Ngày 24 tháng 6, trên chuyến bay đi từ Rôma đến Yerevan, Armênia, trái với thông lệ bình thường là họp báo trên chuyến bay về, Đức Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của báo chí. Ngài cho biết rất “hạnh phúc” khi nghe tin một thỏa hiệp hòa bình đã được ký vào ngày 23 tháng 6 giữa chính quyền và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia FARC qua sự trung gian hòa giải của chủ tịch Cuba Raul Castro.
“Tôi rất hạnh phúc khi nhận được tin này hôm qua, ngài nói. Hơn 50 năm chiến tranh, chiến tranh du kích, bao nhiêu là máu đã đổ ra! Đây là một tin vui!”.
“Tôi hy vọng, Đức Giáo hoàng nói thêm, các nước đã làm việc cho hòa bình, sẽ bảo đảm để hòa bình được tiếp tục, để “che chắn” cho kết quả này lại, để không bao giờ trở lại tình trạng chiến tranh, từ bên trong hoặc từ bên ngoài.”
Ngài kết luận, “tất cả lời chúc của tôi cho nước Colombia đã thực hiện bước đi này.”
Ngày thứ năm 23 tháng 6, một thỏa hiệp đã được ký ở La Havane, Cuba giữa nhà cầm quyền Colombia, đại diện là tổng thống Juan Manuel Santos và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), đại diện là Tổng tư lệnh Rodrigo Londono – được biết dưới tên trong chiến tranh của ông là “Timochenko” -, trước sự hiện diện của chủ tịch Cuba Raul Castro, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki Moon và tổng thống Venezuela, ông Nicolás Maduro.
Mười triệu đôla mà Lự lượng Vũ trang Cách mạng FARC để ở nước ngoài sẽ được dùng để bồi thường cho các nạn nhân của bạo lực này. Nhưng để buông bỏ vũ khí, Lực lượng Vũ trang đòi hỏi phải có một hình thức cải cách ruộng đất và đô thị. Các đất đai thuộc về các tổ chức bán quân sự phải được cho nông dân.
Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ thâu gom các vũ khí do Lực lượng Vũ trang Cách mạng Giorgia trả, họ có 180 ngày để làm nhiệm vụ này và để kiểm soát việc duy trì ngưng bắn, đã bắt đầu từ một năm nay. Các nhóm Lực lượng Vũ trang Cách mạng sẽ được giải trừ trên 23 vùng họ chiếm đóng tạm thời và 8 trại. Người ta ước tính có 6 triệu người dân đã phải ra đi do cuộc xung đột này.