như người đàn bà có mười quan tiền bị rớt một đồng, đã không bỏ mặc, nhưng đốt đèn, quét nhà quyết tìm lại bằng được (x Lc 15,8); Như người cha có hai đứa con trai, đã không bỏ mặc đứa con thứ bất hiếu đi hoang, nhưng hằng ngày mong chờ nó hồi tâm sám hối trở về (x Lc 15,20).
b) Vui mừng khi tìm lại những gì đã hư mất:
Đức Giê-su là hiện thân lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa. Người không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. Người vui mừng đón tiếp tội nhân trở về giống như mục tử tốt lành đi tìm một con chiên lạc, khi tìm được rồi liền vui mừng vác nó trên vai và đưa về đàn. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (Lc 15,5-6);
Thiên Chúa cũng giàu lòng từ bi nhân hậu như người đàn bà kia có 10 đồng bạc đã bỏ công tìm kiếm một đồng bị mất. Khi tìm thấy rồi liền nói với người xung quanh: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được quan tiền tôi đã đánh mất” (Lc 15,9);
Thiên Chúa còn hành xử bao dung như người cha nhân lành, hằng ngày chờ mong đứa con đi hoang trở về, và khi thấy bóng nó từ đàng xa, đã chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ nó và hôn lấy hôn để. Rồi không để nó nói hết câu thú tội, đã sẵn sàng tha thứ và trả lại mọi quyền lợi mà nó đã mất khi bỏ nhà đi hoang: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,20-24).
2) Đối xử thế nào với tội nhân noi gương Mục Tử nhân lành Giê-su?
a) Cảm thông với tội nhân:
Trong cuộc sống, chúng ta thường có thái độ giống như các biệt phái và Kinh sư khi thích xét đoán và kết án tha nhân. Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Đức Giê-su đầy lòng thương xót: Người cảm thông khi ngồi đồng bàn với các người thu thuế tội lỗi; Người chọn một người thu thuế tên là Lê-vi vào số mười hai Tông đồ; Người bênh vực và cứu người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình khỏi bị ném đá chết… Sở dĩ Người ưu ái gần gũi tội nhân là vì muốn chữa lành cho họ như Người đã nói: “Người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9.13).
Chỉ có một tội không bao giờ được tha là tội kiêu ngạo của ma quỷ khi “xúc phạm đến Chúa Thánh Thần”. Đó là tội chết mất linh hồn mà các người Pha-ri-sêu và Kinh sư Do thái đã lỗi phạm, khi cố chấp không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, mượn tay Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Người, và từ chối gia nhập Nước Trời do Người thiết lập.
b) Đi tìm kiếm tội nhân và vui mừng đón nhận họ trở về:
Thiên Chúa luôn yêu thương mọi người là con cái của Ngài. Ngài đã sai Con Một đến trần gian là Đức Giê-su để ban ơn cứu độ cho loài người. Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su muốn cho mọi người đều gia nhập Nước Trời để được cứu độ. Đặc biệt Người ưu ái đối với các tội nhân: bênh vực người đàn bà ngoại tình khỏi bị kết án, tha thứ cho người trôm lành thật lòng sám hối ăn năn, đi tìm các con chiên lạc và vui mừng tiếp nhận họ, sẵn sàng kêu gọi người thu thuế Mát-thêu vào nhóm 12 tông đồ, cho cô gái tội lỗi Ma-ri-a Ma-đa-le-na theo làm môn đệ của Người… Việc đi tìm và đưa những tội nhân sám hối trở về với Chúa cũng chính là sứ mạng của mỗi người tín hữu chúng ta hôm nay.
c) Quảng đại tha thứ những xúc phạm của kẻ khác đối với chúng ta:
- Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng từ bi tha thứ tội lỗi chúng ta, thì Người muốn chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ các xúc phạm của tha nhân đối với chúng ta, như người cha trong dụ ngôn đã yêu cầu người anh cả tiếp nhận đứa em đi hoang trở về. Trong thực tế, người ta chỉ dễ tha thứ lỗi lầm của kẻ khác khi ý thức được tình trạng tội lỗi của mình. Có nhận mình là tội nhân, chúng ta mới cảm thông và dễ tha thứ cho kẻ khác.
- Đừng đòi kẻ có tội phải bị trừng phạt mới vừa lòng: Mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) đã nói như sau: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì chắc mọi người đều đã trở thành những kẻ mù lòa từ lâu rồi !”. Một phóng viên đã hỏi Tổng thống LANH-CÔN (A Lincoln) là ông sẽ làm gì đối với dân Miền Nam sau cuộc nội chiến  Hoa Kỳ? Ông liền trả lời: “Tôi sẽ đối xử với họ như họ chưa bao giờ bỏ nhà đi hoang”.
- Đây cũng chính là cách đối xử của Đức Giê-su đối với các tội nhân. Người sẵn sàng tha thứ vô điều kiện, “phục hồi trọn vẹn” cho ông Phê-rô, như thể ông chưa bao giờ phạm tội chối Thầy. Đây cũng chính là cách chúng ta phải cư xử với kẻ xúc phạm đến chúng ta: Phải sẵn sàng tha thứ với một tình thương bao dung giống như Thiên Chúa đã bao dung với chúng ta, như lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Vì nếu chúng ta đối xử với tha nhân thế nào, thì Thiên Chúa công minh cũng sẽ xử với ta như thế: “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,2).
- Thánh Phao-lô dạy các tín hữu chúng ta sống đức mến như sau: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc; không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù; không mùng khi thấy sự gian ác,nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả; hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 4-7).
 4. THẢO LUẬN:
Giả như bạn là người anh cả trong dụ ngôn hôm nay thì bạn sẽ làm gì: vào nhà cha để cùng tham dự bữa tiệc vui đón đứa em đi hoang trở về, hay đứng bên ngoài kêu trách lòng nhân hậu của Cha, như các người Pha-ri-sêu và kinh sư xưa đã làm?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHA.Xin dẫn dắt chúng con mau quay về với Cha, giúp chúng con điều chỉnh những sai lỗi. Xin giúp chúng con sớm trỗi dậy, vì tin rằng tình thương của cha còn lớn hơn muôn ngàn lần những tội lỗi của chúng con. Ước gì vấp ngã sẽ làm chúng con trưởng thành hơn, thấy được sự mỏng dòn yếu đuối của mình và cảm nghiệm được lòng Cha bao dung nhân hậu. Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con cũng biết đối xử từ bi thương xót đối với những kẻ đã xúc phạm đến chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
===================
Suy niệm 7
Chúa Nhân Hậu Thương Xót Tội Nhân
Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32
Các người thu thuế và người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. Nhìn cái cảnh gai mắt này, những người Pharisêu và kinh sư khó chịu mà dè bỉu: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. (Lc 15,2). Để làm sáng tỏ khung cảnh gây khúc mắc và đánh giá xấu của họ, Đức Giêsu mới kể luôn mấy dụ ngôn.
“Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất. Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó...” (Lc 15,4-6). Qua dụ ngôn “con chiên lạc” và “đồng bạc bị mất”, Đức Giêsu muốn mỗi người cần hoán cải trở về, biến đổi trở nên mới trong mối tương quan với Chúa. Tôi có phải là “chiên lạc” không? Đôi lúc tôi có thể ảo tưởng, không biết là mình đi lạc, lại cứ tưởng mình luôn đúng đường không cần hoán cải.
Tiếp theo là dụ ngôn nổi tiếng về một người cha với hai thằng con khác nhau của ông.
Đầu tiên là thằng con thứ “giời đánh thánh vật”, bất cần đời, xấu xa đê tiện hết chỗ nói. Sau khi bỏ nhà đi biệt xứ sống trác táng, tung phá hết sạch của cha cho, chẳng còn gì và lâm vào cảnh thân tàn ma dại, đói rách bẩn thỉu, cùng cực, nghèo nhất trong các người nghèo, thèm cả cám heo mà chẳng ai cho. Đến lúc này anh mới hồi tâm và quyết đứng dậy đi “về với cha” gọi là cho bớt khổ, chứ chẳng mong còn được gọi là “con”. Chao ôi! ai mà ngờ được cha anh đứng ngóng tự bao giờ, nhào đến mà hôn lấy hôn để, chẳng kể gì hôi hám bẩn thỉu, chẳng hỏi tội, tra xét tiền của đâu hết…? Cha còn huy động mang áo đẹp nhất, xỏ dép, đeo nhẫn (lại thành quý tử) và còn hô hán mở tiệc để ăn mừng nữa chứ! Tại sao có chuyện bao dung tha thứ đến ngược đời như vậy? Chỉ có tình yêu mới lạ lùng như thế, chỉ có tình yêu mới có thể lý giải được.
Nhiều khi chúng con dùng tự do Chúa ban mà đi hoang. Khi muốn trở về lại không hiểu biết tình Cha yêu thương con đến rồ dại như thế, nên chúng con ngại ngần sợ hãi vì những lỗi tội, những xấu xa dơ bẩn, bất xứng của chúng con. Xin cho chúng con nhận ra tình yêu vô bờ của Cha mà mạnh dạn tìm về bên lòng Cha. Xin cho chúng con hiểu rằng: tình yêu của Cha ngàn lần vượt lên che lấp tội con.
Thứ đến là người con cả, ngày ngày ở bên cha, tiếng là ngoan ngoãn, hiếu nghĩa với cha. Thấy cảnh người cha vẫn mở rộng vòng tay yêu thương mà đón thằng em ăn hại mò về, anh nổi giận, oán hận cha xử sự bất công: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha… Còn thằng con của cha đó…”(Lc 15,29-30). Nghe những lời khó nghe như vậy của con mình, cha anh không quát mắng, vẫn một mực năn nỉ, lấy lời dịu dàng ngọt ngào và dạy anh phải biết thương em: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.” (Lc 15,31-32). Chỉ có tình yêu mới làm người cha có thể đối xử tuyệt vời như vậy. Nghe đến đây không biết các bác Pharisêu và kinh sư đã rõ ra chưa nhỉ? Còn chúng con, nếu đang yên trí là mình tuân giữ đầy đủ, có lẽ cũng đang à ra mình cũng vậy thôi. Chúng con ở “trong nhà cha”, mà nhắm mắt chẳng nhận ra tình Cha yêu thương âu yếm mỗi ngày, thì lòng vẫn xa Cha vời vợi.
Chúa ơi! con sinh ra từ tình yêu Ngài, con lớn lên trong vòng tay Chúa. Xin giữ con để con thuộc về Chúa trong suốt đời con. Dù khi thất vọng, dù khi lỗi tội, xin giúp con khiêm cung trở về với tình yêu vô bờ của Cha.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log