Chúa nhật, 24/11/2024

Fabrice Hadjadj: Minh triết của bác ái, một linh đạo nhập thể

Cập nhật lúc 10:25 02/03/2016
Ngày 25.02.2016, trong Hội nghị Đồng Tâm về “Thiên Chúa là tình yêu” tại Vatican, triết gia Fabrice Hadjadj nhận xét: “Minh triết của bác ái, một linh đạo nhập thể”.

zenit.org, A.B., 2016-02-25

Fabrice Hadjadj

Ngày thứ năm 25 tháng 2-2015, tại hội nghị quốc tế do Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm tổ chức tại Vatican, triết gia Fabrice Hadjadj đã đọc bài tham luận mang chủ đề: “Sứ điệp bác ái theo tinh thần kitô giáo mang lại gì cho con người hiện đại?”. Từ năm 2012, triết gia Fabrice Hadjadj là Giám đốc Viện Philanthropos ở  Fribourg, Thụy Sĩ.

Buổi hội thảo quốc tế diễn ra ngày 25 và 26 tháng 2-2016 để kỷ niệm 10 năm công bố Thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu” của Đức Bênêđictô XVI. Thông điệp được hoàn thành ngày lễ Giáng Sinh 25-12-2005, ngày Thiên Chúa xuống thế làm người nơi hài nhi bé nhỏ và được công bố ngày 25 tháng 1-2006, ngày lễ Thánh Phaolô trở lại. Hội nghị mang tên “Đức ái không bao giờ qua đi (1 Co 13,8). Thiên Chúa là tình yêu, các bối cảnh, mười năm sau”.

Triết gia Fabrice Hadjadj đặt câu hỏi thứ nhất: “Trước hết, đức ái có phải là một sứ điệp? Chắc chắn có một sứ điệp đức tin ở đây (Rm 10, 8). Nhưng đức ái chính thật nó, có phải là một thứ trật khác không?”

“Thứ nhì, câu hỏi của chúng ta nói về một sự “mang lại” của đức ái: nhưng đức ái chỉ là một “mang lại” như thêm một chút gia vị cho đời sống hay sao?”, triết gia hỏi.

Câu hỏi thứ ba: “Tại sao lại nói ‘con người hiện đại’ ở đây? Từ ngữ có vẻ nguy hiểm. (…) đức ái là của con người, dù con người ở thời buổi nào, hiện đại, cổ đại hay tiền sử. Đó là chủ đề tổng quát của hội nghị chúng ta: Đức ái không qua đi… Như thế đức ái là của mọi thời, đức ái luôn là vấn đề thời sự, vì đức ái là Hành vi tinh tuyền của Đấng Vĩnh cửu. Từ đó, đức ái không những chỉ là điểm liên lạc của thời gian và vĩnh cửu, nhưng đức ái là sợi chỉ đỏ, là sợi chỉ của máu cứu chuộc, sợi chỉ nối thời này với thời kia, dù các thời có khác nhau như thế nào, thì đức ái cũng mang một đơn vị, một ý nghĩa của nó cho mọi thời.”

Triết gia đặt câu hỏi về con người: “Chúng ta đã từ lâu vào trong thời hậu hiện đại chưa? Có phải vì sự đột biến này, sự thay đổi thời buổi, mà chúng ta ý thức một cách chính yếu, mười năm sau khi thông điệp Thiên Chúa là tình yêu công bố không?”

Trọng tâm suy nghĩ của triết gia, đó là nhân bản hóa: Vào thời buổi hậu hiện đại, hậu nhân bản, thì không cần phải nói Chúa làm người để con người được như Chúa, nhưng phải nói thêm, Chúa làm người để con người vẫn là con người”. Chính xác: “Biến cố Nhập Thể là biến cố của sự thần thánh hóa và cũng là sự nhân bản hóa, một ân sủng không hủy hoại bản chất nhưng chăm sóc nó bằng cách nâng cao nó, của một agapè (đức ái) không loại bỏ nhưng hoàn tựu cho éros (dục lực), như Đức Bênêđictô XVI đã nói ngay từ đầu thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, một cách đáng ngưỡng phục.”

Triết gia chẩn đoán, rằng “thế giới của kỹ thuật-tự do đề nghị một loạt đức ái nhại đến nực cười”: “Khi người ta đuổi điều siêu nhiên thì nó trở lại dưới hình thức một căn bệnh. Khi người ta đuổi đức ái đối thần, một đức ái tăng trưởng đến vô tận, thì người ta tìm thấy nó trong chuyện không tưởng, là tăng trưởng vật chất đến vô tận, và dưới hình thức bệnh hoạn này, thì không cứu được tạo vật, chỉ hủy hoại nó và chỉ làm nó vỡ tan.”

Xa hơn, ông quan sát, khi “nói ‘tôi yêu bạn’, có nghĩa là ‘Điều tốt là bạn ở đây! Thật tuyệt vời khi bạn tồn tại!’, và sau đó là: ‘Tôi muốn điều tốt cho bạn.’ Tình yêu cho một người trước hết là lặp lại lời sáng tạo của Đấng Tạo Dựng: “Và đã xảy ra như vậy!” Đó là vì sao tình yêu đón nhận ngay món quà của tạo dựng, trước khi tìm cách cải thiện nó, nếu không sẽ phản bội nó, và các thiện hướng tốt nhất sẽ lạc lối trong một chủ nghĩa tích cực độc hại.”

Tác phẩm Thiên sứ Beatrice của Dante thể hiện chiều kích vũ trụ, lịch sử, – môi sinh -, của tình yêu: “Tình yêu của thiên sứ Beatrice cũng như ‘tình yêu làm chuyển động mặt trời và các ngôi sao khác’. Nó không giới hạn trong một tình cảm tâm lý, nó mang sự bành trướng của vũ trụ, tràn trề, từ sự mừng lễ của một người bình thường, trên nét đặc biệt của từng bản thể theo một tính phổ quát có tính cách cụ thể, chứ không trừu tượng, vì, để tôi có thể yêu Beatrice, thì quả đất phải tồn tại, mặt trời phải tồn tại, tất cả các cây cối, súc vật và tất cả các thế hệ từ trước cho tới giờ này, giờ tôi gặp Beatrice, phải tồn tại.”

Ông chấm dứt: “Đức ái không phải chỉ là một sự ‘mang lại’ cho người hậu hiện đại. Đối với con người, đức ái là điều đảm bảo để ở lại trong lịch sử nhân loại, để giữ ký ức lâu dài của truyền thống, để không bị lạc trong chứng quên của kỹ thuật, khi trí tưởng tượng chỉ còn biết các con khủng long, các người máy. Đó là nét đặc biệt của một thời, không được lợi dụng để gọi đó là thời cánh chung: lại thêm, cái nhất thời không thể đảm bảo cho điều vĩnh cửu, xác thịt không thay cho Thần Khí, lý lẽ không thay cho đức tin, tự nhiên không thay cho siêu nhiên.”

Bài ca ngợi đức ái này là bài ca ngợi cho thực tế của thân xác: “Hơn bao giờ hết, trong một thế giới bị xâm lấn bởi chuyện ảo, thì thân xác ngày càng bị dìm ngang hàng với đồ vật, với món hàng, minh triết của đức ái loại bỏ mọi thuyết phân biệt vật chất với tinh thần, minh triết của đức ái  thể hiện như một linh đạo của nhập thể.

Ở chương 12 của thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, Đức Bênêđictô XVI đã có một lời thật triệt để: “Sự mới mẻ đích thực của Tân Ước không phải nơi những ý thức mới, nhưng trong chính hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng cho thịt và máu vào các khái niệm – một hiện thực chưa từng có.

Sự mới mẻ của đức ái nằm ở hiện thực chưa từng có này, dạy cho chúng ta biết, rằng, thiêng liêng không tranh dành với xác thịt, rằng hằng hữu không làm vỡ cái được tạo, và trở nên thần thánh không phải là trở nên siêu anh hùng cực mạnh, nhưng là có cuộc sống nhân bản nhất, khiêm tốn nhất, như đời sống của bác thợ mộc do thái, bác làm việc bằng chính đôi bàn tay của mình, nói không cần máy vi âm, bác không làm một tiến bộ kỹ thuật nào, nhưng bác dấn thân vào những việc bình thường nhất, nơi bàn ăn, nơi cơm nước, của một sự hiện diện, của một tình trìu mến lạ lùng.”

“Con người là nguồn tài nguyên phong phú không gì sánh được, lớn hơn tất cả mọi sự, chia sẻ bữa cơm với người được Chúa gởi đến thì đáng giá hơn tất cả mọi cuộc ăn chơi đơn độc. Ở thời buổi của những ảo ảnh kỹ thuật, đó là sự đơn giản của tình nhân loại mà đức ái thần thánh đã khôi phục lại”, triết gia Fabrice Hadjadj kết luận.

 

 

Marta An Nguyễn chuyển dịch
Phanxico.vn
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log