Thứ bảy, 27/04/2024

Giải đáp các vấn nạn liên quan đến Đức tin và Khoa học (tuần 3)

Cập nhật lúc 16:08 30/11/2015
Vấn đề 3 : Chỉ những người ngu dốt mới tin có Thiên Chúa, còn những ai có chút kiến thức đều vô thần.
 TRẢ LỜI
 1. Một số người thường nại vào khoa học để phủ nhận tôn giáo. Theo họ, tôn giáo bắt nguồn từ sự dốt nát của con người. Ngày xưa, vì thiếu hiểu biết, nên con người cảm thấy mình bé nhỏ tầm thường, họ thường sợ hãi trước những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, bão táp, cháy rừng, động đất..., và coi đó như là những thần minh quyền năng, mà muốn được sống yên ổn, con người phải thờ phượng lễ bái. Đó là nguồn gốc phát sinh tôn giáo. Nhưng từ khi khoa học tiến bộ, trí óc con người được mở mang, thì những ý niệm thần minh tôn giáo cũng dần dần  bị tiêu tan. Ngày nay chỉ có những người ngu dốt mới tin có Thiên Chúa, còn những ai có chút kiến thức đều vô thần.
2. Chúng ta có thể đồng quan điểm phần nào với lập trường nói trên, khi nói về những tôn giáo tự nhiên đa thần là những tôn giáo do trí óc của con người thời sơ khai tưởng tượng ra, lệ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết nông cạn của họ. Dần dần, khi khoa học tiến bộ, người ta cắt nghĩa được các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, thì những sự mê tín dị đoan cũng không còn nữa.
Trái lại, những tôn giáo độc thần, đặc biệt là Kitô giáo, lại là tôn giáo của những con người văn minh, càng có kiến thức rộng, con người càng tin có một Đấng Tạo Hóa là nguyên nhân của mọi vật hiện hữu trong vũ trụ. Ngày nay tuy con người đã đạt được trình độ văn minh kỹ thuật khá cao, thế mà đại đa số nhân loại, trong đó hầu hết các nhà bác học đều có niềm tin tôn giáo, chỉ một thiểu số không tin mà thôi.
Theo thống kê của Tòa Thánh Vatican vào năm 1971 thì dân số nhân loại khoảng 3 tỷ 400 triệu người được chia ra như sau :
* Số người tin có Thượng Đế trong các tôn giáo chiếm tỷ lệ 81,89%.
- Kitô giáo (gồm Công giáo, Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống giáo) : 995.969.000 người, tỷ lệ 29.74%.
- Các tôn giáo khác (gồm Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, Thần Đạo, Do Thái Giáo, Linh Giáo, Bái Hỏa Giáo...) : 1.727.724.000 người, chiếm tỷ lệ 50.58%.
* Số người thờ kính tổ tiên, không theo một tôn giáo nào rõ rệt, hoặc chủ trương vô thần : 646.000.000 người, chỉ chiếm tỷ lệ 19.11%.
Ngoài ra, ngay các khoa học gia, những bộ óc thông minh nhất của nhân loại cũng chấp nhận có Thiên Chúa với một tỷ lệ rất lớn :
- A. Eymieu đã công bố một bản thống kê bất ngờ về đức tin của 432 nhà bác học thuộc thế kỷ thứ 19 như sau :
34 người không rõ lập trường tôn giáo, còn lại 398 vị thì 15 dửng dưng với tôn giáo, hay thuộc phái Bất Khả Tri (chủ trương không thể dùng trí khôn nhận biết có Thiên Chúa hay không).
16 vị công khai vô thần,
367 vị tin có Thiên Chúa cách rõ rệt chiếm tỷ lệ 92%.
Hơn nữa, những vị có đức tin lại là những nhà bác học thời danh nhất : Ampère, Pasteur, Volta, Copernic, Newton, Edison, Galilêô, Lavoisier, Marconi...
Vậy có thể nói ngược lại rằng hầu hết nhân loại đủ mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi nền văn minh đều tin có Đấng Tạo Hóa, dựa vào một nguyên tắc căn bản của lý trí con người là nguyên lý nhân quả : có hậu quả phải có nguyên nhân. Tuy nhiên, Đấng Tạo Hóa đã được quan niệm một cách khác nhau tùy theo trình độ văn minh cao hay thấp. Ngày xưa vì dốt nát, nên người ta quan niệm sai lạc về Thượng Đế, nhưng dần dần, với kiến thức mở mang, những ý niệm đa thần đã được thay thế bằng một vị Thiên Chúa làm căn nguyên của mọi hiện tượng trong vũ trụ.
Chỉ có một thiểu số với chút kiến thức dở dang, do sự tự kiêu quá đáng, hoặc bị tình dục thúc đẩy quá mạnh, hay chịu ảnh hưởng của nền giáo dục vô tôn giáo một chiều, mới phủ nhận Ngài mà thôi.
Một nhà nhân chủng học trứ danh của thời đại chúng ta đã viết trong cuốn “Loài người” của ông như sau : “Tôi chỉ gặp tình trạng vô thần ở cá nhân, và chỉ là trường hợp cá biệt. Khắp mọi nơi, luôn luôn đại đa số đều tin tưởng. Không một chủng tộc nào trong đại chủng tộc mà vô thần. Và cũng không có một nhóm nào quan trọng một chút trong các chủng tộc nhân loại mà vô thần”.
 
PHỤ CHÚ : CÁC NGUỒN MẠCH CỦA ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
 
Các chân lý của đức tin được chứa đựng trong Lời mạc khải. Mạc là tấm màn, Khải là mở. Chúa mở tấm màn huyền bí che mắt chúng ta, một kiểu diễn tả bằng hình ảnh để nói rằng : Chúa có nói chúng ta mới biết, chứ với trí khôn tự nhiên, chúng ta không thể suy biết được những mầu nhiệm ấy.
Lời mạc khải được lưu trữ trong Kinh Thánh và trong truyền thống công giáo. Kinh Thánh và truyền thống thực sự cũng chỉ là một nguồn nhưng đến với chúng ta bằng hai cách thức :
a) Kinh Thánh : là tất cả những tài liệu viết, được công nhận là có giá trị mạc khải. Những tài liệu này do Thiên Chúa linh hứng cho một số vị tiên tri để bày tỏ những mầu nhiệm, những chân lý tôn giáo cho loài người. Kinh Thánh gồm 2 phần :
- Cựu Ước : gồm những sách do các tiên tri và các tác giả Do Thái được Thiên Chúa linh hứng đã viết trước khi Chúa Kitô ra đời. Cựu Ước gồm 45 cuốn.
- Tân Ước : gồm những sách viết sau Chúa Giêsu, do các thánh sử, các tông đồ và đồ đệ trực tiếp của các tông đồ. Tân Ước có 27 cuốn.
b) Truyền Thống : là những lời của Chúa Kitô đã ủy thác cho các tông đồ bằng miệng mà không được ghi chép đầy đủ trong Kinh Thánh, hoặc là những chân lý mạc khải được nhận thức dần dần dưới dự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Như vậy truyền thống được định nghĩa là “ký ức của Giáo hội giữ gìn kho tàng đức tin”, là “Kinh Thánh được nối tiếp và được đào sâu tìm hiểu cho rõ ràng hơn”.
Cũng cần hiểu thêm là Chúa Kitô không viết gì hết, và các tông đồ đã tuân lệnh Ngài bắt đầu truyền giáo bằng giảng thuyết (Mt 28,19). Các ngài chỉ ghi chép sau này thôi, và cũng ghi lại phần chính của các bài giảng. Thánh Gioan kết thúc Tin Mừng của Ngài như sau : “Chúa Giêsu còn làm nhiều việc khác nữa. Nếu phải ghi lại từng điều một, tôi tưởng thế gian này sẽ không đủ để chứa hết sách viết ra” (Ga 21,25).
Chính lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ làm căn bản cho giá trị đức tin truyền thống : “Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). “Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Ngài sẽ dạy các con hết mọi sự và nhắc lại cho các con những gì Thầy đã dạy” (Ga 14,26) ; “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con... nhưng khi nào Thánh Thần của chân lý đến, Ngài sẽ dẫn các con vào trong chân lý toàn diện” (Ga 16,12-13).
Đức tin truyền thống được diễn tả trong tác phẩm của các giáo phụ, là những vị có uy tín của các giáo đoàn sơ khai. Các ngài  đã lãnh nhận đức tin do miệng các tông đồ và dạy lại giáo hữu. Một số vị tiêu biểu như Ignace, Irenée, Cyprien, Athanase, Augustin, Ambroïse, Jérôme... Ngoài ra, Origène và Tertulien tuy không làm thánh, nhưng cũng được kể như là những nhà văn thông truyền lại cho hậu thế đức tin truyền thống.
Sau cùng, đức tin truyền thống còn được diễn tả trong những kinh rất xưa của Giáo hội, trên những đài, lăng tẩm nơi các hang toại đạo của 3 thế kỷ đầu, trong văn kiện của các công đồng, của các đức giáo hoàng, trong những hình thức đạo đức, những tôn chỉ thiêng liêng đã được toàn Giáo hội chấp nhận từ thời sơ khai.
 
CON NGƯỜI CÓ NGUỒN GỐC TỪ BÒ
Trong giờ lịch sử, bắt gặp Tèo đang ngủ gật trong lớp, thầy gọi lớn :
- Tèo, em cho thầy biết, con người có nguồn gốc từ đâu ?
Nửa tỉnh nửa mơ, Tèo trả lời :
- Thưa, con người có nguồn gốc từ con bò.
Thấy giáo đỏ mặt :
- Sao em lại dám nói như thế hả ?
Tèo đơn sơ :
- Thưa thầy, ở nhà bố em hay nói: mày ngu như bò.
Thầy giáo: !!!
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Tập đoàn công nghệ Cisco ký cam kết đạo đức về trí tuệ nhân tạo
Tập đoàn công nghệ Cisco ký cam kết đạo đức về trí tuệ nhân tạo
​Ngày 24/4/2024, ông Chuck Robbins, giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông kỹ thuật số đa quốc gia Cisco, một tập đoàn có trụ sở tại Mỹ và chuyên cung cấp thiết bị mạng, đã gặp Đức Thánh Cha và đã ký cam kết đạo đức về trí tuệ nhân tạo của Vatican, một tài liệu được Hàn lâm viện Tòa Thánh công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2020.
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log