Địa chỉ: Làng Nỗ Lực, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nguồn gốc: Nỗ Lực là một trong những Giáo xứ cựu trào của địa phận Tây Đàng Ngoài (1679 - 1895), cũng như của địa phận Thượng du Bắc Kỳ (Haut – Tonkin) tức là Giáo phận Hưng Hóa ngày nay.
Theo tư liệu để lại, từ rất xa xưa, làng Nỗ Lực còn có tên là Bầu Nọ. Đạo Công Giáo được truyền đến khoảng thập niên 1590 - 1600. Lúc khởi đầu chỉ là Giáo điểm hay còn gọi là ‘nhà giáo’, là nơi các Linh mục, các Thầy giảng đến để giảng giải và ban các Bí Tích, chứ chưa được ủy quyền tổ chức thành cơ chế. Đến năm 1670, Công Đồng Định Hiến mới có sự phân chia ranh giới Giáo họ, Giáo xứ và đi vào sinh hoạt cách có tổ chức và hệ thống.
Giáo xứ Nỗ Lực chính thức được thành lập vào năm 1710 và họ Bầu Nọ được gọi là họ nhà xứ. Như thế kể từ khi đón nhận Tin Mừng (1590) đến khi trở thành Giáo xứ (1710) là quãng 117 năm. Giáo xứ này trước đây rất rộng, gồm hầu hết địa bàn hạt Đông nam Phú Thọ và Tây nam Phú Thọ. Đây là Giáo xứ gốc sinh ra hầu hết các Giáo xứ của hai Giáo hạt này. Theo quyết định chia tách và sáp nhập các Giáo xứ, Giáo họ năm 2007 của Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giáo xứ Nỗ Lực hiện nay gồm 10 họ giáo sau: Nỗ Lực, Vĩnh Hóa, Tề Lễ, Sơn Dương, Bản Nguyên, Sơn Vi, Sậu Cao, Thanh Long, Quỳnh Lâm và Bãi Mộc. Năm 2015 Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất quyết định tách Giáo họ Vĩnh Hóa, Giáo họ Thanh Long ra khỏi Giáo xứ Nỗ Lực và nâng lên thành Giáo xứ Vĩnh Hóa gồm Vĩnh Hóa và Thanh Long. Năm 2019, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất quyết định thành lập Giáo xứ Sơn Vi được tách ra từ Giáo xứ Nỗ Lực, bao gồm các Giáo họ sau: Sơn Dương, Bản Nguyên, Sơn Vi, Sậu Cao, Vĩnh Lại. Như vậy, hiện nay Giáo xứ Nỗ Lực còn lại 4 Giáo họ: Nỗ Lực (họ nhà xứ), Hợp Lực, Tề Lễ, Bãi Mộc.
Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi (07/10).
Nhà thờ: Xây dựng năm 1882, với diện tích 466m2.
Giáo dân: 3.500 nhân danh.
Các linh mục phục vụ theo dòng lịch sử.
Cha Cabral (1647), cha Giacôbê Chiểu (1670), cha Phanxicô Thụy, cha Francois Cordier (1715), cha Lepavec Từ (1788), cha Phêrô Cẩn, cha Félice Marette (1829), cha Trạch (1834), cha Jean Charles Cornay -Tân (1836), cha Charrier (1841), cha Augustinô Schoeffler - Đông (1847), cha Văn Tất Lý, cha Triệu, Cha Phượng, cha Nghiêm, cha Trình. Cha Giuse Thuyết (1973), cha Giuse Nguyễn Công Hách (1973 - 1981), cha Phêrô Phùng Văn Tôn (1981 - 2004), cha Giuse Nguyễn văn Đỉnh (2004 - 2007), cha Giuse Nguyễn Viết Hiệp (2007 - 2016), cha Giuse Lê Ngọc Nghi (2016 -2021), cha Inhaxiô Nguyễn Quang Triều (2021).
Những Linh mục bản hương:
Cha Phêrô Nguyễn Nghị Lực, cha Phêrô Nguyễn Hữu Năng, cha Giuse Nguyễn Trí Thức, cha Giuse Cao Tiến Hạng, cha Simon Đinh Hưng Lợi, cha Phaolô Đinh Tiến Cung, cha Phêrô Phùng Văn Tôn, cha Antôn Cao Trung Trực, cha Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, cha Giuse Đinh Tiến Hưng O.P, cha Giuse Nguyễn Văn Cường, cha Giuse Đỗ Tiến Quyền, Cha Phêrô Tạ Duy Tài, cha Giuse Cao Minh Vượng, cha Giuse Nguyễn Trung Thông, cha Giuse Nguyễn Quang Linh.
Địa chỉ: Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Thành lập: 1928.
Quan thầy: Lễ Truyền Tin (25/03).
Nhà thờ: 160m2.
Giáo dân: 98 nhân danh.
2. Giáo họ Bãi Mộc
Địa chỉ: Xã Tân Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Quan thầy: Thánh Giuse thợ (01/05).
Thành lập: 1920.
Nhà thờ: 168m2.
Giáo dân: 369 nhân danh.
3. Giáo họ Hợp Lực
Địa chỉ: Khu Hợp Lực, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Quan thầy: Thánh Gioan Tông đồ (27/12).
Nhà thờ: Nhà tạm mái tôn rộng 800m2.
Giáo dân: 800 nhân danh.
Đây không chỉ là một ngày hội ngộ với niềm vui và tình huynh đệ, mà còn là cơ hội đặc biệt để các tu sĩ cùng nhau suy tư, cầu nguyện và tái khẳng định sứ mạng làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng thế giới hôm nay.