Thứ hai, 23/12/2024

Sứ Điệp Ngày thế giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 49

Cập nhật lúc 16:31 17/05/2015
Vatican vừa ban hành sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 49.

WGPHH: Vatican vừa ban hành sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 49. Sứ điệp hàng năm này được gợi hứng từ Thông điệp Mirifica Inter, 1963 của Công đồng Vatican II. Chủ đề sứ điệp năm nay:

“Truyền thông gia đình: nơi ưu tiên để gặp gỡ bằng tình yêu nhưng không”.

Ngày Truyền Thông Thế Giới được kỷ niệm ở hầu hết các vào nước Chúa nhật trước Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống. Việc chọn để công bố công bố sứ điệp hàng năm nhằm vào lễ Thánh Phanxicô de Sales, 24.01, vị thánh bổn mạng của các nhà truyền thông.

Sứ điệp năm nay mời gọi các tín hữu nhìn vào gia đình nơi “luôn là nguồn lực lớn lao chứ không chỉ đơn thuần nhìn thấy các vấn đề hay những khủng hoảng đối với xã hội” và mời gọi gia đình nên mẫu gương của tình yêu, lòng nhân từ và tình bạn hữu của Chúa Kitô.

Có đoạn sứ điệp viết như sau: “Trong một thế giới mà người ta thường nguyền rủa, dùng ngôn ngữ tục tĩu, thô lỗ, nói xấu người khác, gây mất đoàn kết và đầu độc môi trường sống của con người bằng những lời bịa đặt thì nơi các gia đình dạy cho chúng ta hiểu rõ truyền thông là một phúc lành”.

Đức Thách Cha nói tiếp như sau: “Trong hoàn cảnh bị tác động do hận thù và bạo lực, các bức tường khô khốc và bất khả xâm phạm của những định kiến và oán giận dựng nên làm chia cắt gia đình hình như vẫn có lý do để lên tiếng “thế là xong!”. Nhưng truyền thông gia đình là phước lành chứ không phải là những lời trách móc, thăm viếng chứ không phải là đẩy đi, đón nhận chứ không phải đấu đá, nhờ đó chúng ta có thể phá vỡ vòng xoáy của sự ác, thể hiện lòng nhân từ, và giáo dục con cái sống tình huynh đệ.”

Sau đây là nguyên văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 49 với chủ đề: “Truyền thông gia đình: nơi ưu tiên để gặp gỡ bằng tình yêu nhưng không”.

Gia đình là một chủ đề mà Giáo Hội đang suy tư trong suốt hai kỳ họp của Thượng Hội Đồng (THĐ): THĐ Bất thường vừa mới diễn ra và THĐ Thường kỳ vào tháng Mười tới đây. Vì vậy, tôi nghĩ thật thích hợp để chọn chủ đề gia đình cho Ngày Thế giới Truyền thông năm nay như là điểm quy chiếu để tham khảo. Vượt trên tất cả, khung cảnh gia đình là nơi đầu tiên mà chúng ta học cách truyền thông . Nhắm đến khung cảnh đó hầu giúp cho việc truyền thông của chúng ta xác thực và nhân văn hơn, đồng thời giúp chúng ta xem xét gia đình ở một góc độ mới.

Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ đoạn Tin Mừng kể về cuộc viếng thăm của Đức Maria đến với bà Elizabeth ( Lc 1: 39-56). “Khi bà Elizabeth nghe tiếng Đức Maria chào thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà tràn đầy Chúa Thánh Thần liền kêu lớn tiếng ngợi khen rằng: “Em có phúc hơn mọi người nữ, và phúc thay người con mà em đang cưu mang.” (cc. 41-42)

Chương đầu này cho chúng ta thấy cách truyền thông là một cuộc đối thoại đan xen với các ngôn ngữ cử chỉ của thân thể. Phản ứng đầu tiên xuất ra để chúc mừng Đức Maria chính là hài nhi nhảy mừng trong bụng bà mẹ Elizabeth. Niềm vui chính là việc gặp gỡ người khác, là điều chúng ta học được, thậm chí nơi đứa trẻ trước khi được sinh ra, trong một nghĩa nào đó, là nguyên mẫu và biểu tượng của mọi hình thức truyền thông khác. Cung lòng là “mái trường” đầu tiên của truyền thông, nơi lắng nghe và tiếp xúc vật lý, nơi mà chúng ta bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài trong một môi trường được bảo vệ, với những âm thanh an toàn của nhịp tim người mẹ. Cuộc gặp gỡ này giữa hai người, như vậy có liên quan mật thiết với nhau trong khi vẫn có những khác biệt với nhau, một cuộc gặp gỡ đầy hứa hẹn, là kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta về truyền thông. Đó là một trải nghiệm của tất cả chúng ta, vì mỗi người trong chúng ta đều được mẹ sinh ra.

Ngay cả sau khi chúng ta ra đời bước vào trong thế giới này thì vẫn mang ý nghĩa chúng ta đang ở trong một “cung lòng”, đó chính là gia đình. Cung lòng làm cho mọi thành viên trong gia đình liên hệ với nhau: gia đình là “nơi mà chúng ta học cách sống chung với những khác biệt nơi người khác” ( Evangelii Gaudium , 66). Mặc dù có những khác biệt về giới tính và tuổi tác giữa nhau, các thành viên trong gia đình đón nhận nhau vì có một mối liên hệ chung giữa họ. Nơi gia đình có những phạm vi rộng hơn giữa các mối liên hệ và sự khác biệt lớn lao về tuổi tác chính là môi trường phong phú cho đời sống của chúng ta. Đó là sự ràng buộc đặt nền trên ngôn ngữ, nền tảng này giúp chúng ta gắn bó chặt chẽ hơn. Chúng ta không tạo ra ngôn ngữ của mình; chúng ta chỉ sử dụng vì chúng ta nhận được chúng. Trong gia đình, chúng ta nói bằng ngôn ngữ “mẹ đẻ”, ngôn ngữ của những người đã đi trước chúng ta. (x.2 Mcb 7: 25,27). Trong gia đình, chúng ta nhận ra rằng có những người đã đi trước chúng ta, họ cho ta được hiện hữu, sinh ra ta trong cõi đời này và đem đến cho ta những điều tốt đẹp. Chúng ta có thể trao ban vì chúng ta đã được lãnh nhận. Vòng tròn đạo đức này là trung tâm của gia đình để truyền thông giữa các thành viên với nhau. Bao quát hơn, vòng tròn này là mô hình cho tất cả các loại truyền thông.

Kinh nghiệm của các mối liên hệ này “đến trước” chúng ta, làm cho gia đình được thiết lập mà ở đó mẫu hình cơ bản hơn cả của truyền thông, chính là lời cầu nguyện được lưu truyền. Khi cha mẹ ru con ngủ, họ thường trao phó con trẻ cho Thiên Chúa, xin Ngài canh chừng chúng. Khi những đứa trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ dạy chúng đọc kinh bằng những lời nguyện đơn sơ, hướng đến người khác, như cầu xin cho ông bà, người thân, người bị bệnh, những ai đau khổ, và tất cả những người cần đến ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Đó là gia đình của chúng ta mà đa số chúng ta đã học được những chiều kích truyền thông tôn giáo. Với Kitô giáo được thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa trao ban cho chúng ta thì đến lượt chúng ta cũng chia sẻ cho người khác.

Trong gia đình, chúng ta học biết cách bao bọc và hỗ trợ lẫn nhau, nhận biết ý nghĩa của những cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt và ý nghĩa của những khoảnh khắc thinh lặng, nụ cười và nước mắt của các thành viên trong gia đình, là những người không quy về mình nhưng quan tâm đến người khác. Điều này giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của truyền thông, chính là đón nhận và kiến tạo sự gần gũi. Khi chúng ta rút ngắn khoảng cách bằng cách gia tăng sự gần gũi hơn và đón nhận nhau, chúng ta trải nghiệm lòng biết ơn và niềm vui.

Lời chào của Đức Maria và sự nhảy mừng của hài nhi mang đến phúc lành cho bà Elizabeth; sau đó kèm theo là bài thánh ca tuyệt đẹp Magnificat , với những lời ca ngợi của Đức Maria về kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho mình và cho dân tộc mình. Lời “xing vâng” thốt ra từ niềm tin có thể tác động vượt ra khỏi chính mình và thế giới của mình để “viếng thăm”, chính là mở ra, không còn đóng lại trong thế giới nhỏ bé của mình nhưng đi ra ngoài hướng đến người khác. Vì vậy, gia đình trở nên sống động khi nó lan tỏa ra khỏi chính mình; gia đình là nơi của những người truyền thông sứ điệp sự sống và hiệp thông, ủi an và hy vọng đến cho các gia đình mong manh hơn, hầu giúp xây dựng chính Giáo Hội, là Gia Đình của các gia đình.

Hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình là nơi mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày những giới hạn của chúng ta với những người khác, những vấn đề lớn và nhỏ lồng vào trong việc sống hòa bình với những người khác. Không có gia đình nào hoàn hảo cả. Chúng ta không nên sợ sự bất toàn, yếu nhược hay thậm chí là xung đột, nhưng cần học cách xử sự với nhau trong tinh thần xây dựng. Gia đình là nơi chúng ta yêu thương nhau, bất chấp những giới hạn và tội lỗi, để trở thành một trường học của sự tha thứ . Tha thứ tự nó là một quá trình của truyền thông. Khi việc ăn năn, hối hận bày tỏ và được tha thứ nó làm hồi phục và tái xây dựng việc truyền thông đã bị phá vỡ. Nơi gia đình đứa bé được học để biết lắng nghe người khác, thưa những lời lễ phép và để bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị người lớn từ chối, sẽ là một động lực cho cuộc đối thoại và hòa giải trong xã hội.

Khi những thách đố về truyền thông xảy đến, những gia đình có con em bị khuyết tật dạy chúng ta nhiều điều. Sự hạn chế cảm giác, vận động hay trí não có thể là lý do khiến chúng ta khép mình lại, nhưng, nhờ vào tình yêu thương của cha mẹ, anh chị em, bạn hữu, nó cũng có thể trở thành nguồn động lực để rộng mở sẻ chia và sẵn sàng truyền thông với tất cả mọi người. Nó cũng giúp các trường học, giáo xứ và hiệp hội trở thành nơi chào đón cho tất cả mọi người.

Trong một thế giới mà người ta thường nguyền rủa, dùng ngôn ngữ tục tĩu, thô lỗ, nói xấu người khác, gây mất đoàn kết và đầu độc môi trường sống của con người bằng những lời bịa đặt thì nơi các gia đình dạy cho chúng ta hiểu rõ truyền thông là một phúc lành. Trong hoàn cảnh bị tác động do hận thù và bạo lực, các bức tường khô khốc và bất khả xâm phạm của những định kiến và oán giận dựng nên làm chia cắt gia đình hình như vẫn có lý do để lên tiếng “thế là xong!” Nhưng truyền thông gia đình là phước lành chứ không phải là những lời trách móc, thăm viếng chứ không phải là xua đuổi, đón nhận chứ không phải đấu đá, nhờ đó chúng ta có thể phá vỡ vòng xoáy của sự ác, thể hiện lòng nhân từ, và giáo dục con cái sống tình huynh đệ.

Phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay, cách riêng là phần quan trọng trong cuộc sống của người trẻ, vừa là công cụ giúp đỡ vừa là rào cản sự giao tiếp trong và giữa các gia đình. Phương tiện truyền thông có thể là rào cản nếu chúng khiến người ta không lắng nghe người khác, lẫn tránh tiếp xúc, lấp đầy khoảnh khắc thinh lặng và nghỉ ngơi, vì thế chúng ta quên rằng “Thinh lặng là một yếu tố thiết yếu của truyền thông; không có nó, những ngôn từ giàu ý nghĩa không thể tồn tại” (Bênêdictô XVI, sứ điệp ngày truyền thông thế giới năm 2012).

Phương tiện truyền thông có thể giúp cho mục đích giao tiếp khi chúng giúp người ta chia sẻ những câu chuyện của họ, để có thể liên lạc với bản bè ở xa, để cảm ơn người khác hoặc để tìm kiếm sự tha thứ, và để mở cánh cửa cho những sự gặp gỡ mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc gặp gỡ người khác, những “khả năng mới” này, chúng ta nên học cách sử dụng kỹ thuật thông tin một cách khôn ngoan hơn là để chúng áp đảo chúng ta. Cũng vậy, cha mẹ là những nhà giáo dục con trẻ đầu tiên, họ không thể bị bỏ đi những phương cách riêng của họ. Cộng đoàn tín hữu được mời gọi giúp họ trong việc nuôi dạy con cái cách sống trong môi trường truyền thông sao cho hòa hợp với phẩm giá con người và cho mục đích phục vụ lợi ích chung.

Thách đố lớn ngày nay là học cách nói chuyện với người khác, không chỉ đơn giản là đưa và nhận thông tin. Sau đó là khuynh hướng mà các phương tiện truyền thông hiện đại quan trọng và có tầm ảnh hưởng ngày này có thể khích lệ. Thông tin tuy quan trọng nhưng vẫn chưa đủ. Có quá nhiều thứ được đơn giản hóa, cái nhìn khác nhau từ những vị trí và khía cạnh khác nhau khiến người ta chống đối lẫn nhau, mọi người được mời gọi nhìn vào từng khía cạnh hơn là chỉ nhìn cách tổng thể.

Tóm lại, gia đình không phải là chủ đề của sự tranh luận nhưng là môi trường để chúng ta học cách truyền thông trong thân mật gần gũi, là nơi trao đổi tiếp xúc diễn ra, một “cộng đoàn truyền thông”. Gia đình là cộng đoàn giúp đỡ, tổ chức cuộc sống và sinh hoa trái. Một khi nhận ra được điều này, chúng ta sẽ có thể thấy gia đình tiếp tục là nguồn phong phú cho con người, giúp chống đỡ lại những vấn đề khủng hoảng xảy ra. Đôi khi các phương tiện truyền thông có khuynh hướng thể hiện trong gia đình như là một mô hình trừu tượng phải được chấp nhận hay loại bỏ, bảo vệ hay tấn công, hơn là một thực thể sống động. Hoặc là nền tảng cho xung đột ý tưởng hơn là môi trường nơi chúng ta có thể học ý nghĩa đích thực của truyền thông là đón nhận nhau trong tình yêu. Liên hệ tới trải nghiệm nghĩa là nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta gắn kết với nhau làm một, nhiều tiếng nói nhưng chỉ là một.

Gia đình luôn là nơi của nguồn lực lớn lao chứ không chỉ đơn thuần nhìn thấy vấn đề xã hội. Gia đình là nơi thực hành truyền thông cách tốt nhất bằng việc là làm chứng về vẻ đẹp và sự giàu có của mối liên hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Chúng ta không đấu tranh bảo vệ quá khứ. Nhưng với sự kiên trì và tin tưởng, chúng ta đang xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn trong thế giới chúng ta đang sống.

Làm tại Vatican, 23 tháng Giêng năm 2015

Lễ vọng kính nhớ Thánh Phanxicô de Sale

Bản dịch của VRNs

http://xaqueconggiaothaiha.com/
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Kinh Năm Thánh 2025
Kinh Năm Thánh 2025
Đây là Kinh Năm Thánh 2025 được Đức Giáo hoàng Phanxicô soạn. Bản dịch Việt ngữ do Linh mục Giuse Lê Công Đức, PSS thực hiện và đã được Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam phê chuẩn.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log