Thứ năm, 21/11/2024

Giáo Xứ An Thịnh Mừng Khánh Nhật Truyền Giáo

Cập nhật lúc 23:19 24/10/2015
Ngày 18.10.2015, Giáo xứ An Thịnh đã long trọng tổ chức Khánh Nhật Truyền Giáo với sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ và khoảng 50 khách mời thuộc tôn giáo bạn đến từ nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Dao, Tày, H’mong.
 
WGPHH: Ngày 18.10.2015, hoà chung niềm vui của Giáo hội toàn cầu, Giáo xứ An Thịnh đã long trọng tổ chức Khánh Nhật Truyền 
Giáo với sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ và khoảng 50 khách mời thuộc tôn giáo bạn đến từ nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Dao, Tày, H’mong.
 
Cha Quản xứ Phêrô Nguyễn Đình Đền chủ tế Thánh lễ
Cha Quản xứ Phêrô Nguyễn Đình Đền dâng Thánh lễ
Buổi sáng, Cha Quản xứ Phêrô Nguyễn Đình Đền, Kiêm Quản hạt Yên Bái đã dâng Thánh lễ thiếu nhi cho các em tại giáo xứ. Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ đã cử hành Bí tích Thánh Tẩy cho hai bố con người dự tòng gia nhập vào Hội thánh Chúa. Buổi chiều, Cha Quản xứ tiếp đón và dâng Thánh lễ cho người lớn cùng với các bà con thuộc tôn giáo bạn. Khách mời các tôn giáo bạn gồm nhiều dân tộc thiểu số được các tín hữu thuộc xứ An Thịnh mời đến tham dự Thánh lễ Khánh Nhật truyền Giáo.
Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Quản xứ hiệp cùng với toàn thể cộng đoàn trong giờ Chầu Thánh Thể.

 
Chầu Thánh Thể trước Thánh lễ
Chầu Thánh Thể trước Thánh lễ
Chầu Thánh Thể là mối dây liên kết người kitô hữu với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời. Cha Quản xứ đã chia sẻ Lời Chúa Mc 16, 15-20 cho toàn thể cộng đoàn giáo xứ An Thịnh cũng như khách mời thuộc các tôn giáo bạn. Cha nhắc lại cho toàn thể cộng đoàn biết rằng bản chất của Giáo hội là truyền giáo và mục đích đầu tiên của Giáo hội khi được Chúa Giêsu thiết lập là truyền giáo.
Vậy, ai phải truyền giáo? Và truyền giáo như thế nào? Mỗi chúng ta, tất cả những người đã chịu phép rửa tội là chi thể của Hội thánh, đều phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói chúng ta phải đi thật xa, nhưng là truyền giáo ở bất cứ nơi nào. Những nơi nào có người kitô hữu, họ phải truyền giáo và truyền giáo cho bất cứ ai, không phân biệt giàu nghèo, địa vị, có khi họ là những người công giáo làm cán bộ nhà nước…. Mọi người đều có bổn phận, trách nhiệm thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Vì Giáo hội tự bản chất là truyền giáo. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:  “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Và chính Chúa Giêsu cũng yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Còn Thánh Phaolô kêu lên: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16) và “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo, nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo hội chứng tỏ bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các Tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Chúa Con sai Giáo hội ra đi loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người, ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: “Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích dẫn lời Đức Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người .”
Thứ đến, truyền giáo như thế nào? Thế giới hôm nay có biết bao tin mừng, tin mừng con ra đời, mừng cưới hỏi, thi cử đỗ đạt, tìm được việc làm đã mất, làm ăn phát đạt … Tuy nhiên, đó không phải là tin mừng như Tin Mừng của Chúa. Vì vậy lệnh Chúa truyền vẫn còn khẩn trương: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng”, Tin Mừng Thiên Chúa yêu thương mọi người và từng người, đồng thời phải bận tâm với những người chưa có đức tin hoặc mất đức tin vì tình yêu là lòng thương xót Chúa luôn thôi thúc. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê, thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là quan thầy các xứ truyền giáo, nhất là của Mẹ Maria, mẫu gương loan báo Tin Mừng, cầu thay nguyện giúp cho Hội thánh trở nên một mái nhà niềm nở tiếp đón mọi người. Mẹ là người mẹ chung của mọi dân tộc và là nguồn suối mát lành cho thế giới chúng ta.

 
Cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ
Cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ

Ngày Quốc Tế Truyền Giáo được toàn thể Giáo hội mừng vào Chúa Nhật XXIX TN B hôm nay, nhằm nhắc nhở cho mỗi người kitô hữu chúng ta ý thức được bổn phận, trách nhiệm truyền giáo của mình trong cộng đoàn, xã hội và trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống; để mọi người biết Chúa, nhận ra tiếng Chúa đang kêu gọi và để chúng ta được trở nên một Đoàn Chiên Theo Một Chúa Chiên. Nguyện xin Thiên Chúa Là Cha Nhân Từ, Người chậm giận lại giàu tình thương tuôn đổ mọi hồng phúc và thương giúp mỗi người chúng ta sống trọn vẹn với ơn gọi và sức mệnh của mình mỗi ngày. Sứ điệp truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô cho ngày thế giới truyền giáo 2015 nhắn nhủ chúng ta: “Chúa Nhật Truyền Giáo năm 2015 sẽ diễn ra trong bối cảnh của Năm Đời Sống Thánh Hiến, là một dịp truyền cảm hứng hơn nữa để cầu nguyện và suy tư. Vì nếu mỗi người lãnh nhận Phép Rửa đều được mời gọi làm chứng cho Chúa Giêsu trong việc rao truyền đức tin như một ân huệ nhận được, thì nơi nam nữ thánh hiến điều này càng đòi buộc hơn. Có mối liên hệ rõ ràng giữa đời sống thánh hiến và sứ vụ. Ước muốn theo Chúa Giêsu cách mật thiết, đáp lại lời mời gọi của Chúa vác thánh giá và đi theo Ngài, bắt chước sự thánh hiến của Ngài cho Chúa Cha và việc phục vụ vì tình yêu đến hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta đã khai sinh đời sống thánh hiến trong Giáo hội. Toàn thể sự sống của Chúa Kitô mang đặc tính truyền giáo, vì vậy tất cả những ai theo Ngài cách mật thiết cũng phải có phẩm chất truyền giáo này. Tự bản chất Giáo hội là truyền giáo, đó cũng chính là chiều kích nội tại cho mọi hình thức của đời sống thánh hiến, không thể bỏ qua và giảm đi hay làm biến dạng đặc sủng của mình. Là một nhà thừa sai không phải là đi cải đạo hay đề ra chiến lược; sứ vụ truyền giáo nằm ở “nòng cốt” của đức tin, là điều cần thiết cho những ai lắng nghe tiếng nói thì thầm của Chúa Thánh Thần: “Đến” và “Ra Đi”. Những ai bước theo Chúa Kitô nên những vị thừa sai thì không thể yếu nhược, vì họ biết rằng Chúa Giêsu “đi với họ, nói với họ, thở với họ. Họ cảm nhận được Chúa Giêsu sống với họ giữa công cuộc truyền giáo” (Evangelii Gaudium – EG, 266). Truyền giáo là sự say mê Chúa Giêsu và đồng thời cũng là niềm say mê của dân Ngài. Khi chúng ta cầu nguyện trước Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chúng ta thấy tình yêu sâu thẳm của Ngài dành cho chúng ta và nâng đỡ chúng ta. Đồng thời, chúng ta nhận ra rằng tình yêu này tuôn trào từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu mở rộng để ôm lấy Dân Thiên Chúa và tất cả nhân loại. Chúng ta một lần nữa nhận ra rằng Ngài muốn dùng chúng ta để đến gần với dân yêu dấu của Ngài hơn (x. số 268, EG) và tất cả những ai tìm kiếm Ngài với một tâm hồn chân thành. Trong mệnh lệnh của Chúa Giêsu “ra đi “, chúng ta đọc thấy nội dung và những thách đố mới luôn hiện diện trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội. Mọi thành phần trong Giáo hội đều được mời gọi công bố Tin Mừng bằng chính đời sống chứng tá của họ. Một cách đặc biệt, những người nam nữ thánh hiến được mời gọi để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, Đấng kêu gọi họ đi đến những vùng ngoại vi, đến với những người mà Tin Mừng chưa được rao giảng ”.
 Sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Quản xứ chụp ảnh lưu niệm và gặp gỡ khách mời đến từ các tôn giáo bạn để chia sẻ và trả lời những câu hỏi và những thắc mắc về Đời Sống Tâm Linh cũng như mọi hoạt động, sinh hoạt của Giáo hội.
 
M
ột  vài hình ảnh của Thánh lễ:


 
 
Giáo xứ An Thịnh
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log