Thứ năm, 02/01/2025
Giáo phậnGiáo hạt giáo xứHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Số giáo họ:7
Số giáo dân:1.295
Bổn mạng: Đức Mẹ Mân Côi - ngày kính 07/10
Linh mục xứ: Chánh xứ Giuse Kiều Oanh
Địa chỉ: Nhà thờ Bách Lộc, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Tp. Hà Nội

I.GIÁO XỨ BÁCH LỘC

1. Địa chỉ: Thôn Ổ Thôn, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
2. Nguồn gốcHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
 Bách Lộc chính là tên một làng, xưa kia là tổng Lạc Trị thuộc về huyện Thạch Thất, nay thuộc về huyện Phúc Thọ, Tp. Hà Nội. Bách Lộc là địa danh được nhiều người biết đến, vì hầu hết các thánh tử đạo tại Sơn Tây đều được đưa về an táng tại đây.
Lúc đầu, xóm Ó vẫn chung chạ với làng “Mẹ” mà dân gọi là “làng Cả”. Vì thế, người Công giáo vẫn lấy tên làng mà gọi họ giáo của mình là họ Bách Lộc hay xứ Bách Lộc, ngay cả sau khi đã biệt thu biệt nạp với làng cũ.
Bách Lộc lúc ban đầu chỉ là một họ của xứ Kẻ Bạc, bao gồm cả nửa dưới của tỉnh Đoài, nghĩa là từ Thanh Trì, Từ Liêm lên đến Quảng Oai. Năm 1833, vua Minh Mạng ra chỉ cấm đạo, họ Kẻ Bạc rất nhiều người bỏ đạo, rời bỏ Nhà thờ, nhà xứ, chỉ còn các bà giữ đạo.
Đầu năm 1848, họ Bách Lộc dâng hết đất để lập xứ, cha già Tình liền làm mấy ngôi nhà trá hình là một ngôi “trường của các thầy đồ dưới Nam lên để dạy học” nhằm tránh sự chú ý của các quan quân.
Từ đó trong sự giao tiếp và cả trong giấy tờ, người ta bắt đầu gọi là xứ Bách Lộc, song đôi khi cũng vẫn quen tên cũ mà gọi là Kẻ Bạc, 5 năm sau cha già Phương làm lại nhà cho rộng hơn.
Xứ Bách Lộc bấy giờ cũng có đủ các họ như xứ Kẻ Bạc trước, chỉ có tên phiên là đổi. Bách Lộc trước đây là phiên III nay trở thành phiên I, Vĩnh Lộc vẫn là phiên II, phiên ngoài hay Kẻ Bạc xưa là phiên I, từ nay sẽ là phiên III trong vòng hơn chục năm.
Năm 1875, Đức Cha Phước lấy 4 họ của phiên III là Kẻ Bưởi, Kẻ Chèm, Kẻ Bạc và Kẻ Noi để làm nên một xứ mới: xứ Hà Nội. Còn 3 họ của phiên III là Giang Xá, Lại Yên và Thụy Ứng được sáp nhập vào phiên II Vĩnh Lộc. Từ đó xứ Bách lộc còn có hai phiên mãi tới khi chia địa phận.
Năm 1897, Vĩnh Lộc lại tách ra thành một xứ mới.
Năm 1950, Tòa giám mục Hưng Hóa phải sơ tán về Sơn Tây, nên họ giáo Sơn Tây được tách ra trở thành xứ mới.
Năm 1959, Cha Phêrô Nguyễn Huy Quang đang làm phó xứ Bách Lộc, phụ trách phiên Vĩnh Thọ, thì được cất nhắc lên cha chính, rồi làm Giám mục, nên xứ Bách Lộc chỉ có mình cha già Phêrô Phí Đình Thanh. Để bớt gánh nặng cho cha già và cho cha Giuse Doãn Thực Sự, cha sở Sơn Lộc có thêm người, Đức Cha đã cắt phiên trong (Sơn Đông) cho nhập vào xứ Sơn Lộc.
Từ đó, Giáo xứ chỉ còn 3 phiên: phiên Bách Lộc hay trung tâm, phiên Vĩnh Thọ hay phiên ngoài và phiên trên hay phiên Mông Phụ.
Năm 1987, hành chính các huyện cũng vạch lại ranh giới, Đức Cha Giuse Phan Thế Hinh đã sáp nhập phiên Hạ Hiệp gồm 11 họ giáo thuộc huyện Phúc Thọ vào xứ Bách Lộc để các Cha đi lại mục vụ cho dễ dàng.
Cũng vì lý do đi lại, năm 1991 Đức Cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu cắt phiên trên hay phiên Mông Phụ về Giáo xứ Sơn Tây cùng nằm trong thị xã Sơn Tây, 3 họ giáo Chu Chàng, Quang Húc và Đông Viên chuyển giao cho Phú Nghĩa (Ba Vì) vì 3 họ giáo này thuộc huyện Ba Vì.
Giáo xứ Bách Lộc lại còn 3 phiên, nằm gọn trong huyện Phúc Thọ. Còn vài họ ngoài huyện, song là những họ có tên chứ không có người như: Tiền Huân, nay thuộc về xứ Sơn Tây.
Nhưng do phiên Hạ Hiệp đông và rộng, nên cha Gioan Lương Đình Nghi cắt Hát Môn của Phiên II, Vĩnh Thọ về phiên III (Hạ Hiệp) để tách phiên này làm đôi là phiên Hạ Hiệp và Đường Hồng.
Ngày 13/06/2007, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương quyết định chia tách, sáp nhập các xứ, các họ trong toàn Giáo phận, thì bốn phiên của Giáo xứ Bách Lộc trở thành 4 xứ: xứ Bách Lộc, xứ Hạ Hiệp, xứ Thuấn Nội và xứ Vĩnh Thọ.
Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
3. Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi (07/10).Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
4. Số giáo dân trong Giáo xứ: 1.097 nhân danh.Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
5. Các linh mục phục vụ: Cha già Thể, cha già Tình, cha già Phương, cha Phêrô Phí Đình Thanh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Quang, cha Gioan Lương Đình Nghi, cha Gioan Maria Vũ Tất, cha Gioan Đặng Văn Nghĩa, cha Giuse Nguyễn Đình Tuyến, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Nhàn, cha Giuse Nguyễn Văn Thành, cha Giuse Nguyễn Văn Hùng, cha Giuse Nguyễn Văn Chính.Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
6. Linh mục và tu sĩ bản hương: Cha Giuse Kiều Trí Sơn, 01 chủng sinh, 5 nữ tu.Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
7. Các Giáo họ trong Giáo xứ:Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Hiện nay Giáo xứ Bách Lộc có 7 Giáo họ, trong đó họ Bách Lộc (họ nhà xứ) có 474 nhân danh.             Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
7.1. Giáo họ Đông Huỳnh
Địa chỉ: Xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Thánh Batôlômêô, mừng kính ngày 24/08.
Số giáo dân: 187 nhân danh.

7.2. Giáo họ Tuy LộcHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Địa chỉ: Thôn Tuy Lộc, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Thánh Luca (18/10).
Số giáo dân: 116 nhân danh.

7.3Giáo họ Trạch LôiHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Địa chỉ: Cụm 3, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Thánh Micae (29/09).
Số giáo dân: 85 nhân danh.

7.4. Giáo họ Lục XuânHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Địa chỉ: Thôn Lục Xuân, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Đức Mẹ Dâng Mình (21/11).
Số nhân danh: 97 nhân danh.

7.5. Giáo họ Võng NgoạiHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Chưa có đất và Nhà thờ. Thánh lễ được cử hành tại tư gia.
Địa chỉ: Cụm 4, thôn Võng Ngoại, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Quan thầy: Thánh Giacôbê.
Số giáo dân: 25 nhân danh.

7.6. Giáo họ Thư TraiHạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC
Chưa có đất và Nhà thờ. Thánh lễ được cử hành tại tư gia.
Địa chỉ: Cụm 7, thôn Thư Trai, xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
Số giáo dân: 15 nhân danh.
Hạt SƠN TÂY › Xứ BÁCH LỘC




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Thánh lễ làm phép nhà thờ Giáo họ Thượng Hà – Giáo xứ Bảo Yên
Thánh lễ làm phép nhà thờ Giáo họ Thượng Hà – Giáo xứ Bảo Yên
Vào lúc 9 giờ 30 ngày 31 tháng 12 năm 2024, Giáo họ Thượng Hà, thuộc Giáo xứ Bảo Yên, Giáo phận Hưng Hóa, đã long trọng tổ chức Thánh lễ làm phép ngôi nhà thờ mới. Đây không chỉ là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Giáo họ Thượng Hà, mà còn là biểu tượng của đức tin, tình yêu và sự hiệp nhất của toàn thể giáo dân nơi đây.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log