Ông Gianni Crea và 2.797 chiếc chìa khóa ở lối vào Nhà nguyện Sixtine trong chuyến đi với các nhà báo AFP ở Bảo tàng Vatican ngày 13 tháng 2 năm 2024 Tiziana FABI / AFP |
Roma về đêm. Ông Gianni đẩy cửa trước cửa Bảo tàng Vatican, trên tay ông là chùm chìa khóa to lớn. Trong nháy mắt, ông lao vào hành lang vắng vẻ để mở cửa các phòng trưng bày, một trong những phòng trưng bày được ghé thăm nhiều nhất thế giới.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi ở Rôma tự hào tâm sự: “Tôi có chính xác 2.797 chìa khóa. Mỗi chiếc có từ một đến năm bản, như thế chúng tôi có hơn 10.000 chiếc”, ông biết rõ các ổ khóa như lòng bàn tay.
Từ cầu thang Bramante đồ sộ đến phòng trưng bày Bản đồ Địa lý, hình bóng của ông Gianni Crea xen kẽ giữa các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, cổ vật La Mã và các bức tranh thời Phục hưng.
Trong vài giờ nữa, hàng ngàn du khách sẽ tràn vào 1.400 phòng bảo tàng. Nhưng trước bình minh, chỉ có tiếng leng keng của kim loại từ chiếc móc khóa của ông làm xáo trộn sự im lặng của nơi chìm trong im lặng và bóng tối.
Raphael, Da Vinci, Caravaggio… “Mỗi góc đều là một phần của lịch sử”, trong bộ vest cà vạt, với ánh đèn pin, ông giới thiệu từng tác phẩm cho nhóm nhà báo AFP.
|
Để đi suốt chặng đường bảy cây số vào buổi sáng và buổi tối, ông giám sát một đội gồm mười “clavigeri” (người vận chuyển chủ chốt).
Ông giải thích: “Các bảo tàng được chia thành bốn khu vực. Mỗi clavigero mở từ 60 đến 75 cửa, tổng cộng hơn 270 cửa mỗi ngày.”
25 năm trong nghề không hề làm giảm đi sự kỳ diệu của ông. Người đam mê lịch sử cho biết: “Chúng tôi luôn có nhiều chuyện để học.” Ông “tình cờ” vào làm ở đây.
Đi vào hậu trường
Ở giữa đống chìa khóa được xâu bằng một vòng thép lớn, vài chiếc nổi bật lên. Chiếc lâu đời nhất dài 15cm, có niên đại từ năm 1771 mở bảo tàng Pio-Clementino.
Cầu thang Bramante trong chuyến thăm riêng đến Bảo tàng Vatican, ngày 13 tháng 2 năm 2024. / Tiziana FABI / AFP |
Những chiếc khác dán nhãn màu vàng: đây là những chiếc dẫn vào các phòng họp mật nghị.
Các hồng y khép cửa lại bầu chọn giáo hoàng
Nhưng chìa khóa quý giá nhất là chiếc duy nhất không đánh số: chiếc mở cửa Nhà nguyện Sixtine, nhà nguyện nổi tiếng được trang trí bằng những bức bích họa của Michelangelo.
Theo quy trình nghiêm ngặt, mỗi buổi tối chiếc này được đặt trong một phong bì dán kín và được giữ trong két an toàn ở dưới hầm. “Mức độ bảo vệ tối đa,” ông Gianni mỉm cười trong một nơi chật hẹp, dưới bức ảnh chính thức của Đức Phanxicô.
Chùm chìa khóa vào Bảo tàng Vatican trong chuyến thăm riêng đêm 13 tháng 2 năm 2024. / Tiziana FABI / AFP |
Trong những năm gần đây, những chuyến thăm buổi sáng ít lẻ tẻ hơn: nhờ có vé ‘VIP’, các nhóm nhỏ – tối đa 20 du khách – có thể khám phá hậu trường mà công chúng chưa biết đến, một sáng kiến của giám đốc tiền nhiệm.
“Tôi nghĩ sẽ không ai đến Bảo tàng lúc 5 giờ sáng. Nhưng hôm nay, đây là chuyến thăm thứ hai” trên một trang web du lịch nổi tiếng, ông Gianni rất vui, ông từng tiếp những người nổi tiếng như các diễn viên Mỹ Sylvester Stallone và Christian Bale.
“Đặc quyền”
Chuyến đi bắt đầu trong một thang máy bằng gỗ sơn mài rộng rãi và kết thúc với bức tranh toàn cảnh độc đáo về thành phố Rôma và thảm thực vật xinh đẹp của Vườn Vatican, nhìn xuống mái vòm Thánh Phêrô.
Ông Gianni Crea và 2.797 chìa khóa trong chuyến thăm riêng ban đêm ở Bảo tàng Vatican, ngày 13 tháng 2 năm 2024 / Tiziana FABI / AFP |
Nhưng điểm nổi bật của chuyến đi vẫn là Nhà nguyện Sixtine, viên ngọc quý của nghệ thuật và kiến trúc đã trở thành điểm son của du khách và những người yêu thích điện ảnh.
Ở đây, không có những chuyến thăm vội vã chìm trong đám đông, cũng không có những lời xin đi nhanh mà không chụp ảnh. Chỉ có im lặng và uy nghi của nơi này.
Ông Gianni tóm tắt: Từ “đặc quyền đặc biệt” này, mỗi du khách giữ được “cảm xúc khi ở một mình và có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm trong yên tĩnh hoàn toàn”.
Năm 1998, ông Gianni được vào làm việc nhờ một linh mục giáo xứ của ông giới thiệu, người công giáo vui tính này thấy công việc của mình tiến triển cùng với sự phát triển của các viện bảo tàng, đến mức ông truyền được đam mê của ông cho người xem.
Ông nhớ lại: “Khi tôi vào đây, chúng tôi chỉ có ba người. Dần dần, tôi bắt đầu học các ngôn ngữ khác nhau – tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp – và nghiên cứu lịch sử nghệ thuật để đào sâu kiến thức. Đây là cội nguồn của chúng tôi và tôi rất vui được học.” Ông từng làm việc với ba giáo hoàng – Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô. Ông cho biết ông đã gặp Đức Phanxicô nhưng chưa có dịp dành cho ngài một chuyến thăm riêng, ông nói đùa: “Đây là nhà của ngài, ngài muốn đến khi nào ngài đến”.
la-croix.com, 2024-02-15
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn