Dự luật được đưa ra bởi ông Olivier Falorni, một thành viên của nhóm nghị viện đối lập Quyền Tự do và Lãnh thổ.
Đồng hành chứ không giết chết
Đức tổng giám mục Michel Aupetit của Paris nói với radio France Inter rằng “Giải pháp khi một người đối mặt với đau khổ không phải là giết họ, mà là xoa dịu nỗi đau và đồng hành với họ.” Ngài than phiền rằng thật là nghịch lý khi thảo luận về cái chết giữa lúc sự chết vây quanh chúng ta ở mọi nơi. Theo ngài, chúng ta nên chiến đấu cho sự sống và cần chăm sóc giảm đau cách tốt hơn.
Chính phủ Pháp chưa đưa ra quan điểm về dự luật, mặc dù hầu hết các thành viên của nhóm La République En Marche đang điều hành đều ủng hộ hợp pháp an tử.
Các thành viên của quốc hội phản đối dự luật an tử đã đệ trình khoảng 3.000 sửa đổi cho dự luật, nhắm trì hoãn một cuộc bỏ phiếu cho đến khi thời gian quy định của nó trôi qua. Hầu hết các sửa đổi được đệ trình bởi các thành viên của nhóm Đảng Cộng hòa đối lập.
Quan tâm, dịu dàng và hỗ trợ
Đức tổng giám mục Laurent Ulrich của Lille viết rằng “các đồng bào của chúng ta cần sự quan tâm, dịu dàng và hỗ trợ… Bảo vệ người đau khổ bằng cách quan tâm đồng hành với họ thì không tương đương với việc giết hại”. Ngài lưu ý rằng theo dự luật “một cái chết được gây ra sẽ được tuyên bố nằm trong số các trường hợp chết tự nhiên. Đây là nơi mà thói quen bẻ ngoặt ý nghĩa các từ của các nhà chính trị nắm lấy chúng ta."”
Trong khi Pháp chưa hợp pháp vấn đề an tử, một luật được đưa ra vào năm 2005 cho phép bác sĩ dừng các điều trị được cho là “không tương xứng” và “không có hiệu quả gì hơn là duy trì sự sống cách nhân tạo”.
Các giám mục Pháp luôn kêu gọi chăm sóc cuối đời và phản đối việc tự tử dưới mọi hình thức. (CNA 08/04/2021)