Ông Paolo Ruffini (© Todos os Direitos Reservados) |
Ngày Truyền thông lần thứ ba của Fatima với chủ đề “Thế giới nhìn từ Fatima”, trong bối cảnh kỷ niệm 100 năm báo “Voz da Fatima”, một tờ báo lâu đời nhất của Đền thánh với sứ vụ “truyền bá sứ điệp Fatima”.
Tại hội nghị, ông Ruffini mời gọi các tham dự viên tái phá sức mạnh của mạng lưới và cộng đồng, trước cuộc cách mạng kỹ thuật số và những thay đổi của các phương tiện truyền thông. Ông nhận xét rằng cuộc khủng hoảng lớn nhất hiện nay là ý nghĩa, vì thế những người làm việc trong lĩnh vực này cần phải ý thức điều này. Bộ trưởng nhấn mạnh “sự phát triển nhanh chóng” đánh dấu xã hội đương đại và những thách đố mà truyền thông Công giáo phải đối phó, vì vậy cần vượt lên trên những “thuật toán” để có thể trình bày các tiêu chí của “công ích”.
Trích lời Đức Thánh Cha nói về “một sự thay đổi của thời đại” mang theo nhiệm vụ khôi phục xã hội về ý thức cộng đoàn và sự thuộc về, Bộ trưởng lưu ý: “Chúng ta không thể để mình bị mắc kẹt trong một tầm nhìn tĩnh về truyền thông. Cuộc cách mạng kỹ thuật số không được làm cho chúng ta lo sợ. Những khả năng mới trong việc tiếp cận với độc giả qua mạng xã hội và phương tiện kỹ thuật số đòi hỏi phải thông thạo ngôn ngữ của thời nay. Internet không có nghĩa là cái chết của các phương tiện truyền thông truyền thống”.
Theo Bộ trưởng Truyền thông, truyền thông Công giáo phải phục hồi tính nhân văn Kitô, qua các ấn phẩm Công giáo. Ngay cả trong tình hình chiến tranh hiện nay, cần phải thúc đẩy báo chí hoà bình, không phớt lờ. Phải tìm ra một giải pháp hoà bình, để thoát ra khỏi chiến tranh như Đức Thánh Cha đã nói.
Hướng đến Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon vào mùa hè năm tới, ông Ruffini khuyến khích đánh giá sự hiện diện của người trẻ, khả năng của một truyền thông tạo ra hành động và tương quan. Điều chúng ta thiếu ngày nay là các tương quan, thực ra đó là một cuộc gặp gỡ. Dẫn con người vào hiệp thông là câu trả lời đúng duy nhất cho những nhu cầu của con người.
Ngọc Yến
Nguồn: Vatican News