Mến Yêu Hằng Ngày, 8.2.2020
Thứ 7, CN IV TN, Mc 6, 30-34
Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Suy Niệm
Nhóm Mười hai Tông Đồ trở về sau khi thi hành sứ vụ trong niềm phấn khởi. Chúa Giêsu bảo các ông lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút. Đó cũng là những gì chính bản thân Ngài đã từng làm. Đám đông vẫn luôn đi theo Ngài và các tông đồ đến nỗi các ông không có thì giờ ăn uống. Đây có thể là một cám dỗ vì các tông đồ đã bắt đầu thấy tự hào về thành công, về quyền năng mới, sự thu hút và độ nổi tiếng của mình.
Một lần nữa chúng ta lại thấy được hình ảnh Chúa Giêsu tự điều chỉnh cân bằng cuộc sống của Ngài. Ngài luôn sẵn sàng xuất hiện trước những người khó nghèo, ốm đau, người bị xã hội ruồng bỏ và những ai cần đến Ngài. Nhưng Chúa Giêsu vẫn dành ra cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, để trở về với bầu không khí thinh lặng, trò chuyện cùng Chúa Cha và phản tỉnh về những gì Ngài đã trải qua và giảng dạy trong ngày. Ngài cũng mời gọi các môn đệ làm như vậy để ở lại với Chúa Cha, để chiêm nghiệm và rút ra những bài học từ chính những việc mình đã làm. Các ông cần được được bồi dưỡng tinh thần, trong Chúa và không bị những phù phiếm trần tục che mắt.
Có một số người chỉ biết tập trung vào bản thân mình, tập trung vào công việc và vô cảm, coi thường ý muốn của người khác. Họ chẳng hề áy náy hay bận lòng về những nhu cầu, suy nghĩ của tha nhân. Ngược lại, cũng có những người lại quan tâm đến người khác cách nhiệt tình thái quá, luôn mong muốn người khác tìm đến họ, cần họ giúp đỡ, và kết quả là họ bị kiệt quệ.
Chúa Giêsu sống quân bình, và thờ ơ vô cảm là một khái niệm rất xa vời đối với Ngài. Ngài có một tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Lòng nhân hậu ấy không dành riêng cho bất cứ ai mà vượt mọi biên giới để đến với tất cả mọi người. Điều ấy được thể hiện sống động khi Chúa Giêsu và các môn đệ rời thuyền đến một nơi hoang vắng để các Ngài có thể yên tĩnh. Nhưng dân chúng đã thấy Ngài rời đi và họ vội vã đuổi theo Chúa dọc bờ hồ, nên khi bước xuống thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông. Ngài chạnh lòng thương vì thấy họ như bầy chiên không người chăn dắt, thế nên Chúa Giêsu đã đón nhận đám đông. Không chỉ thế, Ngài còn cảm nhận được họ là những con chiên đói khát về tinh thần, biết rõ họ trong hoàn cảnh nào nên đã dạy dỗ họ nhiều điều. Sự xuất hiện của họ không quấy rầy Chúa Giêsu, mà chính họ là động lực thúc đẩy Ngài mạc khải cho dân chúng biết: Ngài chính là mục tử tốt lành họ đang kiếm tìm.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu có một cuộc sống cân bằng giữa phục vụ và nghỉ ngơi. Ngài cũng thúc giục các tông đồ cần làm như thế, để họ nghỉ ngơi dưỡng sức và phản tỉnh về những việc mà các ông đang làm. Bằng không, họ sẽ bị quá đà trong công việc hoặc sa vào những mục đích tủn mủn. Hôm nay, chúng ta cũng hãy học hỏi để đáp lại lời mời gọi này của Chúa Giêsu: làm đúng việc, đúng thời điểm. Nghĩa là, phục vụ hăng say hết mình, nhưng cũng biết rút lui khi cần; Nghỉ ngơi bổ sức và cũng biết mau mắn đứng dậy phục vụ khi được cần đến.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, có nhiều lúc con muốn đi thật xa khỏi đám đông, khi con thấy căng thẳng và ngột ngạt bởi công việc, bởi công ty. Có nhiều lúc con mơ ước được ai đó biết rằng con đang sống; Con thấy mình quá cô đơn. Liệu rằng con có thể gặp được Ngài trong cầu nguyện, và biết rằng Ngài đang ở sâu thẳm trong con, lúc đó, con sẽ rất bình an và hạnh phúc, như các tông đồ đã nghiệm được. Xin cho con biết ở lại với Chúa để được Chúa chăm sóc, gìn giữ và nâng đỡ con, để rồi, con cũng hăng say lên đường phục vụ anh chị em con.
————
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/o2047g/
Commentary on Mark 6:30-34
The Twelve came back from their mission full of excitement at all they had done and taught. Jesus now told them to withdraw for a while for reflection and rest. This is what Jesus himself used to do. Large crowds were still mobbing Jesus and perhaps some of the apostles too so that they did not even have time to eat. This could have been a real time of temptation as the apostles began to glory in their new-found power and the resultant fame and popularity.
We also see here once more the balance in Jesus’ life. He was so available to all those in need, the poor, the sick, the outcasts but there was a limit to his availability. He knew when he needed to get away, to renew contact with his Father, to recharge his batteries (cf. Mk 1:35-37).
Some people are too self-centred and have a very poor awareness of other people’s needs and do not bother to meet them. On the other hand, there are those who need to be needed, their need is to have people looking constantly for them but the result can often be ‘burnout’ or breakdowns. There are times when we have to learn to be able to say No without feeling guilty.
So Jesus and his disciples take off in a boat to a solitary place where they will be left to themselves. Or that is what they thought. But the people saw them leaving and had a good idea where they were headed. While Jesus and his disciples crossed the lake in a boat, the people hurried along the lakeshore. When Jesus stepped out of the boat, he was faced by a huge crowd.
Jesus quickly decides that this is a time for availability. He is deeply moved by the people’s need, they were like lost sheep in need of a shepherd’s guidance. The people coming out to a desert place echoes the people of Israel in their wanderings. Here Jesus is the Shepherd of the New Israel. So he begins to teach them. Their first hunger was spiritual. They needed to understand what Jesus stood for and why he did the things he did. There is a eucharistic connection here and in what follows (the multiplication of loaves) and the teaching corresponds to what we now call the Liturgy of the Word during the Eucharist.
The story illustrates well the balance in Jesus’ life. As he did himself, he urges his disciples to retire and reflect on the meaning of what they are doing. Otherwise they may become active for activity’s sake or for other less worthy motives. At the same time, in this particular situation, Jesus sees that a response is called for. The day of reflection is abandoned and the people in their great need are served. Let us learn, through careful discernment, to do likewise. To do the right thing at the right time.
Let us pray: Lord, there are times when I want to get away from the crowds, when I feel oppressed by company. There are other times when I just wish that somebody knew that I exist; I can have too much of aloneness. If I can reach you in prayer, and know that you are more central to me than my own thoughts, I feel at peace, as the apostles must have felt.
Nhóm Bạn Đường Linh Thao, S.J.