Thứ bảy, 23/11/2024

Với Chúa Giêsu ở Manhattan, sự trở lại của nữ dân biểu vô thần thuộc Đảng Dân chủ

Cập nhật lúc 10:35 28/01/2016
Khi bà đang ở trong phòng quay ở Manhattan, nữ ký giả bất ngờ loan báo cho khán giả của mình: “Ngày mai tôi sẽ là người công giáo!” Đó là đoạn cuối của cuộc hành trình thiêng liêng khó khăn và bất bình thường.

fr.aleteia.org, Jules Germain, 2016-01-14

WASHINGTON, DC - JUNE 2: Kirsten Powers at home in Washington,

“Ngày mai tôi sẽ là người công giáo! Rất được giới truyền thông New York mến chuộng, bà Kirsten Power là một trong những tiếng nói đang lên của Đảng Dân chủ. Năm vừa qua bà đã trở lại đạo. Khi tìm được đức tin trong Chúa Kitô, bà muốn sống đời mình một cách khác hẳn, bà giải thích cho đồng nghiệp của chúng tôi là báo Pro.

Đầu tháng 10 vừa qua, khi bà đang ở trong phòng quay ở Manhattan, nữ ký giả bất ngờ loan báo cho khán giả của mình: “Ngày mai tôi sẽ là người công giáo!” Đó là đoạn cuối của cuộc hành trình thiêng liêng khó khăn và bất bình thường.

Bà Kirsten Power sinh năm 1969 ở Alaska. Gia đình bà theo Anh giáo ở Mỹ nhưng từ khi còn nhỏ, bà không quan tâm gì đến đức tin. Khi theo học phân khoa khoa học chính trị và ngành báo chí ở Đại học Maryland, vùng ngoại ô Washington, bà xây cho mình một nhãn quan hoàn toàn cắt đứt với Chúa. Giữa các năm 1992 và1998, bà làm việc cho chính quyền Bill Clinton. “Ở Nhà Trắng, tôi ở gần những người rất thông minh, nhưng nếu họ có tin, họ cũng không nói ra”, bà giải thích cho báo Christianity Today biết. Ở New York, nơi bà làm việc cho công ty AOL Time Warner, rồi làm cho Đảng Dân chúng trong vai trò cố vấn chiến lược, bà sống trong môi trường vô thần rất hung hăng. Nói mình tin vào Chúa là làm trò cười cho mọi người và bị mọi người ruồng bỏ đậm.

Chính tình yêu đã là bước ngoặc của bà. Bà có một tiêu chuẩn chính cho chân dung của người tình trong mộng: “Người đó không phải là người có đạo và giữ đạo”. Khi bà bắt đầu quen một người bạn và họ hỏi bà: “Em có tin Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc không?”, bà rất ngạc nhiên. Trước hết bà nghĩ: “Ồ không, ông này điên rồi!”. Và khi đó là khi anh kể cho bà nghe Phúc Âm, sự Thương Khó của Chúa Kitô và sự sống lại của Ngài. Bà vẫn nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ tin những chuyện phi lý như thế. Nhưng một cảm nhận dần dần hình thành trong lòng bà: “Và nếu đó là thật? Tôi có còn không xem trọng chuyện này không?”.

Bà đi với người bạn đến dự một buổi lễ ở một giáo xứ. “Những gì tôi thấy làm cho tôi rất sốc và ghê tởm”. Một nhóm người đàn hát – sau này tôi biết đó là những bài ngợi khen. Rồi đến bài giảng thì bà rất thích. Đó là giáo xứ của mục sư Timothy Keller, một tác giả được cả thế giới biết, nhà biện giải kitô giáo và chuyên gia mục vụ cho giới trẻ thành phố rất hiện đại. “Bài giảng của mục sư có một nền tảng tri thức rất chính xác. Người nghe thấy được một tình yêu cho nghệ thuật, cho lịch sử và cho triết lý”. Bà Kirsten Powers trở lại giáo xứ này, nơi mục sư Keller là nhà vô địch dò tìm ra được những điểm yếu của một nhãn quan bài kitô của thế giới. Chỉ khi mục sư nói về Chúa Kitô thì nữ ký giả thấy ông trở lại với thuyết hoài nghi thường lệ của ông.

Khi đó bà bắt đầu đọc Thánh Kinh. Tám tháng sau, bà đi đến kết luận, rằng suy tư và các chất vấn của ông có lợi cho kitô giáo. Trong một chuyến đi Đài Loan, bà đã có một trải nghiệm thật mạnh khi vào nửa đêm: “Tôi thức giấc, nửa mơ nửa thật, tôi thấy Chúa Giêsu đến nói với tôi: ‘Ta đây’ và điều này như thật!”, bà kể.

Khi về lại New York, tôi cảm thấy bối rối: “Tôi thấy Chúa ở khắp mọi nơi, thật là kinh hoàng. Tôi tưởng tôi bị điên”. Và tôi tham dự một nhóm cầu nguyện với Eric Metaxas, một tác giả kitô giáo rất nhạy cảm với các tâm hồn lạc hướng ở thời buổi rối ren này. Bà không còn nhớ chủ đề suy niệm. Tất cả những gì bà nhớ là bà quay lại: “Cuối cùng tôi nhận biết Chúa là chân lý duy nhất. Điều này cho tôi được một sự bình an không tả được, tôi có cảm tưởng tôi nhìn thế giới với một con mắt khác”. Nhưng bà sợ mình như những tín hữu kitô mà bà cho là kỳ cục, bà tiếp tục phớt lờ Chúa. “Nhưng chuyện này không mang lại kết quả gì. Bất cứ tôi đi đâu thì Chúa đã có ở đó”.

Không cánh tả nhiều hơn bảo thủ

Người phụ nữ với sự nghiệp như đã vạch sẵn và có nhiều thành công ở tuổi gần 40, bà thấy mình là một tín hữu kitô giáo với các chuẩn mực của nó. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp không hiểu tại sao bỗng dưng bà tin vào Chúa. “Điều lo lắng lớn nhất của tôi là các tín hữu kitô muốn dùng tôi để cổ động cho phía cộng hòa, bà nói.” Dù vậy, bà Powers vẫn trung thành với Đảng Dân chủ, bà bảo vệ quan điểm của mình trong các buổi nói chuyện trên đài truyền hình và trên các bài xã luận. Nhưng bà cũng không trở thành cái mà người Pháp gọi là “công giáo cánh tả”. Bà công khai bày tỏ quan điểm bảo vệ sự sống ngay từ khi thụ thai. Trong quyển sách của mình Bị bắt phải im lặng. Làm sao cánh tả hủy tự do phát biểu (The silencing. How The left is killing Free Speech), bà cố gắng tự phê cánh của mình, nhưng không chạy trốn nó. Đó là quan điểm bà tố cáo mạnh mẽ sự bất bao dung của nhiều người tự do cánh tả và nhất là một số người chủ trương nữ quyền, tự cho mình có quyền kiểm soát tư tưởng. Nhà chính trị học Charles Krauthammer, một khuôn mặt lớn của những người cộng hòa thấy ở bà Kirstin Power là nhân vật cánh tả trung thành với các nguyên tắc mà bà cổ động và là một trong những người công chính nhất trong các phán đoán của mình. Chắc chắn đây là một trong những lương thức công giáo lớn rất đáng kể của nước Mỹ trong những năm sắp tới.

 

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Phanxico.vn
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log