Thứ năm, 21/11/2024

Ý nghĩa lời nguyện Gia đình Chúa

Cập nhật lúc 16:36 17/01/2015
Ý NGHĨA  LỜI NGUYỆN GIA ĐÌNH CHÚA.
 
 
Lời nguyện Gia Đình Chúa không được hình thành bởi những suy tư triết học, mà là một trải nghiệm yêu thương. Khởi đi từ việc thao thức thực hành Lời Chúa, đem Lời Chúa vào cuộc sống, vào từng gia đình, từng cộng đoàn nhỏ. Dựa trên nền tảng giáo lý Giáo Hội Công giáo và những kinh nghiệm của các gia đình, các cộng đoàn Kitô hữu, lời nguyện GĐC đã đựợc hình thành.
          Để được sinh hoạt trong các cộng đoàn Gia Đình Chúa đầu tiên, mỗi một thành viên thời ấy phải chấp nhận một số các qui ước sau:
-         Sống với Chúa là CHA và chấp nhận người khác là anh chị em mình.
-         Làm trạng sư cho anh chị em: Nghĩ nói làm tốt cho nhau.
-         Tìm hiểu kính trọng yêu thương và giúp đỡ nhau.
-         Hứa không giận nhau và còn tha thứ cho nhau vô điều kiện.
Qua nhiều năm tháng thực hành, sống Lời Chúa một cách thiết thực. Cộng đoàn Gia Đình Chúa đã đưa những qui ứơc ban đầu ấy, thành “Lời nguyện Gia Đình”. Từ đó hình thành bản “Kỷ cương của cộng đoàn GĐC”.
 1/ Ý Nghĩa “Lời nguyện GĐC”.
a)    Phần tuyên xưng đức tin:
Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con / vì yêu thương”.
Phần đầu của lời nguyện được đặt trên nền tảng mạc khải của Đức Giêsu Kitô, cộng đoàn GĐC tuyên tín: Thiên Chúa là CHA YÊU THƯƠNG. Nói lên TÌNH CHA là một ngôn ngữ dùng trong Gia đình, diễn tả trọn vẹn, đầy đủ  nhất về Thiên Chúa, ai cũng có thể hiểu được mà không cần diễn tả bằng lời.
          “Cha đã cho Con Một Cha / là Đức Giêsu Kitô / đến cứu độ chúng con.”
Sự tuyên tín thứ 2 mà cộng đoàn GĐC nhấn mạnh, đó chính là Đức Giêsu Kitô , người con duy nhất của Cha, và cũng là trung gian, Đấng cứu độ duy nhất cho mọi người. Câu này nói lên Tình Cha Con là một ngôn ngữ dùng trong Gia Đình, diễn tả Tình Gia Đình Chúa. Tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu ( là Chúa Thánh Thần).
Đồng thời cũng diễn tả tình yêu giữa Thiên Chúa với  người Kitô hữu.(nhờ Thần khí).
          “ Chính người đã dạy chúng con / Hãy yêu thương nhau / như Người đã yêu thương chúng con”
Từ những tuyên tín này, mỗi người nhớ đến lệnh truyền duy nhất mà Đức Giêsu đòi buộc người Kitô hữu: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu” ( Ga 15; 12)
Đây cũng là lời cầu nguyện cơ bản của người tín hữu: Cầu xin Cha giúp cho chúng con biết yêu thương người anh chị em con như Đức Giêsu đã và đang yêu thương họ. Bởi vì không có Cha ban Thánh Thần Cha ở trong chúng con, thì chúng con không có thể yêu thương người khác nổi. Đây cũng là luật lệ duy nhất của Đạo Kitô giáo, luật lệ căn bản của mọi thành phần trong Đại Gia Đình Chúa (là Giáo hội nói chung) và của cộng đoàn GĐC nói riêng. Ngoài luật lệ này không có luật nào khác, nếu có thì cũng không ngoài luật yêu thương. “Ai không yêu thương thì không biết TC”( 1Ga 4;8)
 b)    Việc làm thể hiên Đức tin:
Nhờ Đức Giêsu Kitô mạc khải mà chúng con mới có Tình GĐC, nhờ Ngài cứu độ mà chúng con mới có CHA, và nhận ra nhau là anh chị em con một Cha.
Qua tất cả xác tín trên cộng đoàn GĐC xác định lập trường: “Chúng con rất sung sướng nhận ra / chấp nhận / và sống với chúa là Cha / với nhau và với mọi người là anh chị em con Cha”. Đây cũng là linh đạo căn bản của mỗi Kitô hữu. Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô đem đến cho mọi người niềm vui mừng khôn tả, đó chính là được nhận biết Thiên Chúa  là Cha ( qua Đức Giêsu), được sống trong vòng tay yêu thương săn sóc của Cha. Điều đó đã là quá đủ với người Kitô hữu. Chính vì sự sung sướng này mà các tín hữu kêu lên tiếng APBA: CHA ơi.( Rm 8; 15) với tất cả lòng biết ơn, cảm tạ, ngợi khen chúc tụng Cha. Vì thế cũng từ Tin Mừng người tín hữu nhận ra mọi người là anh chị em con một Cha, việc sung sướng nhận ra đó đã dẫn đến việc chấp nhận tất cả những khác biệt, những khó tính khó nết….của nhau, để cùng yêu thương chia sẻ thật sự với nhau. Đã là con Cha, thì người khác cũng là “thân thể của Đức Giêsu”( 1 Cr 12; 27), là “Đền thờ Chúa Thánh Thần”( 1Cr 6; 19) nên việc sống Tình GĐC với nhau mang lại cho chúng con niềm vui và hạnh phúc. Chính điều đó đã khiến:
-         “Chúng con quyết tâm luôn làm trạng sư cho nhau / bằng cách nghĩ tốt / nói tốt / và làm tốt cho nhau.
-         Chúng con ra sức tìm hiểu / kính trọng / yêu thương / giúp đỡ lẫn nhau mỗi ngày nhiều hơn.
-         Chúng con hứa sẽ không giận nhau / ngược lại / còn tha thứ cho nhau vô điếu kiện / về tất cả những gì có thể xúc phạm đến nhau.”
Những lời nguyện này, là luật ỵêu thương của mỗi gia đình, được viết một cách cụ thể, bằng các việc làm thiết thực với nhau. Người tín hữu sống HIẾU thảo với Thiên Chúa là CHA bằng cách sống ĐỄ ( Thuận hoà) với nhau và với mọi người. Hay nói một cách khác là Tình GĐC không còn nằm trên lý thuyết hay giáo điều, mà được thực hiện bằng những hành động cụ thể đối với nhau. Những đòi hỏi này đã được Đức Giêsu nhắc đi nhắc lại trong Kinh Thánh, đã trở thành bổn phận và trách nhiệm của mỗi Kitô hữu, mà cộng đoàn GĐC lấy đó như là phương châm, cầu xin và quyết tâm thực hiện mỗi ngày trong đời sống.
Đây cũng là cách thể hiện Tình GĐC với nhau, nếu không các việc làm cụ thể trên thì không còn là một Gia Đình Chúa nữa, không còn tình Cha con, anh chị em với nhau nữa.
Những việc làm này là sức sống của cống đoàn GĐC, là những nguyên tắc sống Đạo và truyền Đạo căn bản nhất. Nói nên tính “Nhân bản Kitô giáo”, nói lên tính trần thế, tính gia đình và tính Giáo hội trong linh đạo của cộng đoàn GĐC.
Việc thực hành Lời Chúa, tập luyện yêu thương hàng ngày, đã được đơn giản và cụ thể hoá thành những lời khẩn nguyện. Những việc làm nhỏ bé ấy với tất cả quyết tâm nên thánh, được lập đi lập lại mỗi khi gặp nhau, vang lên trong mỗi gia đình đã trở nên sức sống cho từng người, và trở nên chất keo gắn bó chặt chẽ với Đức Giêsu, với mọi anh chị em khác. Bởi vì:“nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải nhờ Đức tin mà thôi”( Gc2; 24).
 c)     Ca ngợi và cảm tạ.
Tinh thần sống Đạo sâu xa của người Kitô hữu là: ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và yêu thương người khác “như Thầy đã yêu”.Trên hành trình Đức Tin, người tín hữu không ngừng khám phá tình thương của Thiên Chúa, thể hiện qua những ân ban của Ngài “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh”( 1Cr 4;7). Khi xác tín những điều ấy, người tín hữu đương nhiên phải thốt lên lời tạ ơn, cảm tạ CHA và cám ơn nhau. Vì thế mà cộng đoàn GĐC cùng đọc:
-“Đời đời chúng con cảm ta Cha / đời đời chúng con cám ơn nhau / đời đời chúng con sẽ ca ngợi quyền năng Thánh Thần Cha đã thể hiên nơi Tình Gia Đình giữa chúng con. Amen”
Lời cảm tạ vì Chúa đã ban Tình Gia Đình Chúa giữa chúng con, nhờ quyền năng Thánh Thần mà chúng con có tình gia đình, được sống trong Gia Đình Chúa mọi ngày, để mãi mãi chúng con được sống trong GĐC, được Chúa yêu thương như Cha, được người khác yêu thương giúp đỡ. Chúng con cám ơn nhau vì có nhau con mới được yêu, được cho và nhận, được thánh hoá, được trở nên nghĩa tử của Cha.
     2/ Lời nguyện của các gia dình Kitô hữu.
Khi cùng cử hành Bí tích Hôn phối, hai người nam nữ kết hợp và hình thành một cộng đoàn Gia Đình Chúa bé nhỏ. Trong đó họ cùng sống với nhau và sống với Chuá như người Cha Nhân ái. Cùng nhau đọc kinh Lạy Cha, cùng kêu lên APBA: Cha ơi. Chúa hiện diện với gia đình họ trong suốt cuộc đời thăng trầm của họ.
Gia đình Kitô hữu được hình thành khi đôi nam nữ cùng đọc những lời hứa với Chúa và với nhau: “Hứa sẽ giữ lòng chung thủy, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, để YÊU THƯƠNG và TÔN TRỌNG…mọi ngày suốt đời…”
Đây chính là giao ước: “Nên thánh qua ơn gọi gia đình”.Người Kitô hữu không còn nên thánh một mình nữa, mà phải nên thánh cùng với người bạn đường , với gia đình của họ.
Để thưc hiện lời hứa này trong suốt cả cuộc đời không phải là chyện dễ dàng, nhất là phải sống chung trong một mái nhà, cùng chung con cái, tài sản….Nhưng lại phải đối mặt với rất nhiều khác biệt (như tâm sinh lý, cá tính, giới tính, quan điểm lập trương, ưu và khuyết điểm……) cộng thêm với những lầm lỗi đáng tiếc, những xung khắc bất hoà, yếu đuối của mỗi người, lại còn những khó khăn trong đời sống, những cám dỗ đời thường…..Đã làm họ quên mất lời hứa quan trọng này.
Chính khi đọc chung với nhau kinh Lạy Cha, kèm theo “Lời nguyện GĐC” mà người tín hữu nhớ lại linh đạo của mình. Lời hứa: “Yêu thương và tôn trọng” đã được cụ thể hoá bằng những việc làm “trạng sư, không giận nhau, tha thứ vô điều kiện….”Đôi vợ chồng cùng cảm tạ Chúa vì mọi ân ban, cám ơn nhau vì nhờ nhau mà được nếm trải Hạnh phúc gia đình.
Lời nguyện biến thành quyết tâm thực hiện lời hứa Hôn phối và bảo vệ bầu khí yêu thương và hạnh phúc của mỗi gia đình. (99% các vụ ly dị, đổ vỡ trong các gia đình là do giận nhau, có ấn tượng xấu về nhau….) Vì thế “Lời nguyện GĐC” đã nhắc nhở mọi người đem Lời Chúa vào gia đình, hãy sống Tình GĐC với nhau sẽ tránh được bao sự xấu.
“Lới nguyện GĐC” vang lên nơi mỗi gia đình tín hữu, sẽ giúp giáo dục con cái một cách tích cực, từng việc làm yêu thương cụ thể sẽ đi vào tiềm thức con trẻ, khiến chúng trưởng thành trong “nhân bản Kitô giáo”. Cộng với việc giải thích ý nghĩa của cha mẹ (về ý nghĩa lời nguyện GĐC) các cháu sẽ nắm bắt được tinh thần giáo lý sâu xa nhất của Đạo, và đôi khi quên sót, chính con cái sẽ nhắc cha mẹ phải thực hiện những việc làm này.( các cháu nhỏ trong các Gia Đình Chúa Phêrô-Phaolo thuộc lời nguyện GĐC từ trong bụng mẹ, đã minh chứng điều này).
           3/ “Lời nguyện GĐC” mang tinh thần Loan báo Tin Mừng:
“Lời nguyện GĐC” mang tinh thần và nội dung Loan báo Tin Mừng, vì đó là bản tóm tắt những mạc khải căn bản Kitô giáo, đồng thời diễn tả đầy đủ tinh thần sống đạo sâu xa, căn bản nhất của một người tín hữu. Không mang tính lý thuyết trừu tượng, nhưng mang tính trần thế rất cụ thể trong đời thường. Khi mọi thành viên đọc và sống lời nguyện này là lúc đang thể hiện 3 sứ vụ của người Kitô hữu, đã lãnh nhận khi chịu Bí tích Thánh tẩy: Tư tế, ngôn sứ và vương đế( Phục vụ).
Thực tế, để sống được tinh thần của “Lời nguyện GĐC” đòi hỏi mỗi thành viên phải từ bỏ những gì sâu xa nhất của mình (Tư tế: dâng đời sống mình như của lễ lên Thiên Chúa) và khi họ thực hành những việc nhỏ bé âm thầm theo lời nguyện là họ đang trở thành ngôn sứ, vương đế ngay trong gia đình họ, cho chồng (vợ) và con cái họ. Gia đình họ trở thành Gia Đình Chúa đích thực, là một Giáo hội tại gia.
Sứ vụ truyền bá Tin Mừng của Giáo hội về thực chất là công bố Tình yêu, lòng từ bi và sự tha thứ của Thiên Chúa….Ngài tha thứ cho chúng ta và đòi buộc chúng ta cũng phải tha thứ cho tha nhân ngay cả với những lỗi lầm lớn lao nhất”(Tông điệp Ngày Chúa nhật truyền giáo 2002 của ĐGH. GPII. Chủ đề Truyền giáo là công bố ơn tha thứ)
Còn sự công bố Tình yêu, lòng từ bi và sự tha thứ của Thiên Chúa nào hơn khi thực hiện “lời nguyện GĐC”? Còn sự loan báo Tin Mừng nào hơn là cả gia đình cùng cầu xin và sống lơì nguyện này với nhau và với mọi người?
 
Việc Loan báo Tin Mừng theo linh đạo của cộng đoàn GĐC được hiểu một cách đơn giản cụ thể là: “Nghĩ nói làm tốt cho nhau, tìm hiểu kính trọng và yêu thương mỗi ngày nhiều hơn, hứa không giận nhau ngược lại còn tha thứ cho nhau vô điều kiện về tất cả những gì có thể xúc phạm đến nhau” Và công tác chính mỗi thành viên trong cộng đoàn phải thực hiện đó là: Thăm viếng, chia sẻ đời sống ơn phước cho nhau.
Mỗi anh chị em “Hầu việc”(người đi phục vụ các cộng đoàn GĐC nhỏ) đều phải cố gắng thực hiện “Lời nguyện GĐC” trong gia dình ruột thịt của mình, và phải thể hiện cụ thể trong một cộng đoàn GĐC mà mình đã và đang sống như một thành viên. Việc thực hiện “Lời nguyện GĐC” là bổn phận và trách nhiệm đầu tiên của người đi loan báo Tin Mừng trong GĐC. Và phải làm gương cho các thành viên khác. (Đây cũng là mục tiêu đào tạo các cán bộ truyền giáo của cộng đoàn.) Bởi vì  nếu chỉ mang một số lý thuyết hay giáo điều đến cho người khác, mà không sống thực hiện được những điều mà mình rao giảng thì thật luống công vô ích trước mặt Chúa. Muốn cho người khác sống Tình Gia Đình Chúa mà chính mình không ở trong một Gia Đình Chúa nhỏ, không trải nghiệm linh đạo mình đã chọn lựa, không có Tình Gia Đình Chúa ở trong mình thì làm sao thông truyền Tình Gia Đình Chúa cho người khác được?!
Tình Gia Đình Chúa được ví như chất ĐIỆN phải được truyền dẫn để làm sáng lên các bóng điện (là các gia đình Kitô hữu), nếu chỉ bắt điện, gắn bóng điện mà không nối dây vào nguồn điện (là Đức Giêsu) thì làm sao có điện sáng được? Khi sống thực hành “Lời nguyện GĐC” mỗi phần tử trong gia đình sẽ trở nên “ Anh sáng thế gian” (Mt 5:14) vì đã có điện trong họ. Trong gia đình đã có Tình GĐC.
Tình Gia Đình Chúa được ví như CHẤT NHỰA SỐNG nuôi dưỡng cây Tình Thương của Gia Đình. Để có thể nuôi dưỡng các cộng đoàn gia đình nhỏ, các anh chị em “hầu việc” cần có chất nhựa sống ấy, khi gắn bó đời mình với Đức Giêsu trong các bí tích và với người khác, bằng việc thực hành “Lời nguyện GĐC”. Như cành nho đã được tháp chặt vào cây nho, và tiếp nhận truyền tải nhựa sống qúi báu từ thân cây, để có khả năng sinh hoa trái. (xem Gioan 15; 1-17)
Lời nguyện GĐC trên môi miệng sẽ giúp người “hầu việc” trong Gia Đình Chúa sẽ biết mình phải làm gì? Và sẽ nhắc họ phải sống như thế nào trong gia đình, trong cộng đoàn và trong chính khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng.
 
http://giadinhnazarethvietnam.com/direction/detail/y-nghia-loi-nguyen-gia-dinh-chua-596/
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log