Thứ sáu, 27/12/2024

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 Thường Niên A Và Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Cập nhật lúc 07:17 01/10/2020
Suy niệm Chúa nhật 27 Thường niên
Suy niệm 1
Khuôn mặt người nghèo
(Mt 21, 33-43)
Tài sản của Thiên Chúa
Tin mừng hôm nay nói: “Có ông chủ nhà kia trồng được một một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây một tháp canh. Đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa”.
Thiên Chúa sở hữu trái đất:
- Ngài là chủ sở hữu duy nhất của các trang trại và doanh nghiệp của chúng ta.
- Cả trái đất là lãnh địa của Ngài. Trái đất trước khi Ngài dựng nên không có hình dạng gì và trống rỗng.
- Ngài chỉnh trang trái đất để con người ở. Ngài chỉnh trang trái đất để con người có thể làm việc ở đó và cảm thấy vui sản sinh hoa trái sự sống.
- Nhưng kể từ tkhi Ngài “đi phương xa”, con người nghĩ rằng trang trại và doanh nghiệp của họ là tài sản riêng của họ. Họ đã chiếm đoạt hoa lợi mà họ sản xuất ra. Họ cho rằng thành quả lao động của họ thuộc về họ. Không những thế, con người còn phá hủy trái đất bằng các loại vũ khí, làm ô nhiễm trái đất…như trong thông điệp “Laudato si ”của Đức giáo hoàng Phanxicô.
Tin mừng nói tiếp: “Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi”. Những người đầy tớ của chủ, là những người không làm trong vườn nho, họ muốn độc quyền sản phẩm của cây nho! 
- Hãy để họ đến, ngay cả ngày chúng ta phải cho họ số tiền chúng ta kiếm được vì số tiền này không thuộc về chúng ta! 
- Hãy để họ đến, nhưng chúng ta lại đuổi họ đi! Hãy để họ dám nói với chúng ta rằng thành quả của công việc của chúng ta không thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta lại trục xuất họ, vì chúng ta nói đó là quyền hợp pháp của chúng ta. Thiên Chúa làm chủ trái đất... Chúng ta sẵn sàng nhận ra điều đó. Nhừng chúng ta lại yêu cầu Ngài đừng đòi hỏi bất kỳ quyền nào đối với những gì chúng ta có.
Tài sản của con người
“Sau cùng, chủ sai chủ con trai mình đến với họ vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn nho vừa thấy con trai ông chủ, liền bảo nhau: Đứa con thừa tự kia rồi! Nào anh em, hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó”!
Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến với chúng ta. Qua Tin mừng, Con Một Thiên Chúa không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng một mình Thiên Chúa là chủ sở hữu toàn bộ tài sản được giao phó cho chúng ta. Nhờ Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta không được tích lũy của cải trên trái đất này chỉ vì lợi ích riêng tư chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta làm việc như những người nông dân hạnh phúc vì của cải họ làm ra nuôi sống họ, chứ không như những chủ sở hữu cho rằng tất cả sản phẩm thuộc về họ. Nhưng chúng ta không lắng nghe Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta muốn là ông chủ trong gia đình và làm chủ tất cả tài sản của chúng ta! Chúng ta muốn thừa kế một mình.
Chúng ta không lắng nghe Ngôi Lời Thiên Chúa. Chúng ta từ chối Lời của Ngài. Chúng ta ném Ngôi Lời ra ngoài và chúng ta nói Ngài vắng mặt. Chúng ta đuổi Ngài đi và nói rằng Ngài đã biến mất. Như vậy chúng ta sản sinh ra những hoa quả chết chóc. Trái đất này, sản phẩm của trái đất này đủ để nuôi sống tất cả mọi người, nhưng một số người đã độc quyền chiếm giữ làm thiệt hại biết bao người khác. Trái đất này, được Thiên Chúa ban cho để con người có thể nhận ra tình yêu, mối quan tâm và lòng nhân từ của Ngài ,lại trở thành nơi chiến tranh mà chúng ta đuổi Thiên Chúa đang sống ra khỏi.. Người ta khốn nạn với cái được gọi là giàu có! Người ta khốn nạn vì bị hủy hoại sự cuộc sống. Nhưng những người khốn nạn lại là chúng ta. Thiên Chúa “sẽ tru diệt bọn hung ác đó”!
Di sản của người nghèo
Chúa Giêsu nói với các thượng tế và các kỳ lão dân do-thái cũng là nói với chúng ta rằng: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: Chính viên đá bon thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc: đó là việc Thiên Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta”.
Người ta đang xây dựng một thế giới không có trái tim. Người ta đang xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa.  Chúng ta là một trong số những khốn nạn, Thiên Chúa đến với những người khốn nạn đến cùng! Nhờ Chúa Giêsu Kito, Thiên Chúa đến với họ đến cùng! Chúa Giêsu Kitô đến ở giữa nhân loại chúng ta đến cùng, mặc dù nhân loại chúng ta chống đối.
Chúa Kito đã sống lại không ngừng ở giữa nhân loại. Ngài luôn có khuôn mặt người nghèo bị loại trừ, người nghèo ăn xin. Và, qua tất cả những người nghèo trên trái đất, Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự giàu có của chúng ta, nếu không được chia sẻ, sẽ sinh ra hoa trái chết chóc. Thiên Chúa nói với chúng ta và mời gọi chúng ta cho đi. Cho đi là nhìn nhận quyền lợi của người khác và nhìn nhận quyền lợi của Thiên Chúa.
Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng Ngài luôn hiện diện với chúng ta qua những người nghèo đến cùng.. Người nghèo là viên đá góc tường, là dấu hiệu của Chúa Giêsu Kitô. Ước vọng của họ và sự hiện diện thầm lặng của họ không ngừng cầu xin chúng ta. Người nghèo quấy rối chúng ta. Qua người nghèo, Thiên Chúa muốn đánh thức trái tim chúng ta. Thiên Chúa muốn phục sinh chúng ta!.
Chớ gì trái tim chúng ta cuối cùng cũng mở ra, vì người nghèo đang sống sống giữa chúng ta và cuộc sống cơ cực của họ lệ thuộc vào của cải vật chất của chúng ta. Đối với những ai cho người nghèo, Thiên Chúa sẽ mở kho báu Nước Thiên Chúa cho những người đó. Những người này sẽ mang lại hoa trái sự sống.
Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa
=======================
Suy niệm 2
Biết ơn người chỉ lỗi cho mình
Mt 21, 33 - 43
Qua câu chuyện bọn tá điền giết hại các tôi tớ mà ông chủ vườn nho sai đến để thu hoa lợi, và giết luôn cả người con ông chủ, Chúa Giê-su phê phán những người Do-Thái đã ra tay giết hại các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến với họ và thậm chí, sau này họ cũng giết luôn chính Ngài là Con của Thiên Chúa Cha.
Tại sao người Do Thái giết hại các ngôn sứ và giết cả Chúa Giê-su?
Vì Chúa Giê-su cũng như các vị ngôn sứ này đã vạch trần tội lỗi của họ nhằm kêu gọi họ ăn năn hoán cải (Lc 11, 53).
Người đời thường oán ghét những ai chỉ lỗi cho mình
Liên quan đến vấn đề này, Tin mừng có thuật lại hai sự việc như sau:
Thứ nhất. Ông Gioan tẩy giả khuyên vua Hê-rô-đê đừng lấy người chị dâu là Hê-rô-đi-a làm vợ; đây là lời khuyên chính đáng, vậy mà vua không nghe lại còn tống giam Gioan vào ngục và sau đó, truyền cho lính chặt đầu Gioan (Mt 14, 3-12).
Thứ hai.  Hôm ấy, Chúa Giê-su vào hội đường Na-da-rét vào ngày Sa-bát. Ngài đứng lên đọc sách và sau đó, Ngài nói cho dân thành Na-da-rét biết xưa kia vào thời ngôn sứ Ê-li-a, khi dân Do Thái bị hạn hán suốt 3 năm 6 tháng, Thiên Chúa sai ngôn sứ Ê-li-a đến cứu giúp bà góa thành Xa-rép-ta ngoại giáo mà không cứu giúp các bà góa Do Thái; cũng như thời ngôn sứ Ê-li-sa có nhiều người phong cùi trong dân Do Thái không được Thiên Chúa cứu chữa mà chỉ có ông Na-a-man người Sy-ri ngoại giáo được Thiên Chúa sai ngôn sứ  Ê-li-sa chữa lành.
Khi nghe những lời này, những người trong hội đường đầy phẫn nộ, nhất tề đứng dậy, xông tới túm lấy Chúa Giê-su, lôi Ngài ra khỏi hội đường rồi kéo ra khỏi thành.
Thế mà vẫn chưa hả giận, họ còn xô đẩy Ngài lên tận đỉnh núi, hòng xô Ngài xuống vực, cho Ngài nát thịt tan xương, để vĩnh viễn loại trừ Ngài khỏi cuộc sống, vì Ngài đã nói lên sự thật, một sự thật phũ phàng liên quan đến cha ông họ (Lc 4, 21-30).
Hôm nay cũng thế, nhiều người đang sống quanh ta cũng nổi trận lôi đình khi có ai đó chỉ cho thấy những lầm lỗi, những yếu kém của họ. Thế là thay vì nhận lỗi và sửa sai, người ta quay ra oán hận người chỉ lỗi cho mình. Đáng tiếc biết bao!
Còn chúng ta, chúng ta phản ứng thế nào khi người khác chỉ lỗi cho mình?
Có bao giờ chúng ta oán ghét, giận hờn, không muốn nói chuyện, không muốn nhìn mặt người chỉ lỗi cho mình, không?
Nên nhớ rằng không có ai trên đời là người hoàn thiện. Bất cứ ai cũng mắc phải thiếu sót, lỗi lầm. Vì thế, nếu có người nhận xét rằng bản thân ta có lỗi lầm, có thiếu sót… thì đó là chuyện bình thường, đã là người thì phải như thế thôi; do đó, không đáng buồn, chẳng đáng giận, chẳng đáng trách.
Điều đáng tiếc là ta có lỗi mà lắm khi ta không nhận ra lầm lỗi của mình; ta khiếm khuyết mà không nhìn thấy khuyết điểm của ta, nên không thể cải thiện được bản thân mình.
Thế nên, nếu có người giúp ta thấy lầm lỗi, khiếm khuyết của mình để khắc phục, thì ích lợi cho ta biết bao. Vì thế, ta phải chân thành biết ơn người đó, thay vì oán ghét hay hận thù.
Lạy Chúa Giê-su,
Ai trong chúng con cũng mắc phải lỗi lầm và thiếu sót mà lắm lúc không tự biết. Vì thế, mỗi người chúng con đều cần có người khác chỉ lỗi cho mình, nhờ đó, chúng con có thể sửa đổi cuộc đời, hoàn thiện cuộc sống.
Xin cho chúng con đừng oán ghét, giận hờn người chỉ lỗi cho, trái lại, luôn chân thành biết ơn những người ấy, vì nhờ họ mà đời sống chúng con có cơ may trở nên tốt đẹp hơn.

 
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
====================
Suy niệm 3
DÙ CON NGƯỜI BẤT TRUNG,THIÊN CHÚA VẪN MỘT LÒNG TRUNG TÍN

(Mt 21, 33-43)

Tiếp theo dụ ngôn “Hai người con”:Người cha sai hai đứa con vào làm vườn nho (x. Mt 21, 28-32). Đức Giê-su kể cho thượng tế và kỳ lão nghe dụ ngôn “Những tá điền sát nhân” (x. Mt 21,33-43). Quả thật, Vườn nho của Chúa là nhà Israel, Thiên Chúa đã tuyển chọn và coi như một vườn nho đặc tuyển được Chúa chăm sóc, bảo vệ, (“Bài ca vườn nho” – Is5, 1-7) là một bằng chứng: “Vườn nho của Chúa các đạo binh là nhà Israel, và người Giuđa là chồi cây Chúa vui thích” (Is 5, 7). Tình yêu của ông chủ với vườn nho, hay cụ thể là mối tình giữa Thiên Chúa với Dân Ngài thật đậm đà, thắm thiết. Thiên Chúa đã không tiếc gì đối với dân: “Người tôi yêu có một vườn nho trên đồi xinh tươi. Người rào giậu, nhặt đá, trồng cây chọn lọc, xây tháp giữa vườn, lập máy ép trong vườn, và trông mong nó sinh quả nho” nhưng hỡi ôi, “nó lại sinh toàn nho dại” (Is 5, 2).
Điều gì phải đến sẽ đến, ông chủ “sẽ phá hàng rào, để nó bị tàn phá, sẽ phá tường để nó phải bị giầy đạp. Ta sẽ bỏ nó hoang vu, không cắt tỉa, không vun xới; gai góc sẽ mọc lên, và ta sẽ khiến mây không mưa xuống trên nó” (Is 5, 5-6). Ngụ ý nói: “Thiên Chúa trông mong Israel thực hành đức công bình, nhưng đây toàn là tiếng kêu oan” (Is 5, 7).Theo lẽ thường, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ giáng xuống Israel. Nhưng ThiênChúa “không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người ăn năn hối cải” (2 Pr3, 9). Nên, mới giao vườn nho cho những tá điền chăm sóc (x. Mt 21, 33-43).
Gọi vào làm vườn nho và chăm sóc vườn nho là sáng kiến​​ của Thiên Chúa. Ngài đã chọn dân Israel. Ngài tin tưởng và ban cho dân những điều kiện để sống xứng đáng trong Vương Quốc của Ngài. Ngài gọi dân vào làm vườn nho thể thiện tương quan đặc biệt giữa Ngài với dân. Việc trồng nho lấy quả, ép rượu, theo truyền thống Kinh Thánh là dấu hiệu của niềm vui phồn thịnh.
Thiên Chúa lấy tình yêu mà chăm sóc dân Chúa để nó sinh nhiều trái tốt, là sống công chính hoan lạc trong tình yêu. Cây nho sinh trái, thể hiện tình yêu từ ThiênChúa xuống với con người, trung thành với lề luật Chúa là đáp lại tình yêu ấy. Yêu thương con người là sáng kiến của Thiên Chúa, vì Ngài đã chủ động yêu thương. Thảm kịch đối với dân được chọn là khước từ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, cho dù bao lần Ngài dùng miệng các tiên tri không ngừng mời gọi dân hoán cải, thậm trí sai chính Con của Ngài đến kêu gọi, dân chúng vẫnchọn sự bất trung với Thiên Chúa, ngược đãi với Con Ngài.
Chúa Giêsu lấy lại và tiếp tục lời than của Thiên Chúa trong Isaia (x. Is 5, 1-7). Chính ở đó chúng ta gặp được chìa khóa cho dụ ngôn. Tại sao Thiên Chúa “trồng một vườn nho” và Thiên Chúa đến tìm những “hoa quả “ nào?
Những tá điền không trồng nho và chăm sóc vườn nho vì thương yêu vườn nho, nhưng vì lợi ích riêng của chính mình. Thiên Chúa thì khác, Ngài dựng nên con người và lập giao ước với con người, không phải vì lợi ích cho Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương và ích lợi cho con người mà thôi. Những hoa quả được trông đợi từ conngười là tình yêu đối Thiên Chúa và sự công bình đối với những kẻ bị áp bức:tất cả là vì con người, chứ không phải cho Thiên Chúa.
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel, đồng thời phác họa lịch sử tương quan của Thiên Chúa với toàn thể nhân loại chúng ta. Chúng ta có thể trách cứ dân Israel hay cha ông họ là những tá điền sát nhân,vì chẳng những từ chối tình yêu thương của Thiên Chúa mà còn giết hại chính Con Một Ngài. Coi chừng câu nói: “Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó”(Mt 21,38) lại là của chính chúng ta. Bởi lẽ, ngày hôm nay chúng ta phải nói rằng Chúa Giêsu đã “bị quăng ra ngoài vườn nho,” bị quăng ra ngoài bởi những người xưng mình là Kitô hữu, hay là có khi phản Kitô hữu. Nhữnglời nói của những tá điền vườn nho dội lên không bằng lời thì cũng ít nhất bằng những việc làm trong xã hội tục hóa ngày nay. Nhân loại tục hóa muốn làm người thừa tự, làm ông chủ.
Chúng ta tự hỏi: Tôi đã chuẩn bị thế nào để Chúa Kitô sống trong tôi? Tôi đáp trả tìnhyêu vô biên của Chúa dành cho tôi bằng cách nào? Tôi đã tình cờ quăng Người ra ngoài nhà tôi, ngoài sự sống của tôi; nghĩa là tôi đã quên và không biết Chúa Kitô chăng?
Thiên Chúa vẫn một lòng trung tín. Tình yêu của Ngài mạnh hơn tội lỗi và sự bất trung của con người. Ngài tiếp tục sai chính Con Một Ngài đến trao nộp vì chúng ta để bảo đảm cho tới cùng tình yêu trao ban cứu độ thế gian.
Lịch sử nhân loại được hoàn tất nhờ cái chết trên Thập giá. Nhờ cái chết, Chúa Giêsu đã tiêu diệt sự dữ. Nhờ phục sinh, Thiên Chúa đã nâng con người lên bằng sức mạnh của tình yêu, Người đã tiêu diệt hận thù. “Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc ” (Mt 21, 42), đền thờ Thiên Chúa được phục hồi. Vườn nho trở nên Vương Quốc của Giao Ước Mới, vì Nước Trời không bị phá hủy, từ nay “ Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái” (Mt 21, 43). 
Ông chủ vườn nho nói: “Chúng sẽ nể con Ta” (Mt 21, 37). Giờ đây, Cha trên trời sắp saiCon của Người đến với chúng ta trong Bí tích Mình và Máu Người. Ta có hiểu sựcao trọng lúc này không? Ta có sẵn sàng đón tiếp Người với sự sùng kính mà ChúaCha mong đợi không?\
Hôm nay chúng ta đọc lại lịch sử Dân Chúa chọn để lên án sự loại bỏ Đức Kitô do ChúaCha sai đến. Nhưng cũng ý thức về sự khốn cùng của chúng ta khi loại bỏ “viên đá góc”, lúcchúng ta có ý xây dựng thế giới này theo tiêu chí của chúng ta, tự coi mình lànhững ông chủ vườn nho của Chúa.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, tình thương Chúa thật là cao cả, vượt xa mọi công trạng và ước muốn của con người, xin rộng tình tha thứ những lỗi lầm cắt rứt lương tâm chúng con, và thương ban những ơn trọng đại, lòng chúng con chẳng dám mơ tưởng bao giờ” (Lời nguyện Nhập lễ). Amen. 

 Lm.Antôn Nguyễn Văn Độ

===================
Suy niệm 4
ĐỪNG THẤT TÍN
Is 5,1-7; Pl 4,6-9; Mt 21,33-43
Trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu kể về những tá điền hung ác đã không chu toàn bổn phận canh tác, mà còn phá đổ vườn nho trong Cựu Ước, giết chóc từ các đầy tớ đến cả Người Con duy nhất của Ông Chủ là Thiên Chúa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ cũng đánh đập và hạ nhục. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nghĩ: “Chúng sẽ nể con ta.” (Mt 21, 37). Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” (Mt 21, 38). Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.
Ra như Thiên Chúa thất bại, nhưng qua dụ ngôn này, Đức Giêsu còn cho ta thấy rõ, trong công trình kỳ diệu của Chúa, “tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường.” (Mt 21, 42b). Đức Giêsu chính là tảng đá bị loại (bị giết chết) lại trở thành đá góc, thành nguồn ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, thành nền tảng cho “vườn nho mới” là Giáo Hội hôm nay. Ngài là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa tặng ban cho con người, để làm mới, thực hiện lại chương trình của Thiên Chúa cho con người.
Trong “vườn nho mới” là Giáo Hội mà Đức Kitô là đầu, mọi  Kitô hữu chúng ta là chi thể cũng mang trọng trách canh tác vườn nho, xây dựng, làm đẹp lên bộ mặt của Giáo Hội bằng đời sống đức tin nhiệt thành, theo vị thủ lãnh là Đức Kitô. Là Kitô hữu trong “vườn nho mới” mà sống thất tín, không dựng xây, còn chống cưỡng “chủ vườn”, phá đổ công trình như  những tá điền hung ác trong dụ ngôn, hay sinh nho chua, nho dại, sẽ thành những kẻ hữu danh vô thực trong Giáo Hội. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người tín hữu được tháp nhập vào Thân Thể mầu nhiệm  Đức Kitô, được liên kết trong Ngài, được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Một khi được sống bằng sức sống của Đức Giêsu là “tảng đá thợ xây loại bỏ đã biến nên Tảng Đá Góc”, thì cuộc đời chúng con  dẫu có mọn hèn hoặc xem như đồ vứt bỏ loại ra, cũng có thể được Chúa biến hóa nên những viên đá sống động không thể thiếu trong tòa nhà Giáo Hội hôm nay.
Én Nhỏ

 =======================
                                                             Suy niệm lễ Đức Mẹ Mân Côi
Suy niệm 1
Kinh Kính Mừng, lời kinh Mẹ dạy cầu trong cơn nguy khốn 
(Lc1 26-38)
Maria Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốncho con cái mình hạnh phúc Một, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con, nên khi con cáilầm đường lạc lối, xa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay dẫn lỗi chỉ đường chocon người đạt tới hạnh phúc, với lời nhắn nhủ: "Hãy ăn năn đền tội, hãy năng Lần Hạt Mân Côi".
1.Kinh Kính Mừng
"Kínhmừng Maria đầy ơn phúc"
Đó là câu đầu tiên trong Kinh Kính Mừngchúng ta vẫn thường xuyên đọc nhất là trong tháng Mười. Nhưng nguồn gốc của lờiKinh này phát xuất từ miệng sứ thần Gabriel khi chào kính Đức Maria lúc truyềntin (Lc1,28). Đức Maria là Đấng đầy ơn phúc như lời sứ thần nói, vì có ThiênChúa ở cùng. Phúc của Mẹ thật cao với khôn sánh, lời bà Ê-li-sa-bet xác nhận:" Em thật có phúc hơn mọi người nữ,vì Đấng em cưu mang thật diễm phúc". Ai có Thiên Chúa ở cùng, người ấyđược đầy ơn phúc. Đức Maria là người diễm phúc không chỉ Mẹ có Thiên Chúa ởcùng, mà Mẹ còn cưu mang Thiên Chúa ngay trong lòng mình nữa.
Những lời của sứ thần Gabriel và của bàÊ-li-sa-bet trên đây đã được Giáo hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Maria, MẹThiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Đồng thời Giáo hội thêm vào đó lời cầu khẩn Mẹthương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria ĐứcMẹ Chúa Trời... và trong giờ lâmtử".
Phụng vụ mừng lễ Mẹ Mân Côi hôm nay, dựatrên trang Tin Mừng (Lc 1,26-38) lại dìu ta về với "Đức Maria đầy ơnphúc". Mẹ có phúc trước hết là vì Mẹ có Thiên Chúa ở cùng, và Con lòng Mẹgồm phúc lạ. Thế nên Giáo hội không ngớt lời lặp đi lặp lại danh xưng hạnh phúcnày: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc" để tôn vinh Mẹ Maria. Đức Marialà người hạnh phúc vì Mẹ đã đón nhận hồng phúc, được tuyển chọn để cưu mang,sinh hạ, nuôi dưỡng và làm Mẹ Đấng Cứu Thế, là Mẹ Thiên Chúa. Nếu yêu và đượcyêu là những điều hạnh phúc nhất trong đời, thì Đức Maria cũng rất hạnh phúckhi được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn và chính Mẹ cũng biết dành trọn vẹntình yêu thương của mình cho Thiên Chúa.
Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốn chocon cái mình hạnh phúc, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con. Nên khi con cái lầmđường lạc lối, sa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay, dẫn lối chỉ đường chocon người đạt tới hạnh phúc với lời nhắn nhủ: "Hãy ăn năn đền tội, hãynăng lần hạt Mân Côi". Làm theo lời dặn dò của Mẹ, Hội Thánh đã thoátnhiều cơn giông tố hiểm nguy xác hồn, phá tan được bao bè rối, mang lại bình antrong tâm hồn.
2. Những ơn phúcbởi đọc Kinh Kính Mừng
Chính Mẹ đã dạy chân-phước Alanô:"Bất-cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽđược ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi tronggiờ họ chết". Thánh Bênađô nói: "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốnchạy, Hỏa Ngục run sợ".
Còn thánh Bônaventura nói: "MẹMaria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng".
Theo thánh Montfort "Những ngườirối đạo, những người vô tín ngưỡng, những người kiêu căng chê ghét hay khinhthị Kinh Kính Mừng, là những người có dấu bị trầm luân Hỏa-Ngục. Không có gì cóhiệu-lực được lên Nước Thiên Chúa bằng đọc Kinh Mân Côi".
Thánh Anphongsô: "Nhờ Kinh MânCôi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trên đườngtrọn lành. Biết bao người được ơn chết lành và hưởng phúc Thiên đàng".
Kinh Mân côi là kinh chính Đức Trinh Nữđã khuyến khích khi hiện ra với Cô Bernardette ở Lộ đức (1858) cũng như trongcác lần hiện ra với ba em mục đồng Lucia, Phanxicô và Giaxinta 6 lần từ 13tháng 5 tới 13 tháng 10 năm 1917. Cả 6 lần Đức-Mẹ đều thúc-dục: "Các con hãy tiếp tục đọc Kinh Mân Côi hằngngày". Và nhất là: "Cáccon hãy đọc kinh Mân côi để cầu nguyện cho hòa bình thế giới". Chẳngnói đâu xa, ngay tại Lavang, Đức Mẹ cũng đã hiện ra để dạy các tín hữu đọc KinhKính Mừng, để cầu nguyện trong cơn nguy khốn, bách hại.
3. Lời kinh Mẹ dạy cầu trong cơn nguykhốn
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầynhững căng thẳng, càng ngày càng gia tăng, nhất là trong thời đại dịch này.Chẳng những Đức Giáo hoàng Phanxicô, vị cha chung của chúng ta, mà còn cả cácgiám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân khắp đó đây trên toàn thế giới đềuhưởng ứng và có những sáng kiến chung lời nguyện cầu bằng Kinh Kính Mừng, vớiước nguyện làm theo lời Mẹ dạy để cho thế giới sớm được hòa bình, nhất là đẩylùi dịch bệnh càng sớm càng tốt. Trước tình hình thế giới hiện nay, chỉ biếtchạy đến với Thiên Chúa, để khẩn xin hòa bình cho thế giới và dại dịch sớm đượcđẩy lui. Việc làm trong tháng này là hãy tích cực và gia tang lần hát Mân Côi,như Giáo hội vẫn thường làm trong các cơn túng cực. Vì chỉ có lời cầu nguyệnmới vượt qua được các biên giới các quốc gia và các ngăn cách của thù ghétcũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại. Chúng ta hướng vềĐức Maria, Nữ vương hòa bình, Mẹ chỉ bảo đàng lành, Mẹ cứu giúp trong những cơnnguy khốn và khẳng định rằng, nơi nào thiếu hòa bình, nơi nào con người tỏ rabất lực hay không muốn dẹp đi mầm mống thù ghét và chết chóc, thì việc trợ giúpphải đến từ Trời cao. Chính Đức Maria, Nữ vương hòa bình, Đấng đem chúng ta trởlại với Chúa Cha.
Trước những thế lực mạnh hơn, chúng tathường cảm thấy bất lực. bắt lực trước cả con virus vô hình. Khi nghĩ đến sứcmạnh của những thế lực trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúngta cảm thấy bị giới hạn và bất lực, chúng ta chỉ biết tin tưởng vào lời cầunguyện mà thôi, chúng ta tin cậy vào một sức mạnh lớn hơn, là Thiên Chúa. ĐứcMaria, như gương mẫu của sự phó thác hoàn toàn cho thánh ý Chúa. Và với tìnhmẫu tử, Mẹ sẽ dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Kitô, theo dõi chúng ta trên đườngđến với Chúa Cha, Đấng có thể cải hóa và làm cho các tâm hồn con người tùngphục thánh ý của Người.
Vậy Kinh Kính Mừng càng có lý do hơn nữađể xúc tiến hòa bình, một hoà bình cho tới nay vẫn chưa trở lại, một cơn đạidịch vẫn chưa chấm dứt. Với lời Mẹ Maria dạy và kinh nghiệm của các thánh về ơnphúc bởi đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta hãy sốt sáng đọc kinh Mân Côi, để cầu nguyệncho bản thân, cho gia đình, cho Giáo hội, cho quê hương và cho toàn thế giới.
Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi,cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúngcon. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
===================
Suy niệm 2
TIẾNG XIN VÂNG CỦA MẸ
Cv 1,12-14; Gl 4,4-7; Lc 1, 26-38
Tin Mừng hôm nay trình thuật việc Sứ Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria chịu thai Đấng Cứu Thế. Nhờ lời thưa “Xin vâng” của Mẹ như chìa khóa mở cửa nguồn ơn Cứu Độ. Từ đây, chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa được thực hiện, tiếng xin vâng của Mẹ thay đổi cả thế giới, ơn Cứu Độ được ban xuống cho nhân loại.
Mẹ quá ư tuyệt vời, chẳng vậy lời đầu tiên sứ thần Gabriel mang đến tặng Mẹ là: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” (Lc 1,28). Mẹ đơn sơ khiêm hạ, nên bối rối trước lời khen tặng ấy. Lúc đầu Mẹ cũng phản ứng cách tự nhiên theo lẽ thường mà thắc mắc theo sự hiểu biết của con người: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Sứ thần đã cắt nghĩa và chứng minh rằng đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được. Mẹ là Đấng đầy ân sủng và luôn “có Chúa ở cùng”, nên Mẹ đã để Chúa làm chứ không nhìn vào sức mình, mà can đảm liều mình đáp lời với hai tiếng “xin vâng” làm đổi thay cho cả thế giới. Mẹ đã mềm lòng ra để cho Chúa “chiếm đoạt”: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà”. (Lc 1, 38). Ngày nay trước sứ vụ hay những công việc lớn nhỏ, chúng con thường chỉ nhìn vào sức mình nên sợ và chối đay đảy. Nhưng một khi có Chúa ở với thì “phận nữ tỳ” trở thành Mẹ Thiên Chúa. Cũng vậy, dù là tạo vật hèn kém, bất xứng nhưng có Chúa ở cùng, chúng con sẽ thành chi thể, bạn hữu và anh em của Người.
Từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng con cũng được Đấng Emmanuel ở với chúng con, chúng con phải làm sao để Đấng ấy được lớn lên trong chúng con. Ngày nay con vẫn luôn hát bài ca “Xin vâng” của Mẹ. Lúc hát thì có vẻ dễ dàng, hăng hái như “thuộc lòng” hai tiếng “xin vâng” tự bao giờ. Khi vui vẻ hạnh phúc thì cũng dễ dàng nói lớn hai tiếng “xin vâng”. Vậy mà trong những lúc gặp khó khăn, biến cố nghịch cảnh, thất bại… con lại thấy khó làm sao khi thưa lên hai tiếng ấy cách hăng hái thật lòng. Làm sao con học với Mẹ đây? Trọn cuộc đời Mẹ chỉ hai tiếng “xin vâng” trước mọi biến cố trong đời. Mẹ xin vâng trong biến cố Truyền Tin hôm nay, xin vâng khi đem con đi trốn, khi lạc mất con… nhất là khi đứng dưới chân thập giá.
Mẹ ơi! nhờ tiếng “xin vâng” của Mẹ mà nhân loại chúng con được phúc “đổi đời”! Con nức lòng biết ơn và cám ơn Mẹ, vì nhờ Mẹ mà nay con có Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng Emmanuel, để con mãi được “ở với” Ngài. Xin Mẹ dạy con sống với Chúa Giêsu Thánh Thể như Mẹ, nhờ Mẹ với Mẹ và trong Mẹ, giữa cuộc đời trần tục đầy sóng gió của con.
Én Nhỏ
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Giáo xứ Yên Tập: Đức cha Đaminh dâng Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024
Giáo xứ Yên Tập: Đức cha Đaminh dâng Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh 2024
Trong niềm vui chung của toàn nhân loại mừng ngày Ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế cứu độ trần gian, Giáo xứ Yên Tập hân hoan chào đón Đức cha Đaminh, Giám mục Giáo phận đã đến thăm và chủ tế Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh vào tối ngày 25 tháng 12 năm 2024.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log