Nếu thực sự sống gắn bó với Giáo Hội trong những ngày này, người kitô chúng ta đều nhận thấy có một điều gì đó tương phản khác thường:
- Đau khổ nhưng cũng vui mừng trọn vẹn và kỳ diệu nhất;
- Thất vọng, nhưng cũng hy vọng;
- Tội lỗi, nhưng chắc chắn sẽ nhận được ơn cứu độ.
Ngày Lễ Lá hôm nay với phần Phụng vụ thật đối chọi:
- Chúa Giêsu được chào, được hát và được tung hô bằng những bài hát
hoan hô con vua Đavid và bằng những
cành vạn tuế.
- Ngài được tất cả các bệnh nhân
cám ơn vì ngài chữa bệnh cho.
- Các tông đồ tháp tùng Ngài cũng
hãnh diện nở mày nở mặt.
- Trước niềm vui của đám đông như vậy, thì từ đàng xa những kẻ thù Ngài vẫn đang
quan sát, phục kích.
- Chỉ vài ngày nữa thôi, tất cả mọi người và ngay cả các tông đồ cũng
bỏ rơi Ngài.
- Thay vì chào bằng những lời tung hô: Hoan hô Con vua Đavid, thì lần này họ chào bằng những tiếng kêu la lối thù oán:
“Nó đáng chết! Đóng đinh nó đi”.
Tuần này, chúng ta sẽ đi qua những chặng đường
từ thương cảm đến thán phục,
từ đau khổ đến vui mừng.
-
Thương cảm Chúa Giêsu tại vườn Cây Dầu và nhất là thương cảm Ngài phải chịu án tử hình thê thảm trên đồi Canvê. Ngược lại, chúng ta sẽ
vui mừng vì được Ngài cứu độ và ban cho thế giới Bí tích Thánh Thể.
- Hơn nữa, Phụng vụ sẽ
bỏ đi mầu tím để trở lại mầu trắng và hát lên bài Vinh Danh. Sau cùng, với cây thập giá, chúng ta chiêm ngắm
mầu nhiệm tiệc cưới giữa Chúa Giêsu với toàn thể nhân loại.
Thật vậy, tuần này
sự thiện và sự ác cùng tồn tại,
đau khổ và vui mừng dường như không thể tách rời nhau. Đó là thảm trạng của nhân loại chúng ta.
Thế giới bất toàn, hư hỏng vì tội lỗi của con người và như vậy không thể tránh khỏi đau khổ. Tuy nhiên, thế giới cũng đang ở trong tình trạng sinh ra và chuyển mình hướng về đất hứa cho những người con Thiên Chúa.
Thế giới cần phải thực hiện một cuộc vượt qua. Đau khổ là sự dữ cần phải tránh và phải chiến đấu hết mình. Tuy nhiên,
đau khổ đã được Thiên Chúa sử dụng để làm tăng sinh lực cho các con cái của Ngài.
Ngay từ khi chịu phép rửa tội, người kitô biết rằng cần phải giống Chúa Kitô vượt qua cái chết nào đó để được sống lại. Cách tốt nhất là biết sử dụng thập giá như là phương thế cứu độ và biết ơn.
Lẽ thường, thập giá là cái hình khổ chẳng ai muốn vác. Chúa Giêsu cũng cảm thấy ghê sợ trước thập giá:
- Ngài đã cầu xin cùng Cha Ngài trong vườn Cây Dầu:
“Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén đắng này xa Con”.
- Rồi lúc chịu treo trên thập giá, ngài cũng đã phải kêu lên: “
Lạy Cha, sao Cha bỏ con”.
Dù được báo trước cuộc khổ nạn, ngài vẫn không hiểu điều gì sẽ đến với Ngài.
Nói tóm lại: Thập giá nhìn bề ngoài đối với người vô tội thì thật là điều phi lý. Sự dữ, đau khổ, Thập giá tự bản chất chẳng có ý nghĩa gì. Vậy thì tại sao Chúa Kitô lại phải chết trên thập giá? Và chết trên thập giá để làm gì?
- Chúa Giêsu chết
không phải để làm nguôi giận Chúa Cha vì tội lỗi nhân loại. Chúa Cha không phải là một vị Chúa thích đau và sung sướng nhìn thấy máu lễ vật hy sinh. Chúa Cha cũng không phải là một nhân viên kế toán đề nghị Con Ngài phải trả lại hoá đơn tội lỗi của nhân loại.
- Chúa Giêsu chết là để làm chứng ý định của Ngài là cứu chuộc nhân loại bằng cách
lôi kéo nhân loại khỏi cuộc chạy đua quyền bính, khỏi những tham vọng có nguy cơ ngăn cản nhân loại quay về với sự thiện đích thực là Thiên Chúa. Chính Ngài
đã từ chối quyền lực và đã trở nên tôi tớ. Ngài
tố cáo những ai coi của cải và địa vị làm mục đích của cuộc đời. Ngài đòi giai phóng người bị bỏ rơi, bé nhỏ và nghèo khó.
- Chúa Giêsu chết để
chúng tỏ Thiên Chúa Tình Yêu, Thiên Chúa cứu độ, chứ không phải là Thiên Chúa buộc tội. Sự yên lặng của Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá là lời dạy nặng ký nhất.
Hãy đổi cái nhìn thiển cận của chúng ta về thập giá Chúa Kitô! Hãy diễn lại Thập giá của Chúa Kitô bằng cách biết chấp nhận những thập giá của đời sống chúng ta! Thánh nữ Têrêsa Avila nói: “
Thập giá mà người ta vác thì ít khó chịu hơn thập giá mà người ta lôi kéo”.
Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, hãy nhìn xem nết xấu hoặc tội lỗi nào
cần phải chết đi trong chúng ta để có thể tham dự đầy đủ vào lễ hi sinh của Chúa Kitô trên thập giá! Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Nhờ cái chết của Ngài Giáo Hội được sinh ra. Giáo hội được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Kitô; cũng từ đó Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta và chúng ta cũng sẽ
vĩnh viễn được dự tiệc cưới Nước Trời.Lm. Ga Đặng Văn Nghĩa