1.Địa chỉ: Thôn Đường Hồng, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. 2. Nguồn gốcGiáo xứ Thuấn Nội nằm trải dài trên ba xã: Thanh Đa, Tam Thuấn và Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Từ xa xưa, các dòng họ làng Thuấn Nội lập trại giữ đất, gồm ba xóm: Xóm Trại Ngoài giáp sông Đáy, còn gọi là Trại Đường, xóm Trại Giữa là nơi đang có nhà xứ như hiện nay, và xóm Trại Bầu giáp đình làng Thanh Mạc. Cả ba xóm được gọi chung là Trại Thón. Đến năm cải cách ruộng đất, sát nhập vào xã Thanh Đa, vì chuyên trồng mía kéo mật nên gọi là thôn Đường Hồng. Kể từ đó tên họ giáo cũng được gọi là Đường Hồng. Năm 1904, Giáo họ Đường Hồng đã làm ngôi nhà thờ lá gần sông, vì đất bờ sông lở nên năm 1917 phải di rời vào vị trí hiện nay. Qua dòng thời gian, Nhà thờ dần xuống cấp. Năm 1990, Giáo họ đã xây dựng lại, cho đến năm 1998 mới hoàn thành cây tháp. Năm 2012, họ giáo xây dựng được ngôi nhà xứ rộng rãi và khang trang như ngày nay.
Giáo xứ được “nằm nôi” từ năm 1991, khi Bề trên Giáo phận cho phép cha Gioan Lương Đình Nghi (khi đó đang là cha xứ Bách Lộc) tách họ giáo Hát Môn của phiên Vĩnh Thọ cộng với 05 họ giáo của phiên Hạ Hiệp là: Táo Điền, Ngoại Thôn, Thuấn Nội, Thanh Mạc (hay Phú An) và Thôn Trung thành phiên Thuấn Nội.
Đến 13/06/2007, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã nâng phiên Thuấn Nội lên hàng Giáo xứ và giao cho cha xứ Bách Lộc quản nhiệm. Từ đó đến nay, Giáo xứ luôn có linh mục coi sóc.
Sau 126 năm (1893 - 2019) hình thành và phát triển, Giáo họ đã có hơn 650 giáo dân, nhưng đời sống đức tin còn non yếu, việc mục vụ gặp không ít khó khăn. 3. Quan thầy: Thánh Têrêsa Avila, ngày 15/10. 4. Số giáo dân trong Giáo xứ: 1.915 nhân danh. 5. Các linh mục phục vụ: Cha Gioan Maria Vũ Tất, cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn, cha Giuse Nguyễn Văn Thịnh, cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng (S.M.M.R), cha Giuse Nguyễn Viết Hiệp, cha Giuse Nguyễn Văn Hùng. 6. Các Giáo họ trong Giáo xứ Giáo xứ Thuấn Nội có 6 Giáo họ, trong đó Giáo họ Đường Hồng (Giáo họ nhà xứ) có 650 nhân danh. 6.1. Giáo họ Thanh Mạc (Phú An) Địa chỉ: Thôn Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Năm 1911, cố Hưng đến giảng đạo thì họ xin theo và xây một ngôi nhà thờ lá. Năm 1915, dân làng bên sang đốt phá với chủ ý ngăn cản không cho các người bên trại theo Đạo Chúa. Năm 1917, số người theo đạo tăng lên, bà con giáo dân làm ngôi nhà thờ thứ hai cũng bằng tre lá, cách nhà thờ hiện nay khoảng 400m về phía Tây, nhà thờ giáp bờ sông. Ngày 1/5/2019 Giáo họ khởi công xây dựng nhà thờ mới.
Quan thầy: Thánh Giuse Thợ, ngày 1/5.
Số giáo dân: Đến nay, Giáo họ có gần 600 nhân danh. 6.2.Giáo họ Thôn TrungĐịa chỉ: Thôn Trung, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Thôn Trung được ghi nhận là nơi đầu tiên đón nhận đức tin Công giáo ở vùng này. Năm 1887, có mấy anh em Nguyễn Phú mời gọi được 12 gia đình theo Đạo. Cha già Tuệ sai thầy Vinh dạy đạo. Thầy Vinh trở về giúp Đức Cha thì thầy Linh đến thay. Họ bỏ dần, không tham dự phụng vụ và kinh nguyện. Ngày nay, họ giáo Thôn Trung chỉ còn lại tên trong sử sách.
Quan thầy: Thánh Giuse Thợ, ngày 1/5. 6.3. Giáo họ Táo Điền Địa chỉ: Thôn Táo 01, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Họ Táo Điền là do hai họ “Trại Táo” và “Đại Điền” hợp nhất. Cả hai họ đi đạo năm 1917, mỗi họ được mấy nhà. Cả hai đều có nhà nguyện. Năm 1977, với việc tạo dòng chảy, Trại Táo phải di dời vào nơi “Đại Điền” để cơi nới nhà thờ cũ của họ Đại Điền và lập ra họ “Táo Điền” ngày nay.
Quan thầy: Thánh Gioan Baotixita, ngày 24/06.
Số giáo dân: 240 nhân danh. 6.4. Giáo họ Ngoại Thôn Địa chỉ: Thôn Táo 01, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Ngoại Thôn được thành lập năm 1907. Lúc đầu chỉ có 14 nhân danh, trải qua dòng thời gian, nay họ Ngoại Thôn đã có gần 250 nhân danh. Năm 1992, nhờ sự hỗ trợ của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, họ giáo đã xây được nhà thờ mới như hiện nay.
Quan thầy: Đức Maria, Trinh Nữ Vương, ngày 22/08.
Số giáo dân: 250 nhân danh. 6.5. Giáo họ Hát Môn Địa chỉ: Cụm 05, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Theo truyền khẩu thì dân Hát Môn trước đã theo đạo khoảng 200 giáo dân. Đời vua Tự Đức cấm đạo có sắc triệt hạ các nhà thờ và phân sáp vào Thụy Ứng, họ Hát Môn tưởng như tan mất từ ngày ấy. Năm 1929, mọi người sợ nhà thờ lại bị đốt nên cố Hóa cho xây nhà thờ kiên cố hơn để làm nơi thờ phượng và học giáo lý.
Năm 1930 Nhà thờ được làm phép và nhiều người được Rửa tội. Đến năm 1996, họ giáo xây dựng được ngôi Thánh Đường mới như hiện nay. Ngày 17/09/2018 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo họ, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất đã chủ sự thánh lễ khai mạc thời gian thánh.
Quan thầy: Thánh Phêrô lập tông tòa, ngày 22/02.
Số giáo dân: Đến nay, Giáo họ Hát Môn có 177 nhân danh. › Hạt SƠN TÂY › Xứ THUẤN NỘI
Đây không chỉ là một ngày hội ngộ với niềm vui và tình huynh đệ, mà còn là cơ hội đặc biệt để các tu sĩ cùng nhau suy tư, cầu nguyện và tái khẳng định sứ mạng làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.