Mến yêu hằng ngày, ngày 17.02.2020
Cập nhật lúc 05:57 17/02/2020
Tiếng thở dài này cho thấy một sự đau khổ vô cùng của một Thiên Chúa đầy tình yêu thương. Nỗi đau của người bị những người mình yêu từ chối. Chẳng phải do Người cảm thấy tổn thương hay xúc phạm lòng tự tôn thuộc bản tính loài người, nhưng là nỗi đau xuất phát từ tình yêu thương cao cả của Người. Khi Người đã dành trọn tình yêu cho mọi người kể cả những người Pha-ri-sêu.
Mến Yêu Hằng Ngày – Tiếng Thở Dài của Tình Yêu
Thứ 2, ngày 17-02-2020 (Mc 8, 11-13)
Những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giê-su, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. Người thở dài não nuột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.” Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.
SUY NIỆM
Tiếng thở dài của Chúa Giêsu, rõ ràng không phải giống như tiếng thở dài bình thường, Ngài “thở dài não nuột”. Đó là tiếng thở dài từ tận sâu trong tâm hồn của Ngài.
Tiếng thở dài này cho thấy một sự đau khổ vô cùng của một Thiên Chúa đầy tình yêu thương. Nỗi đau của người bị những người mình yêu từ chối. Chẳng phải do Người cảm thấy tổn thương hay xúc phạm lòng tự tôn thuộc bản tính loài người, nhưng là nỗi đau xuất phát từ tình yêu thương cao cả của Người. Khi Người đã dành trọn tình yêu cho mọi người kể cả những người Pha-ri-sêu. Tuy nhiên thay vì đón nhận, họ lại khước từ ân sủng mà Người muốn ban cho họ. Vì Chúa Giêsu đã yêu nhiều hơn nên nỗi đau cũng vì thế mà càng đau đớn hơn.
Một điều thú vị ít ai nghĩ tới đó là tình yêu sâu đậm Chúa Giêsu dành cho những người Pha-ri-sêu. Qua những việc họ đã làm với Ngài, đáng lẽ những bản án và lời cay nghiệt nên dành cho họ thay vì sự yêu thương. Nhưng Người lại dùng những lời cứng rắn để hướng họ đến con đường của tình yêu. Người cố gắng để họ không bị chìm đắm sâu trong tội lỗi, trong sự thờ ơ, chai lì của họ. Đó quả là một nghĩa cử cao đẹp của Thiên Chúa.
Hôm nay, bạn hãy nhìn xem ai là những người Pha-ri-sêu trong cuộc sống của bạn? Họ đã tỏ ra kiêu căng, thờ ơ, hay chính bạn đã như vậy trước đây? Những người Pha-ri-sêu trong cuộc đời bạn, là những người từ chối sự quan tâm sâu sắc mà bạn cố gắng dành cho họ. Tuy nhiên, họ đã trải qua nhiều mất mát, đau đớn dẫn đến niềm tin về tình yêu trong họ phai dần đi. Họ dựng nên những bức tường kín để cô lập bản thân khỏi sự quan tâm của bạn. Với bao nỗ lực, điều bạn nhận lại chỉ là sự thờ ơ, khước từ. Thật đáng đau lòng. Và chính khi đó, ma quỷ liền gieo vào lòng bạn sự tức giận và lời lẽ để lên án họ. Nhưng bạn nên phản ứng thế nào? Bạn nên noi gương cách thể hiện của Chúa Giê-su. Người thở dài, thở dài một cách nặng nề. Gặm nhấm sự tổn thương đang dày vò trước sự khước từ của họ và tiếc thương cho họ. Đôi khi, đối đầu với họ như cách Chúa Giê-su thể hiện là điều bạn nên làm. Nhưng phải thể hiện hành động đó bằng một sự đau đớn đáng tự hào. Bạn chỉ nên đối đầu khi trái tim bạn mách bảo rằng đó là cách tốt nhất để chiến thắng họ và để giúp họ. Bạn sẽ nhận ra đây là hành động của tình yêu khi bạn cảm nhận tiếng thở dài sâu thẳm trong tâm hồn bạn.
Lạy Chúa nhân lành, xin cho con biết yêu thương mọi người bằng một tình yêu thuần khiết và thánh thiện. Xin giúp con cảm nhận được sự buồn khổ thiêng liêng về tội lỗi của con cũng như khi con nhận thấy tội lỗi nơi anh em con. Hãy để nỗi đau đó thánh hóa tình yêu con ngày càng sâu đậm hơn. Lạy Chúa, con tín thác vào Ngài.
——-
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-1-17/sixth-week-in-ordinary-time/
Jesus Sighed…Deeply
Monday of the Sixth Week in Ordinary Time
The Pharisees came forward and began to argue with Jesus, seeking from him a sign from heaven to test him. He sighed from the depth of his spirit and said, “Why does this generation seek a sign? Amen, I say to you, no sign will be given to this generation.” Mark 8:11-12
Jesus “sighed from the depth of His spirit.” It is clear this was no ordinary sigh. It was a sigh that was more than emotion. It was from the “depth of His spirit.” What was going on with Jesus?
This sigh reveals a pain and suffering in Jesus that was spiritual in nature. It was a pain and suffering that came as a result of being rejected by others. But it wasn’t just that He was hurt or offended, because He wasn’t. The suffering He felt was from His love. It came as a result of Him loving the Pharisees deeply and realizing that they were rejecting the grace He wanted to offer them. This hurt not because Jesus was sensitive to being hurt; rather, it hurt because of His boundless love for them.
It’s interesting that we rarely think of Jesus’ love for the Pharisees. Often, we only think of Him being harsh to them and condemning them. But every strong word He directed toward them was aimed at converting them out of love. It was an attempt, on His part, to shake them out of their indifference and rejection of grace. It was an act of love.
Reflect, today, upon who the “Pharisees” are in your life. Perhaps you do not encounter those who are proud or haughty, or maybe you do. The Pharisees in your life are those who reject the free gift of love you try to offer. They are those who are so hurt, confused or bitter that they find it very hard to let love in. They throw up every sort of defense there is to avoid letting your love in. And when you see this rejection, it hurts. It may then tempt you to have anger or condemnation.
But how should you react? You should do as Jesus did! You should sigh, and “sigh deeply.” You should feel the hurt of their rejection and feel holy sorrow for them. At times, you may need to confront them as Jesus did. But never out of your wounded pride. You should confront only because you judge that it’s the best way to win them over. You will know that this is an act of love when you feel that deep sigh within your spirit.
Lord, help me to love with a pure and holy love. Help me to feel a holy sorrow over my sins and the sins of others when I encounter their sins. Let that holy sorrow compel me to love more deeply. Jesus, I trust in You. Nhóm Bạn Đường Linh Thao, S.J.