Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, khi Người trao ban Mình và Máu Ngài cho các Tông đồ. Mỗi linh mục đều xem khoảnh khắc này chính là nền tảng của chức vụ mà các ngài được lãnh nhận. Trong cùng một bữa ăn,Chúa Giê-su đã chọn cách biểu đạt bằng một hành động phi thường của tình yêu và sự khiêm nhường, vì Ngài biết rõ ý nghĩa ẩn sâu bên trong việc làm này, đó là rửa chân cho các Tông đồ.
Phản ứng của thánh Phê-rô đã cho thấy lòng khiêm nhường tột đỉnh nơi sự lựa chọn của Chúa Giêsu, “Thầy mà rửa chân cho con sao, không đời nào con chịu đâu.” Quả thực, hành động của Chúa Giêsu trái ngược với sự mong đợi của Phê-rô vào mối tương quan giữa thầy với trò. Phê-rô nhận thấy Chúa Giêsu đã từ bỏ vinh quang của Ngài như thế nào, và Ngài chứng minh một điều rõ ràng rằng Ngài đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ. Việc Chúa Giê-su tự hạ có liên quan trực tiếp với ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể - với chính thân thể của Ngài đã trao ban cho chúng ta. Món quà của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc rửa chân cho các môn đệ; không, Ngài còn sẵn sàng bước đến Thập Giá vì tất cả họ, vì tất cả chúng ta –những con người nghèo khổ, bị bỏ rơi và không được nhìn đến.
Từng người linh mục được mời gọi để thi hành Lời Chúa: “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em.” Không phải chỉ trong Bí Tích Thánh Thể, nhưng còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, mọi hành động của Chúa Giêsu đều gắn kết với những gì Ngài đã rao giảng, và việc Ngài tự hiến mình trong Bí Tích Thánh Thể hoàn toàn hài hòa với sự tự hủy mình ra cho tất cả mọi người.
Chúa Giêsu đã từ bỏ vinh quang của Ngài để trở nên tôi tớ cho các môn đệ, và khi làm như vậy, đó là cách khiến người khác kinh ngạc khi nhận biết Ngài là ai.
Đối với các linh mục, cũng như tất cả các Kitô hữu, món quà của sự tiết độ, khiêm nhường và nghèo khó đến từ Mầu Nhiệm Vượt Qua, trong đó Chúa Giêsu đã trở nên tôi tớ, và chúng ta cũng được mời gọi làm điều như vậy.
Fr.Andrij M.Hlabse, SJ