Thứ sáu, 17/05/2024
Giáo phậnGiáo hạt giáo xứHạt SƠN TÂY › Xứ VĨNH LỘC
Số giáo họ:6
Số giáo dân:1.849
Bổn mạng: Đúc Mẹ Hồn Xác Lên Trời - ngày kính 15/08
Linh mục xứ: Chánh xứ Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng
Địa chỉ: Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội

GIÁO XỨ VĨNH LỘC

1. Địa chỉ: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.
2. Nguồn gốc Nơi đây suốt hành trình đức tin có lẽ đã gắn liền với dòng chảy lịch sử của Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo xứ cựu trào với nhiều Giáo họ, nay đã sản sinh ra nhiều Giáo xứ khác nhau.
Giáo xứ Vĩnh Lộc đón nhận Tin Mừng năm 1802. Vào đầu thế kỷ 19 (năm 1825) đời Đức Cha Gia, Vĩnh Lộc được chọn làm xứ xép (Quasi Paroisse) hay phiên hai của xứ Kẻ Bạc, địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội, Phát Diệm, Thanh Hóa và Hưng Hóa). Năm 1867, Đức Cha Khiêm lập xứ Ổ Thôn (Bách Lộc) và Vĩnh Lộc trở thành phiên dưới của xứ ấy. Đến năm 1897, Đức Cha Lộc (Paul Ramond) cho tách khỏi xứ Bách Lộc thành xứ riêng gọi là xứ Vĩnh Lộc, lúc ấy cha Tuệ đang coi sóc. Cha xứ đầu tiên là người Pháp, thuộc hội Thừa sai Paris: Cha Edmund Duharmel (Tam).
Do tầm nhìn rộng, năm 1932 Đức Cha Lộc thấy rằng không nên để một xứ quá rộng, vì khó khăn cho việc cai quản, nên ngài cắt một phần phía Nam của Giáo xứ, thuộc huyện Quốc Oai lập thành xứ riêng. Tới năm 1987 Đức Cha Giuse Phan Thế Hinh lại cắt một số họ giáo thuộc địa bàn huyện Phúc Thọ, phiên Hạ Hiệp sát nhập xứ cũ, xứ Bách Lộc.
Ngôi Nhà thờ chính xứ hiện nay, khởi công năm 1908, đời Cha Tam, và tháp chuông được hoàn thành năm 1916.

3. Quan thầy: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngày 15/08.
4. Số giáo dân trong Giáo xứ: 1.849 nhân danh.
5. Các linh mục phục vụ: Cha Edmund Duharmel (Tam), cha Phêrô Nguyễn Đình Trù, cha Phaolô Trần Lệ Trí, cha Giuse Phan Chính Trực, cha Gioan B Giang Bình Tĩnh, cha Giuse Thuyết, Cha cố Hưng (Chabert), cha Giuse Nguyễn Thái Hà, cha Giuse Đặng Văn Mạnh, cha Giuse Dương Đắc Tiến, cha Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng.
6. Các linh mục và tu sĩ bản hương: Ba cha đã qua đời là cha Phaolô Nguyễn Gia Thắng, cha Giuse Chu Văn Hoàn và cha Giuse Nguyễn Đình Dậu; 5 cha còn sống là: cha Antôn Nguyễn Gia Nhang, cha Antôn Dương Phú Oanh, cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, cha Giuse Nguyễn Gia Huấn và cha Giuse Nguyễn Phú Đạo. Giáo xứ có 1 tu sĩ nam đã qua đời và nhiều nữ tu. 
7. Các Giáo họ trong Giáo xứ
Giáo xứ Vĩnh Lộc có 6 Giáo họ, trong đó họ giáo Vĩnh Lộc có 940 nhân danh.
7.1. Giáo họ Chàng Sơn
Địa chỉ: Xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Theo tương truyền, từ xa xưa làng Chàng Sơn đã có nghề truyền thống làm quạt giấy. Bởi thế Chàng Sơn còn có tên “Nủa quạt”. Các nam giới làm nghề thợ mộc vì thế thợ Chàng đã có tiếng từ xưa. Chàng Sơn được đón nhận Tin Mừng khoảng năm 1805 – 1806, gia đình đầu tiên là ông Phí Đình Tứ được các dì phước Hà Nội vào dạy đạo. Trước đây họ có ngôi nhà thờ nhỏ chừng 150m2, mái cong theo kiểu Á Đông. Lâu ngày xuống cấp, được Đức cha Giuse Phan Thế Hinh động viên, họ đã xây dựng lại ngôi nhà thờ khoảng 200m2 vào tháng 11/1989.
Quan thầy: Đức Mẹ Sầu Bi, ngày 15/09.
Các linh mục và tu sĩ bản hương: Cha Phêrô Đỗ Đức Lưu (qua đời), Cha Phêrô Phí Đình Thanh (qua đời), cha Giuse Phí Đình Sự (hưu), cha Giuse Dương Quốc Chí và một số nữ tu đang phục vụ Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa.
Số giáo dân: 486 nhân danh.

7.2. Giáo họ Ngô Tề
Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Giáo họ Ngô Tề đón nhận Tin Mừng từ năm 1921. Trong hai năm dân chúng trở lại đạo đông, nhưng sau vụ tranh chấp ngôi thứ đình làng, nhiều người đã hoàn lương. Ngôi nhà thờ được xây dựng kiên cố, xi măng cốt thép, đời cha Phêrô Dư Tác Thiện 1952. Với sự nỗ lực của bà con và sự tiết kiệm hàng tháng, họ đã mua gạch, nguyên liệu, xây tường bao nhà phòng, tu sửa nhà thờ sau trận bão xoáy tháng 5/1990.
Quan thầy: Thánh Giuse, ngày 19/03.
Số giáo dân: Hiện nay, Giáo họ có 164 nhân danh.

7.3. Giáo họ Hoàng Xá
Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Năm 1922, có ít người xin theo đạo. Năm 1938, cha Phaolô Trần Lệ Trí cho xây một nhà thờ tại đây. Năm 1951, cha Phêrô Dư Tác Thiện về coi sóc họ Hoàng Xá cùng mấy họ gần đấy. Sau cuộc cải cách ruộng đất 1955, lòng đạo nhạt dần, tới năm 1968 hầu như mất hết, chỉ còn khoảng 4 người giữ đạo âm thầm. Nay Giáo họ đã sinh sôi nảy nở được 143 người.
Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày 08/12.

7.4. Giáo họ Thạch Thán
Địa chỉ: Xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Năm 1951-1952 một số Kitô hữu tiên khởi xin tòng giáo. Năm 1953, Đức Cha Mazé (Kim) đã tổ chức rửa tội hơn 800 người, 152 hộ.
Sau một hai năm, đức tin còn non yếu, thì giải phóng Miền Bắc. Cuộc giảm tô, cải cách làm lòng dân chán nản, sợ sệt, sinh ra hoang mang; nhất là từ khi cha Giuse Giang Hòa Hiệp qua đời (1965), dân không giám sinh hoạt tôn giáo. Từ đầu năm 1990 đã có một số người xin trở lại đạo. Từ năm 1991, cha xứ Vĩnh Lộc Giuse Nguyễn Thái Hà đã nhiều lần làm đơn xin lại nhà thờ để tu sửa, thì năm 1993 mới được giải quyết.
Quan thầy: Thánh Phaolô Trở Lại, ngày 25/01.
Số giáo dân: Hiện nay Giáo họ có 87 nhân danh.

7.5. Giáo họ Thạch Thôn
Địa chỉ: Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29/06.
Số giáo dân: 87 nhân danh.
Hạt SƠN TÂY › Xứ VĨNH LỘC




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log