Ở Việt Nam, ngày 20 tháng 11, là thời gian để lớp lớp thế hệ học trò tỏ lòng tri ân và vinh danh quý ân sư đã miệt mài trong công tác giáo dục. Lễ kỷ niệm này được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 20/11/1958, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên khắp miền Bắc nước ta. Ngày 28/9/1982, theo nghị định của ngành Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, chính thức xác định ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh và tri ân những người làm công tác trồng người.[1]
Ý nghĩa ngày 20/11 thể hiện rõ truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tri ân những người trong lĩnh vực giáo dục. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, những người đã có công dạy dỗ, uốn nắn, chắp cánh cho biết bao ước mơ.
Bên cạnh lãnh vực đào tạo tri thức, trong lãnh vực đức tin, chúng ta ghi ơn biết bao những hy sinh công khó của các nhà đào tạo đức tin. Đó là ông bà, cha mẹ, đó là quý linh mục, tu sĩ nam nữ, các thầy cô giáo lý viên… Những người đang âm thầm ngày đêm vun trồng “hạt giống đức tin”, “ươm mầm nhân đức”. Và đặc biệt, chúng ta muôn đời tri ân “Vị ân sư đặc biệt”; “Người Thầy vĩ đại”; “Nhà giáo của các nhà giáo”. Đó là Thầy Chí Thánh Giê-su.
‘Người thầy vĩ đại’ Từ
‘Rabbi’ trong tiếng Hipri có nghĩa là ‘
thầy của tôi’; ‘
chủ nhân của tôi’[2]. Từ ‘Rav’ cũng có nghĩa đen là ‘
người vĩ đại’. Rabbi là danh xưng đáng kính của người Do Thái dùng để gọi những vị thầy dạy Lề Luật.
Việc giáo dục trong gia đình và xã hội của người Do Thái rất được chú trọng. Vì thế các rabbi đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Do Thái cả về tri thức, tôn giáo cũng như xã hội. Các Rabbi vừa là nhà trí thức, thông luật, vừa là những vị điều hành phụng tự trong cộng đoàn Do Thái giáo.
Nhờ những “người thầy vĩ đại” của người Do Thái đã mang lại những phương pháp giáo dục rất hiệu quả cho đến ngày nay: “
có thế nói, người Do Thái là khuôn mẫu về phương pháp giáo dục gia đình tiến bộ mà nhân loại đang tìm kiếm. Mặc dù họ chỉ chiếm 0,2 – 0,3% dân số thế giới, nhưng không thế kể hết được tên những người Do Thái đã và đang thao túng nền kinh tế toàn cầu. Họ không chỉ là chuyên gia của các doanh nghiệp như Rockefeller, Hammer, mà còn là ông trùm tài chính như Soros, Greenspan, 20% giáo sư trong các trường đại học ở Mỹ là người Do Thái, trong số những người từng đoạt giải Nobel có tới 31% là người gốc Do Thái”.
[3] Một nhà giáo vĩ đại nhất mà dân tộc cống hiến cho nhân loại đó là Thầy Giê-su.
‘Thầy Chí Thánh Giê-su’ Trong Tin Mừng, người ta cũng dùng danh xưng
Rabbi để gọi Chúa Giê-su (x. Mc 9,5; Mt 23,7; Ga 1,49). Chính Chúa Giê-su cũng đã xác quyết điều này: “
Anh em chỉ có một Thầy” (x. Mt 23,8); “
Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’ là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa” (Ga 13,3).
Đức Giê-su là Con Thiên Chúa thật và Ngài cũng là người thật. Ngài đã được sinh ra và lớn lên như bao người bình thường. Ngài có một quê hương, có những người hàng xóm láng giềng, có những người bạn thân cùng trang lứa. Ngoài tri thức phúc kiến, tri thức thiên phú
[4], để thủ đắc được những tri thức đạo đời, Đức Giê-su cũng phải đi học, để biết đọc, biết viết. Trong mái trường Nazareth, trẻ Giê-su đã được thụ giáo những bài học đầu tiên từ cha mẹ Ngài là Đức Maria và thánh cả Giuse. Ngài đã được cha mẹ dạy dỗ những bài học nhân bản, chu toàn các giới luật…“
Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa”(x. Lc 2,40). Dầu là Đấng Thiên Sai, nhưng Đức Giê-su không giống như một ‘siêu nhân’, Ngài giống như tất cả những người cùng thời, cũng ăn uống, ngủ nghỉ và bươn trải trong cuộc sống ở miền quê nghèo. “
Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” ( x. Dt 5,8); Dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, khi vào trần thế, Chúa Giêsu không chọn lối sống “thần đồng” nổi bật, nhưng Ngài đi con đường của “hạt cải” bé nhỏ, được lớn lên mỗi ngày qua sự chăm bón của người trồng cây, để chim trời có thể đến làm tổ được (x. Mc 4,30-32). Vì thế, Chúa Giêsu cũng học hỏi về mọi phương diện để lớn lên mỗi ngày. “
Ngài đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người”
[5].
Trước khi đi rao giảng Chúa Giêsu sống 30 năm, ngài sống ẩn dật trong làng quê Nazareth cùng với người cha là bác thợ mộc Giuse và mẹ Maria. Chúa Giêsu giống như chúng ta trong hết mọi sự. Ngài cũng mệt mỏi, khóc, vui cười, v.v.., bị cám dỗ như chúng ta nhưng không bao giờ phạm tội vì Chúa Giêsu luôn yêu thương Thiên Chúa Cha và vâng lời Ngài cách triệt để. Đức Giêsu “
giống chúng ta về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi” (x. Dt 4,15). Để rao giảng 3 năm. Chúa Giê-su đã học hỏi và nhất là Ngài đã sống, đã đúc rút kinh nghiệm một quãng thời gian rất dài. Để rồi, những năm tháng hoạt động công khai, Ngài trở thành “Vị Tôn Sư lỗi lạc”; “ Rabbi của các Rabbi” vì “
Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền” (x.Mc 1, 21-28).
Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, những giáo huấn của Chúa Giê-su vẫn được khắp nơi ca tụng. Ngài không biết sách, không mở lớp. Thế nhưng, những lời giảng dạy của ‘Thầy Giê-su’ vượt trên mọi không gian và thời gian. Ngài trở thành nguồn cảm hứng vô tận; Ngài là niềm say mê của biết bao thế hệ ‘tầm sư học đạo’; có vô vàn những cuốn sách viết về Ngài… Mỗi giây phút, Danh Thánh của Ngài, cùng với Lời Giáo huấn của Ngài được vang tới khắp cùng trái đất. Đức Giê-su đã để lại cho hậu thế một “khoa sư phạm mẫu mực”.
Khoa sư phạm của Đức Giê-su Các sách Tin Mừng phác họa về một vị Tôn Sư của mọi thời đại. Chỉ với ba năm hoạt động công khai, Đức Giê-su”
đã đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy” (x. Lc 3,22). Ngài giảng dạy không biết mệt mỏi, Ngài chọn và gọi nhiều người Do Thái cùng thời cộng tác vào công cuộc rao giảng, chữa lành, xua trừ ma quỷ…
Lời Chúa trong các trang Tin Mừng cho chúng ta thấy rất rõ một số phương pháp giảng dạy rất độc đáo của Chúa Giê-su: