(Mt 23,23-26)
"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà. "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.
SUY NIỆM Đức Giê-su đã dùng dẫn chứng về thuế thập phân để cho họ thấy rằng họ đã lạc lối đến chừng nào. Thiên Chúa đã ra lệnh đóng thuế thập phân đối với những hoa trái lao động đầu tiên của từng người như một sự bày tỏ lòng biết ơn và kính phục đối với sự quan tâm phù hộ của Thiên Chúa dành cho dân Người (Đnl 14,22; Lv 27,30). Tuy nhiên các kinh sư bất chấp để đóng thuế thập phân trên cả những thứ tầm thường (chẳng hạn như những loại rau nhỏ nhặt) với sự chuẩn xác như toán học vậy. Họ quá lưu tâm đến những vấn đề vụn vặt, kém quan trọng, nhưng lại thờ ơ trong việc chăm sóc những người nghèo túng và đau khổ. Chúa Giê-su quở trách họ bởi lẽ trái tim họ dường như không được ngay thẳng. Lòng dạ của các kinh sư này chất đầy những sự kiêu ngạo và khinh thị những người không giống như mình. Họ chất những gánh nặng không cần thiết lên vai của người khác trong khi chính họ lại thờ ơ với các việc bác ái, đặc biệt là với những người nghèo khổ và yếu đuối.
Các kinh sư và những người Pharisêu tuân giữ một cách tỉ mỉ các thói quen và bổn phận tôn giáo mang tính bề ngoài trong khi đó họ lại quên đi thực tế về những ý định và mục đích của Thiên Chúa là phục vụ cho lề luật, tình yêu và đức công chính (công bằng và tử tế). Chúa Giê-su sử dụng một dẫn chứng khá hài hước để chỉ ra những vấn đề bất cân xứng mà họ đã mắc phải. Những con muỗi được xem như là một loài côn trùng nhỏ bé nhất trong khi lạc đà là loài động vật được xem là khổng lồ nhất ở Palestin. Theo lễ nghi cả 2 loài vật này được xem là ô uế. Các kinh sư làm bất cứ điều gì để tránh tiếp xúc với những con muỗi, thậm chí họ cẩn thận quá mức đến nỗi phải dùng một miếng vải nguyên chất để lọc ly rượu trước khi uống vì họ e rằng mình sẽ tình cờ uống phải nó. Sự tương phản rõ ràng này hẳn là đã kéo theo những lời chê bai phản đối.
Tình yêu Thiên Chúa hình thành nên suy nghĩ, giúp biến đổi con tim và hành động của chúng ta. Đâu là những điểm hài hước và quan trọng nơi bài học của Chúa Giê-su? Điểm trọng yếu của các điều răn Thiên Chúa đều được bén rễ nơi tình yêu – tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của tha nhân, đức công chính (công bằng, tử tế), và tình thương. Thiên Chúa là tình yêu và mọi sự Ngài tạo nên bao gồm cả sự công bằng, sự tốt lành. Tất cả đều phát xuất từ tình thương Ngài dành cho chúng ta. Tình yêu chân chính thì thật đáng quý và đáng tôn thờ, đó là lúc cả hai cùng nhau nắm lấy và gánh cho nhau những gánh nặng trên vai. Bạn có để cho tình yêu của Thiên Chúa uốn nắn và biến đổi suy nghĩ hằng ngày của bạn không? bao gồm những suy nghĩ về người khác, cách bạn nói về người khác và sự đối đãi của bạn dành cho họ?
Lời của Chúa Giê-su mời gọi thanh luyện tâm hồn. Như một kết quả của việc tẩy rửa bên trong, vẻ bề ngoài nhờ đó mà trở nên sạch sẽ và lộng lẫy. Vậy đâu là nét đẹp khi trái tim một ai đó đã được tẩy rửa và thanh luyện đích thực, vẻ đẹp của tâm hồn đó không thể chỉ được chứa đựng bên trong, mà nó còn chiếu sáng cho nhiều người nhận biết được.
Phản tỉnh: hãy suy ngẫm xem làm thế nào để nét đẹp của đời sống tâm hồn bạn được chiếu sáng một cách dễ dàng. Liệu người khác có nhận ra nó không? Trái tim bạn có chiếu sáng được không? Bạn có rạng rỡ không? Nếu không, bạn cần phải lắng nghe những lời Đức Giê-su đã nói với các ông Pharisêu. Bạn cũng có thể cần phải bị trừng phạt bằng tình thương và lòng thương xót để rồi chính bạn sẽ được thúc đẩy để đón nhận Đức Giê-su ngự vào tâm hồn và hoạt động bằng một phương pháp thanh luyện mạnh mẽ.