Xin cha cho biết cái nhìn của cha về cải cách thiêng liêng được Đức Phanxicô đưa ra từ bốn năm nay?
Chúng ta đã có một cái nhìn hoàn toàn không đúng về cuộc cải cách Giáo hội mà Đức Phanxicô đã đề ra. Chúng ta đến từ giai đoạn hậu-công đồng, vừa phức tạp vừa phong phú, kết thúc với cái chết của Đức Gioan-Phaolô II, sau đó với triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI. Theo tôi, thế kỷ 20 của Giáo hội không phải kết thúc năm 2000, nhưng là năm 2013 khi Đức Bênêđictô XVI từ nhiệm, ngài vừa là cha, vừa là con của Công đồng Vatican II.
Tinh thần công đồng và hậu-công đồng này đặc biệt thấy rõ từ thời Đức Phaolô VI đến Đức Bênêđictô XVI, Đức Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh đến việc chú giải văn bản và trung thành với Công đồng, điều này đã biến mất với Đức Phanxicô. Ngài không quan tâm đến việc chú giải văn bản. Ngài cũng không phải là con, cũng không phải là nhân vật chính trực tiếp của công đồng, nhưng ngài đến như người thừa kế hậu-công đồng. Ngài cũng không quan tâm đến chủ thuyết tương đối hóa, một vấn đề riêng của Âu châu, như trường hợp của Đức Bênêđictô XVI.
“Trước khi nói dông dài về cải cách Giáo triều, ngài muốn làm cho Giáo hội phù với Chúa Kitô” Vì lý do này, Đức Phanxicô theo đuổi cuộc cải cách Giáo hội, ngay cả trước khi cải cách Giáo triều, đây đích thực là cuộc cải cách nền tảng. Ngài đưa Giáo hội vượt ra khỏi các vấn đề về văn bản, thuyết tương đối hóa, về các khuynh hướng chia rẽ: ngài đưa Giáo hội về với cải cách Phúc Âm. Với các cử chỉ riêng của mình, với các quan tâm không thuộc về thần học kinh điển nhưng là thần học cùng tháp tùng với giáo dân trên con đường, trong ý nghĩa của đức tin. Trên lãnh vực này, Đức Phanxicô mang hình ảnh của Chúa Kitô đến cho Giáo hội, được nhìn như Đấng Thiên sai của người nghèo.
Trong một hình thức gần như nổ tung, như thế Đức Phanxicô mang lại cho Giáo hội sứ vụ đồ đệ Chúa Kitô của mình. Không phải là chế tạo các cấu trúc, các thảo luận hay các giáo điều, dù những điều này là cần thiết.
Làm thế nào nối kết sự vươn lên này của Đức Phanxicô với giáo điều? Đức Thánh Cha luôn cảnh báo hiểm nguy của giáo điều đóng khép vào chính giáo điều. Giáo điều phải phản ảnh kinh nghiệm sống của giáo hội, lắng nghe, vâng lời, gần gũi, dịu dàng. Ngài sẽ không làm xong cuộc cải cách này, một cuộc cải cách cần nhiều thế hệ để quay về với Chúa Kitô. Nếu cuộc cải cách này chỉ bao gồm các biểu đồ tổ chức thì nó sẽ xong trong mười năm. Để có một sự quay về trung thành với Chúa Kitô, thì phải cần thời gian, vì chúng ta có một Giáo hội cho thấy mình không đủ sức đối diện với sự toàn cầu hóa.
“Còn dân chúng, họ cảm nhận có một sức thổi mới” Nếu chúng ta nghĩ Đức Giáo hoàng hiện nay trong một bối cảnh Âu châu, với một Giáo hội xưa 2000 năm và tất cả cơ cấu của nó thì chúng ta lầm. Chúng ta phải hiểu Giáo hội trong bối cảnh Nam-Mỹ, với các ngoại vi ở trọng tâm, với Lời Chúa Kitô ăn sâu trong các cử chỉ, trong sự gần gũi và trong sự dịu dàng. Trước khi nói dông dài về cải cách Giáo triều, ngài muốn làm cho Giáo hội phù với Chúa Kitô. Nếu chúng ta hiểu Phúc Âm là trọng tâm sinh động của căn tính kitô thì chúng ta có thể hiểu Đức Phanxicô. Đó là giáo hoàng đầu tiên thời hậu-hiện đại, người đến từ các vùng ngoại vi đau khổ của một thành phố lớn, người muốn có một căn tính tinh tuyến và chủ yếu.
Cách nói trực tính của ngài nói lên triết lý của ngài. Ngài cho thấy mình có một niềm đam mê nóng bỏng, dám làm, mang tính ngôn sứ lên đường đi theo Chúa Kitô, Đấng không phải là người lãnh đạo danh dự của một hội đồng. Chúng ta cảm thấy không thoải mái với Đức Phanxicô vì chúng ta là những người thừa kế của một Giáo hội với các khuôn khổ chặt chẽ. Chúng ta chờ ngài đến để khẳng định các khuôn khổ này, nhưng ngài đến phá hủy tất cả. Bình thường, các cải cách đi từ ngoại vi trước khi lên đến đỉnh. Lần này chính trên đỉnh thúc đẩy. Và như thế tầng trung gian đầu tiên, tầng sát cấp với ngài là kháng cự nhiều.
“Giáo dân là nguồn tài nguyên lớn của Giáo hội, chứ không phải giáo điều hay các cơ cấu của Giáo hội” Còn dân chúng, họ cảm nhận có một sức thổi mới. Họ cảm nhận giáo hoàng này chạm đến những chuyện thật trong quả tim của họ. Ngài thiếu trung gian hòa giải, đoạn đường từ đỉnh đến giáo dân, nhưng các cơ cấu dựa trên thời gian lâu dài đã cự lại. Đức Giáo hoàng có cảm nghiệm thần bí, như ngài đã nói nhiều lần về việc này, một cảm nghiệm được xây dựng, được làm phong phú bởi dân chúng. Ngài cũng nói không ngừng về một đức tin của dân chúng, một cảm nghiệm thần bí của dân chúng. Ngài mời gọi nhận biết cảm nghiệm này, yêu mến nó và lắng nghe nó. Đó là cách diễn tả mà thường thường các giáo hoàng không bao giờ dùng. Còn ngài, ngài diễn tả trong
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng.
Làm thế nào để hình dung trong các năm sắp tới? Đức Phanxicô có các ‘đồ đệ’ để hướng dẫn cuộc cải cách không? Chính Đức Giáo hoàng đã thử để lên chương trình một vài cải cách mà Giáo hội cần. Ngài biết rõ, mình không thể làm mọi chuyện một mình. Ngài tìm cách thực hiện một vài cải cách có thể làm được với số tuổi, với mức độ của mình, để các việc khác cho tương lai, ngài không muốn mình là người thống trị vũ trụ. Còn về tương lai, và đặc biệt với hàng giáo hội, Đức Phanxicô đã cho thấy một cách không quay trở lại được, đó là dân Chúa ở trọng tâm. Và bên trong trọng tâm này là người nghèo, những người rốt cùng, những người mong manh. Và điều này vẫn còn ghi khắc: Giáo dân là nguồn tài nguyên lớn của Giáo hội, chứ không phải giáo điều hay các cơ cấu của Giáo hội.