Thứ tư, 01/01/2025

Sự hiện diện thật sự

Cập nhật lúc 16:25 22/02/2017
Khi tốt nghiệp tại Bỉ, tôi được đặc cách dự hội nghị của Hồng y Brussels, Godfried Danneels. Hôm đó, nói về Thánh lễ và sự thiếu hiểu biết về sự phong phú của Thánh lễ, ngài nêu bật sự đối lập này: Nếu đứng ngoài một nhà thờ Công giáo La Mã thời nay, và hỏi những người từ trong nhà thờ đi ra: “Thánh lễ tốt chứ?” hầu hết mọi người sẽ trả lời dựa theo bài giảng và thánh ca. Nếu bài giảng và âm nhạc sống động, hầu hết mọi người sẽ trả lời rằng, hôm nay là thánh lễ tốt. Và nếu bạn đứng ngoài một nhà thờ Công giáo La Mã cách đây khoảng sáu bảy chục năm và hỏi: “Thánh lễ tốt chứ?” thì chẳng ai hiểu nổi câu hỏi đó. Họ sẽ trả lời kiểu như: “Chẳng phải các thánh lễ đều như nhau sao!”
Ngày nay, trong Công giáo La Mã và cả trong Anh giáo lẫn Tin Lành, nhận thức của chúng ta về thánh lễ tập trung nhiều hơn vào ba điểm: Phụng vụ lời chúa, thánh nhạc, và rước lễ. Hơn nữa, trong các nhà thờ Công giáo, khi nói về sự hiện diện thật sự, chúng ta chỉ nói đến yếu tố tận cùng, là sự hiện diện của Chúa Kitô trong bánh và rượu.
Dù nghĩ như thế không sai, dù phụng vụ lời Chúa, âm nhạc và rước lễ là quan trọng, nhưng hiểu như thế là đang thiếu sót. Thiếu sót sự thật rằng sự hiện diện thật sự không chỉ trong bánh và rượu, mà còn trong phụng vụ Lời Chúa và trong hành động cứu rỗi được nhắc lại trong kinh nguyện Thánh Thể, cụ thể là cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Hầu hết những người đi lễ nhận ra rằng, khi đọc Phúc âm trong phụng vụ Lời Chúa, thì sự hiện diện của Thiên Chúa đặc biệt và rõ ràng hơn là khi chúng ta cầu nguyện riêng. Khi cử hành Lời Chúa trong một nhà thờ, thì Chúa Kitô hiện diện thật sự, cũng như sự hiện diện trong bánh rượu.
Nhưng có một yếu tố cao hơn mà chúng ta chưa hiểu đủ. Thánh lễ không chỉ làm cho một nhân thể hiện diện, mà còn là một sự kiện hiện diện. Chúng ta tham dự Thánh lễ không chỉ để rước Chúa Kitô, nhưng còn tham dự sự kiện cứu rỗi trọng đại của cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Vậy vấn đề là gì?
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã muốn các môn đệ tiếp tục gặp gỡ và cử hành Thánh lễ “để tưởng nhớ Thầy.” Nhưng từ “tưởng nhớ” của Chúa và của chúng ta khác nhau. Với chúng ta “tưởng nhớ” là một từ có vẻ yếu đuối. Nó đơn giản là nhớ lại gì đó, một sự kiện nào đó như ngày sinh con cái, ngày cưới, hay một trận bóng mãn nhãn. Chỉ đơn thuần là nhớ lại, một tập hợp những chuyện đã qua. Nó có thể khơi dậy những cảm giác mạnh mẽ, nhưng chỉ thế mà thôi. Còn trong khái niệm của Do Thái, “tưởng nhớ” không chỉ đơn giản là nhớ lại gì đó. Nhớ gì đó không đơn thuần là nhớ lại hoài niệm chuyện đó. Đúng hơn là nhớ lại và làm lại theo nghi thức, để khiến sự đó lại hiện diện cách thật sự.
Ví dụ như, đây cũng là cách hiểu về Lễ Vượt qua trong văn hóa Do Thái giáo. Lễ Vượt qua nghĩa là nhớ lại cuộc Xuất hành từ Ai Cập và việc băng qua Biển Đỏ đến với tự do. Một thế hệ được Moses dẫn dắt đã làm việc này trong lịch sử, nhưng sự kiện đó được thực hiện lại theo nghi thức, trong bữa ăn Vượt qua, một sự kiện lại hiện hữu thật sự với những người đang ngồi trong bàn.
Thánh lễ cũng như thế, trừ việc sự kiện cứu độ mà chúng ta thực hiện lại qua nghi thức, chính là cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu, một cuộc Xuất hành mới. Niềm tin Kitô giáo của chúng ta cũng giống như niềm tin của những anh em Do Thái, cụ thể là, chúng ta không chỉ nhớ lại một sự kiện, mà thật sự khiến sự kiện đó hiện hiện để chúng ta tham dự trong đó. Thánh lễ, cũng như Lễ Vượt qua của người Do Thái, tái hiện sự kiện cứu rỗi trong lịch sử Kitô giáo, cụ thể là cuộc Vượt qua của Chúa Giêsu từ cái chết đến sự sống trong mầu nhiệm Phục Sinh. Và cũng như bánh và rượu được hiến thánh cho chúng ta sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô, Thánh lễ còn cho chúng ta sự hiện diện thật sự của sự kiện cứu rỗi trong lịch sử chúng ta.
Do đó, trong Thánh lễ, có ba sự hiện diện thật sự. Chúa Kitô thật sự hiện diện trong Lời Chúa, cụ thể là, các bài đọc kinh thánh, bài giảng và thánh ca. Chúa Kitô thật sự hiện diện trong bánh và rượu được thánh hiến, đấy là mình và máu của Chúa Kitô. Và Chúa Kitô thật sự hiện diện trong sự kiện cứu rỗi. Là cuộc hi sinh vượt qua cái chết đến với sự sống.
Vậy nên khi tham dự Thánh lễ, chúng ta không chỉ để đi vào hiệp thông nhờ Lời Chúa và đón nhận Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, nhưng chúng ta còn đến đó để đi vào sự kiện cứu rỗi của cái chết và sự phục sinh của Ngài. Sự hiện diện thật sự cả trong nhân thể và sự kiện.
 
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
 
 
Phanxico.vn
Thông tin khác:
Bao La Tình Chúa (23/12/2016)




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Chương trình "Nối Vòng Tay Lớn" của Giới trẻ Giáo xứ Hoàng Xá
Chương trình "Nối Vòng Tay Lớn" của Giới trẻ Giáo xứ Hoàng Xá
Trong niềm vui hân hoan mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh năm 2024, Giới trẻ Thánh Cần của Giáo xứ Hoàng Xá đã tổ chức chương trình “Nối Vòng Tay Lớn” với mong muốn mang yêu thương và sự sẻ chia đến với những người kém may mắn trong toàn giáo xứ.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log