(Ga 12,44-50)
Đức Giê-su lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi. Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi.” SUY NIỆM “Chúa Giê-su kêu lên và nói: ‘Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi’”. Những điều này nếu xét theo nghĩa đen thì thật là khó hiểu. Làm thế nào mà những người tin vào Chúa Giêsu lại không phải tin vào Ngài mà lại là tin vào Chúa Cha? Làm thế nào mà nhìn thấy Chúa Giêsu là đã nhìn thấy Cha trên Trời? Câu trả lời khá đơn giản: sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con là một sự hiệp nhất hoàn hảo. Chúa Cha và Chúa Con vẫn là những Ngôi Vị khác biệt nhưng hợp nhất làm một, hợp nhất trong tình yêu hoàn hảo của nhau và hiệp thông hoàn hảo trong ý của các Ngài. Vì lý do đó, biết Chúa Giêsu cũng là biết Chúa Cha. Và sự thật là, sự hiện diện của Chúa Cha bị che khuất và thần tính của Chúa Con cũng bị che khuất. Mặc dù chúng ta không có kinh nghiệm nhìn thấy Chúa Giêsu đi trên mặt đất bằng xương bằng thịt như các môn đệ đầu tiên đã có, nhưng chúng ta được diện kiến một Chúa Giêsu thật mỗi khi chúng ta đến trước Thánh Thể. Khi chúng ta bước vào một nhà thờ và ngắm nhìn tôn nhan Chúa trước bàn thờ, điều quan trọng là chúng ta luôn luôn nhận thức được rằng chúng ta đang ở trong sự hiện diện thiêng liêng trọn vẹn của Thiên Chúa Con. Và vì lý do đó, chúng ta cũng ở trong sự hiện diện vẹn toàn và thiêng liêng của Chúa Cha. Sự hiện diện của Ngài là có thật và tuyệt đối, chỉ đơn giản là bị ẩn khỏi giác quan của chúng ta mà thôi. Một điều quan trọng cốt yếu để suy ngẫm ở đây là sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chiêm niệm về sự hiệp nhất của các Ngài khi cầu nguyện là một phương thức chiêm niệm rất phong phú và mang lại sức khỏe cho đời sống thiêng liêng của ta. Tại sao ư? Bởi vì chúng ta được kêu gọi chia sẻ sự hiệp nhất của các Ngài, và chúng ta được kêu gọi chia sẻ sự hiệp nhất với nhau. Để sống hiệp nhất thì thật khó. Nó đòi hỏi phải có một tình yêu thật lớn lao. Nó có nghĩa là sống thật với người khác, tìm cách thấu hiểu trọn vẹn con người của tha nhân, chấp nhận và yêu mến họ. Và Chúa Ba Ngôi là mô hình mẫu mực cho chúng ta noi theo. Dù là cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè hoặc bất cứ ai, chúng ta đều được mời gọi đến với sự hiệp nhất sâu xa và luôn mãi. Bạn hãy nghĩ về một người mà bạn biết rõ. Và bạn hãy nghĩ về một người khác mà bạn của bạn biết rõ cùng yêu mến họ. Ở một mức độ nào đó, có thể thấy bạn chỉ biết “người khác đó” thông qua bạn của bạn. Ví dụ, giả sử bạn có một người bạn rất thân, và người bạn này có con cái. Người bạn thân này nói chuyện với bạn rất nhiều về con cái của họ. Và như thế, bạn có được sự hiểu biết về con cái của người bạn thân ngang qua chính người bạn thân đó. Với Thiên Chúa cũng vậy. Khi chúng ta biết đến Chúa Con, chúng ta tự động biết về Chúa Cha. Và tin tốt là nếu chúng ta biết Chúa, và người khác biết đến chúng ta, thì chúng ta có thể giúp họ biết đến Chúa thông qua chúng ta. Đây là một trong những cách tuyệt vời để truyền giáo và mang Chúa đến với những người mà chúng ta biết và yêu mến. Phản tỉnh: hãy suy ngẫm về mối tương quan của bạn với Chúa và làm thế nào để mối tương quan đó tỏa sáng trong tất cả các mối tương quan khác của bạn. Bạn hãy cam kết để hiểu biết Chúa đầy đủ hơn, cùng yêu mến Ngài hơn, hầu những người khác xung quanh bạn cũng có thể được ích lợi từ tình yêu của bạn dành cho Chúa. Lạy Chúa, xin giúp con hiểu biết và yêu mến Chúa và, trong mối tương quan đó, con trở nên hiểu biết và yêu mến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Và một khi con được lớn lên trong tình yêu dành cho Ba Ngôi Chí Thánh, xin giúp con mang tình yêu đó vào mọi mối liên hệ con có để con có thể là khí cụ của tình yêu Ngài cho người khác. Lạy Ba Ngôi Chí Thánh, con tin tưởng vào Ngài. _____
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/11-fourth-week-of-easter/
Evangelizing Through Unity
Wednesday of the Fourth Week of Easter
Jesus cried out and said, “Whoever believes in me believes not only in me but also in the one who sent me, and whoever sees me sees the one who sent me.” John 12:44-45
Now on a literal level, this is hard to comprehend. How is it that those who looked at Jesus were looking also at the Father? How is it that seeing Jesus was seeing the Father in Heaven?
The answer is quite simple. The unity that the Father and the Son share is a perfect unity. They remain distinct Persons but they are also united as one. They are united in their perfect love and in the perfect communion of their wills.
For that reason, knowing Jesus is also knowing the Father. But the truth is that the Father’s presence is veiled just as the divinity of the Son is veiled. Though we do not have the experience of seeing Jesus walk the Earth as the first disciples did, we find the same reality every time we come before the Holy Eucharist. When we enter a church and genuflect before the tabernacle, it’s important to always be exceptionally cognizant of the fact that we are in the full divine presence of God the Son. And for that reason, we are also in the full and divine presence of the Father! Their presence is real and absolute. It’s just that they are hidden from our five senses.
But one key thing to ponder here is the unity of the Father, the Son and the Holy Spirit. Prayerfully reflecting upon their unity is a very healthy meditation for our prayer life. Why? Because we are called to share in their unity, and we are called to share in unity with one another.
Unity is hard. It takes a tremendous amount of love. It means being fully present to the other, seeking to fully understand, accept and know them. And the Trinity is our model for this. Be it parents and children, spouses, friends or others, we are called to a deep and abiding unity.
Think about someone you know well. And think about someone that person knows well and loves. To a certain degree, you may feel you know that other person just by knowing the one who knows them. For example, say you have a very close friend who has a child and your friend shares much with you about their child. What you’re experiencing is the unity of that parent and child in your relationship with your friend.
So it is with God. As we come to know God the Son, we automatically come to know God the Father. And the good news is that if we know God, and then let another get to know us, the effect is that we will be letting them come to know God through us. This is one of the wonderful ways to evangelize and bring God to those whom we know and love.
Reflect, today, upon your relationship with God and how that relationship shines through in all other relationships you have. Commit yourself more fully to knowing and loving God so that others around you may also benefit from your love of Him.
Lord, help me to come to know and love You and, in that relationship, to come to know and love the Father and the Holy Spirit. And as I grow in love for You Most Holy Trinity, help me to bring that love into every relationship I have so that I may be an instrument of Your love to others. Most Holy Trinity, I trust in You.