Thứ hai, 23/12/2024

Câu chuyện truyền giáo - Một số cảm nhận về việc tiếp cận với người Thái tại tỉnh Sơn La

Cập nhật lúc 15:24 30/07/2022
Trong khi làm mục vụ, tôi tiếp cận với người dân tộc Thái bằng “nhiều kênh” và nhiều cách khác nhau. Người Thái khá cởi mở, dễ gần và quan niệm khá thoáng về hôn nhân gia đình. Tôn giáo của họ không rõ ràng mà thuần túy chỉ thờ cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, họ rất quan tâm đến việc cúng giỗ và xem bói. Trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều đi xem bói như cưới hỏi, làm nhà, tậu trâu hay gặp hạn. Chính vì lý do này mà tôn giáo khác khó được đón nhận, trong đó có Công Giáo. Họ không dám bước qua dư luận và thói quen để chấp nhận một tôn giáo khác cho dù biết đó là một tôn giáo chính thống. Sau đây là một số câu chuyện về người Thái quan niệm về Công Giáo khi được hỏi.
Câu chuyện thứ nhất:
Một chị làm nghề Thầy cúng, sau khi được người bạn mời đi dự lễ và sinh hoạt với Công Giáo, chị thấy hay và sẵn sàng cho cả chồng và cháu đi lễ hàng tuần. Chị cũng chấp nhận đi học giáo lý dự tòng nhưng khi đến ngày chịu phép Thánh Tẩy, chị lại ‘từ chối”. Khi được hỏi, chị cho biết: “Con muốn theo Chúa lắm nhưng con là một phật tử. Nếu con theo Chúa, không biết Phật có vui không? Và hơn nữa, cả nhà sống bằng tiền cúng của con thôi”.
Câu chuyện thứ hai:
Một chị người Thái đen xây dựng gia đình với người Công Giáo. Chị vừa xinh đẹp, vừa khéo léo, vừa sốt sắng Đạo nên được mọi người thương mến. Khi được hỏi là có hối hận khi đi theo Chúa không? Chị nói là không nhưng chỉ mãi sau này thôi. Chứ khi yêu nhau con cứ nghĩ là Đạo Công Giáo như có bùa ngải gì làm cho con mê nên lúc nào cũng sợ hãi,  nhưng càng theo càng thấy hấp dẫn, cuốn hút và bình an. Tại sao Đạo Công Giáo hay như vậy mà người Thái khó chấp nhận? Vì người Thái quan niệm mọi sự đơn giản và khá thoáng nên khi tiếp cận với Đạo Công Giáo có nhiều luật lệ, nhiều lễ nghi, nhiều ràng buộc họ không muốn mất tự do.
Câu chuyện thứ ba:
Có một bà cho con gái lấy chồng người Công Giáo. Chị này khá sùng Đạo và tham gia nhiều hoạt động trong nhà thờ. Thấy gia đình chồng thương mến người con gái mình, bà vui và yên tâm lắm. Sau nhiều lần tham dự Thánh lễ, bà đã yêu mến Đạo lúc nào không biết. Chiều nào, bà cũng đọc Kinh Lòng Thương Xót lúc 3g00 chiều. Nhưng khi đề cập đến việc rửa tội, bà trả lời: “Con muốn nhưng không dám vì sợ mọi người trong bản tẩy chay”.
Câu chuyện thứ tư:
Có khoảng hơn chục phụ nữ và các con em của người Thái đi lễ hàng tuần vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Vì chưa rửa tội nên họ chỉ xin chúc bình an mỗi khi đi tham dự Thánh lễ. Họ cũng tham gia nhiều sinh hoạt trong giáo xứ như dịp Giáng Sinh hay dâng hoa. Các chị vẫn cho con đến nhà thờ dịp hè để được học giáo lý, học đàn và các môn văn hóa. Hơn nữa, mọi người còn tham gia vào chia sẻ Lời Chúa khi có thể. Các chị rất thích xin Tràng Hạt Mân Côi vì thấy bình an, mạnh khỏe và không sợ tà ma. Nhưng khi được hỏi, các chị nói rằng “chồng con không muốn và không có tiền để đóng góp”.
Từ những câu chuyện trên tôi cảm nhận rằng công cuộc truyền giáo là một quá trình lâu dài, không phải một sớm một chiều. Việc này không phải là việc của con người mà là của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,38). Giáo Hội khuyên con cái mình cầu nguyện cho việc rao giảng Tin Mừng và coi đó là sứ mạng duy nhất của mình. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội đã minh định: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo, vì chính Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo ý định của Thiên Chúa Cha” (AG 2).
Xin Chúa cho mỗi người chúng con, cách riêng người dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La, biết thuận theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh để lắng nghe và đem Lời Chúa ra thực hành.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Kinh Năm Thánh 2025
Kinh Năm Thánh 2025
Đây là Kinh Năm Thánh 2025 được Đức Giáo hoàng Phanxicô soạn. Bản dịch Việt ngữ do Linh mục Giuse Lê Công Đức, PSS thực hiện và đã được Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam phê chuẩn.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log