1. Địa chỉ: số 70, Phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
Năm 1868, khi cố Mỹ đang làm phúc ở Bách Lộc, thì có một số người trên tỉnh xuống thông công, rồi xin Cha Cố lập một họ đạo tại đây. Ông lang Văn đứng đầu Giáo họ mới. Họ nhất trí lấy tên Giáo họ là Sơn Mỹ, nghĩa là cố Mỹ lập đạo ở Sơn Tây, sau này được đổi lại thành Sơn Tây.
Sơn Tây từ khi được thành lập (1868) là một họ đạo thuộc Giáo xứ Bách Lộc. Đến năm 1950, vì chiến tranh, Tòa giám mục ở Hưng Hóa bị bom tàn phá, phải sơ tán về nhà thờ thị xã Sơn Tây. Nhân dịp đó, Giáo họ Sơn Tây trở thành Giáo xứ. Họ Trại Phong (tức họ Phú Mai) do nhà chung lập để giúp những người bị bệnh phong, nên thuộc Tòa Giám mục. Khi Tòa Giám mục rời về Sơn Tây, Trại phong cũng thuộc về xứ Sơn Tây. Năm 1954, Pháp rút vào Nam, nhiều gia đình cũng theo vào.
Năm 1991, để tiện cho việc mục vụ của các Cha, Đức Cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu đã cắt họ Mông Phụ (thuộc xứ Bách Lộc) và sáp nhập vào xứ Sơn Tây.
Năm 2007, khi họ Tiền Huân được chuyển từ huyện Phúc Thọ và trực thuộc thị xã Sơn Tây, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương chuyển họ Tiền Huân (thuộc xứ Bách Lộc) và cho sáp nhập vào xứ Sơn Tây.
Nhà thờ Sơn Tây như chúng ta thấy hiện nay được xây dựng năm 1905 dưới thời cố Hóa coi sóc. Với thời gian và do nhu cầu mục vụ, nhiều phần bên trong của ngôi thánh đường cũng được tôn tạo.
Nhà Mục vụ của Giáo xứ được khởi công ngày 02/10/2017, khánh thành ngày 15/12/2018, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất làm phép cùng ngày.
Hang đá Đức Mẹ được xây dựng tháng 5 năm 2018.
Hiện nay, Giáo xứ Sơn Tây có 4 Giáo họ: Sơn Tây, Mông Phụ, Phú Mai và Tiền Huân. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
3. Quan thầy: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
4. Số giáo dân trong Giáo xứ: 1.131 nhân danh. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
5. Các linh mục phục vụ: Cha cố Hóa (J. Massard), cha cố Thi (P. Gautier), cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu, cha Phêrô Trần Huân Trạch, cha Antôn Nguyễn Gia Nhang, cha Giuse Nguyễn Công Hách, cha Gioan Lương Đình Nghi, cha Giuse Nguyễn Trung Thoại, cha Phaolô Nguyễn Quốc Anh, cha Giuse Nguyễn Văn Yêm, cha Phêrô Lê Quốc Hưng. Vì Sơn Tây là nơi có Tòa giám mục, nên ngoài các cha chính xứ, cha phó còn có nhiều cha khác cũng phục vụ, như cha Gioan Nghĩa, cha Giuse Úy, cha Đaminh Tiến….vv ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
6. Linh mục bản hương: Cha Giuse Trương Công Định, cha Antôn Nguyễn Hữu Khanh, S.J. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
7. Các cơ sở: Hai công trình mới được xây dựng: Tòa giám mục và nhà xứ Sơn Tây. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
8. Các Giáo họ trong Giáo xứ ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
Giáo xứ Sơn Tây có 4 Giáo họ, trong đó Giáo họ Sơn Tây có 832 nhân danh. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
Địa chỉ: Thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Mông Phụ là một Giáo họ cựu trào của xứ Kẻ Bạc, khi Bách Lộc được đứng xứ (1862) thì Mông Phụ thuộc xứ Bách Lộc. Mãi đến năm 1991, Đức Cha Nguyễn Phụng Hiểu mới cắt về xứ Sơn Tây.
Tháng 10/1883, khi Trại phong bị phá, dân sợ cũng tự rỡ nhà của mình. Năm 1949, khi Cha Thiết sơ tán ở đây đã cùng họ rỡ xuống. Làm nhà thờ mới xi măng cốt sắt vừa đẹp vừa vững bền, có tháp treo chuông tây.
Quan thầy: Thánh Giuse Thợ, ngày 01/05.
Linh mục bản hương: Cha Gioan Baotixita Giang Bình Tĩnh (thụ phong năm 1929, qua đời năm 1985), Đức Cha Giuse Phan Thế Hinh (linh mục năm 1959, giám mục năm 1976, qua đời năm 1989).
Số giáo dân: Hiện nay Giáo họ có 150 nhân danh. ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
8.2. Giáo họ Phú Mai (Dưỡng Tế) ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
Địa chỉ: Thôn Phú Mai, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Ông Bôi đã chịu phép rửa tội ở trại phong Hà Nội, rồi ông bỏ đạo, lấy nhiều vợ. Cuối cùng, ông lấy một người có đạo ở họ Cửa Sông thuộc xứ Trò (Giáo phận Bắc Ninh). Sau đó vợ chồng đưa nhau về ở trại phong Sơn Tây. Người vợ khuyên chồng trở lại đạo, rồi khuyên những người trong trại phong theo đạo. Năm 1866, cha già Cần rửa tội cho họ. Ông Bôi làm trùm đầu tiên.
Ngày 30/09/1883 trại phong bị phá chúng lấy của cải, đốt hết nhà. Từ đó, bao nhiêu người trại phong Sơn Tây, thì Đức Cha Phước cho xuống ở nhờ trại phong Hà Nội. Khi Đức Cha Phước lên thăm trại cố ở Sơn Tây, truyền không làm lại chỗ cũ, ngài chỉ cánh đồng Mành Voi cuối địa hạt Mông Phụ, giáp Phú Nhi, độ 8 mẫu. Cha Tuệ cho đắp nền làm hai nhà dài mỗi cái 15 gian để ở. Một nhà phòng 5 gian cho cha ở, còn Nhà thờ thì đắp nền sẵn.
Năm 1887, họ rủ nhau lại quay trở về trại cũ hết. Năm 1888, cha Tuệ làm nhà thờ cho họ trong trại cũ là nhà thờ ngói hiện nay.
Năm 1915, theo lệnh của nhà nước: các người bệnh phong phải về một trại. Đức Cha già Lộc xin một ít ở lại, vì có nhà thờ, có ruộng, thì phải trông nom. Họ đạo Trại phong chính là Giáo họ Phú Mai ngày nay. Giáo họ hiện nay sở hữu 1 nhà nguyện, đất khuôn viên xung quanh nhà nguyện, 1 nhà phòng, 1 ao.
Quan thầy: Thánh Phaolô Tông đồ trở lại, ngày 25/01.
Số giáo dân: Hiện nay, Giáo họ có 105 nhân danh.
8.3. Giáo họ Tiền Huân ›
Hạt SƠN TÂY › Xứ SƠN TÂY
Địa chỉ: Phố Tiền Huân, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.
Nguồn gốc: Tiền Huân trước đã có mấy nhà như gia đình ông Nguyễn Đăng Khúc, ông phó Thiết… đi đạo với ông cố Trọng (Laubie), được ít lâu thì tan, chỉ còn ông Khúc và bà Lương giữ đạo. Năm 1949, họ lại rủ nhau đi rất đông. Đứng đầu có ông Nguyễn Đăng Thư, bà Nguyễn Thị Tô, ông Nguyễn Bá Phan.
Ngày 21/09/1951, 22 người được cha Thanh rửa tội trước, rồi mời Đức Cha Kim về làm phép Thêm Sức tại Tiền Huân. Nhưng sau chán nản, rút lui dần, nhất là thời cải cách chỉ còn ông Khúc và 3 mẹ con bà Lương giữ đạo. Ngôi nhà nguyện vẫn tồn tại cho đến ngày nay và lần lượt được gia đình bà Nguyễn Thị Bé trông coi, hiện nay bà Nguyễn Thị Chơn (con gái bà Bé) trông coi. Nhà nguyện như hiện nay được cấp phép xây dựng ngày 28/12/2018.
Quan thầy: Lễ Truyền Tin, ngày 25/03.
Số giáo dân: Hiện Giáo họ Tiền Huân có 27 nhân danh.