Chúa nhật, 24/11/2024

Chương trình "21 NGÀY MẦU NHIỆM GIÁNG SINH" - Ngày thứ năm: 05.12 - Tin mừng CG Kitô theo thánh Luca: Chương 6 (Lc 6,1-47)

Cập nhật lúc 05:37 05/12/2021
CHƯƠNG TRÌNH "21 NGÀY MẦU NHIỆM GIÁNG SINH"
NGHE VÀ XEM LỜI CHÚA THEO TIN MỪNG CỦA THÁNH LUCA
Ngày thứ tư: 05.12.2021 - Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca: Chương 6 (Lc 1,1-47)


CHƯƠNG 6: TIẾP TỤC SỨ MỆNH CỦA ĐỨC GIÊSU TẠI MIỀN GIUĐÊ (MIỀN NAM).
 
Ngày Sa-bát là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy trở lại sách Xuất Hành: Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày Sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày Sa-bát và coi đó là ngày thánh. (Xh 20, 8-11).
 
Tuy nhiên, một số người lãnh đạo dân Do Thái đã thêm vào các điều khoản không cần thiết về ngày Sa-bát. Chẳng hạn: họ quyết định người ta có thể đi bao xa, loại nút nào họ có thể thắt, và vân vân. Khi một số người lãnh đạo dân Do Thái chỉ trích Chúa Giêsu đã chữa bệnh vào ngày Sa-bát, nhưng Ngài lại nhắc cho họ thấy ý nghĩa đích thực của ngày Sa-bát chính là vì lợi ích của con người.
 
Theo thời gian của lịch sử, những người biệt phái và luật sĩ đã làm biến đổi ngày Sa-bát từ một ngày chúc lành thành một ngày trói buộc. Vì thế, Đức Giêsu nhắc nhở họ hãy trả lại ý nghĩa đích thực của ngày Sa-bát mà Thiên Chúa đã thiết lập. Phải nhớ rằng: ngày Sa-bát là ngày được chúc lành, ngày Thiên Chúa yêu thương, ngày mời gọi con người làm điều tốt và đáp ứng mọi nhu cầu bác ái của con người (Mc 6, 8), vì đức ái kiện toàn luật (Rm 13, 8-10). Những điều bạn làm được thúc đẩy do chọn lựa bởi đời sống cầu nguyện, hay do thói quen hoặc quy định của lề luật? Luật làm cho bạn cảm thấy an toàn hay bối rối?
 
Trong bài giảng Các Mối Phúc, Đức Giêsu  đã nhấn mạnh đến giá trị đích thực của đời sống thiêng liêng ngược với những giá trị giả tạo của những người Pharisêu (Mt 23). Sống thoải mái không phải luôn luôn là cách sống của người Kitô hữu. Những giá trị Đức Giêsu đề nghị các Tông Đồ, bạn có thấy giá trị nào có ích cho đời sống hiện tại của bạn?
 
Bạn và thù luôn là hai khía cạnh của cuộc sống. Ngay cả Đức Giêsu, Ngài cũng bị coi như là thù địch của những người không ưa. Nhưng với Đức Giêsu, Ngài không thù hận, không ghét họ. Ngài dạy chúng ta phải yêu thương và cầu nguyện cho những ai bị coi là kẻ thù. Chúng ta được mời gọi hãy hành xử như Đức Giêsu bằng việc tha thứ và cầu nguyện cho những ai thù ghét mình. Cầu nguyện không phải để xin Thiên Chúa huỷ diệt họ, nhưng xin Ngài thay đổi họ. Cách thức tốt nhất để chinh phục một kẻ thù là làm bạn với anh ta. Giữ lòng bạn ngay chính với Thiên Chúa (c.45) và Chúa sẽ ban trái tốt trong cuộc đời của bạn. Ngẫm lại cuộc sống quanh bạn, đâu là một người cụ thể mà bạn thấy mình được mời gọi để thực hành việc diễn tả tình yêu đích thực này?
 
Đức tin không thể nói suông ngoài miệng nhưng nó phải được chứng minh bằng hành động cụ thể. Do đó, Đức Giêsu cho biết không phải cứ kêu cầu Chúa là được vào Nước trời, nhưng chỉ những ai sống và thực hành Lời của Ngài mới được hưởng hạnh phúc nước trời mà thôi. Vì thế, nghe và thực thi Lời Chúa là điều khôn ngoan (1Tx 2, 13). Có bao giờ miệng  bạn vẫn: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!”, nhưng bạn lại không làm điều Chúa dạy không? Bạn có trả giá cho việc không vâng phục trong đời sống đức tin của mình? Đâu là nền móng bạn thấy mình được mời gọi để củng cố trong đời sống cá nhân của mình?

Nguồn: Thánh Kinh Công Giáo
Thông tin khác:
Chúa gọi (30/11/2021)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log