TĨNH TÂM THÁNG QUÍ THẤY TẬP VỤ LỚP K2009
GIÁO PHẬN HƯNG HÓA TẠI GIÁO XỨ TUYÊN QUANG
Gp. Hưng Hóa: Từ ngày 26-27.11.2012, tại nhà thờ giáo xứ Tuyên Quang, quí Thầy tập vụ lớp K2009 tĩnh tâm tháng dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Thái Hà, nguyên giám quản Giáo phận Hưng Hóa – chánh xứ Tuyên Quang.
Cha Giuse Nguyễn Thái Hà chia sẻ chủ đề: Sống kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Với tất cả tâm huyết của người cha, ngài chia sẻ những kinh nghiệm đời tu. Với tư cách người thầy, ngài truyền đạt những kiến thức thực tế.
Sau đây xin giới thiệu bài chia sẻ của ngài:
Dẫn nhập:
Coù cuoäc ñôøi naøo maø khoâng coù choïn löïa ? Coù choïn löïa naøo maø khoâng coù ñöôïc thua, maát maùt, hy sinh vaø chieán ñaáu? Choïn löïa caøng giaù trò, chieán ñaáu caøng cam go. Coù choïn löïa naøo giaù trò cho baèng choïn Chuùa? Ñi tu choïn Chuùa, nhöng chuùng ta vaãn khoâng thoâi laø con ngöôøi. Do ñoù, cuoäc chieán ñaáu cuûa chuùng ta vöøa töï nhieân, vöøa sieâu nhieân, vöøa theå chaát vöøa tinh thaàn, vöøa xaùc phaøm vöøa thieâng lieâng. Taát caû moïi phöông tieän ñöôïc trao ban ñeå chuùng ta tìm ñöôïc loøng tin töôûng nôi Thieân Chuùa, vaø tìm ñöôïc nôi Ngöôøi thaønh töïu cuûa cuoäc ñôøi daâng hieán cuûa chuùng ta trong bình an vaø nieàm vui. Chuùng ta seõ neâu ra ñaây naêm phöông tieän maø caùc linh ñaïo khaùc nhau trong Giaùo Hoäi thöôøng duøng.
TU là gì? cộng đồng dân Chúa mong muốn gì nơi những người ĐI TU?
TU có nghĩa là sửa. Nếu sửa nhỏ người ta gọi là tiểu tu
Nếu sửa lớn người ta gọi là đại tu.
Quan niệm đến việc sửa mình
Đức hồng y Phanxico Savie Nguyễn Văn Thuận nói : (Đi xa ngàn rặm mà không sửa mình thì không phải là tu).
Sửa mình để sống với Chúa, sống với giáo dân.
- Sống tình Cha con với Chúa. Người con phải sống với cha với mẹ và kết với với cha mẹ mình. Còn người đi tu phải sống kết hợp với Cha, sống theo gương mẫu Thầy chí thánh là Đức Kitô.
- Tôn kính bề trên giáo phận đặc biệt là cha xứ, vâng phục, khiêm tốn, tin yêu các ngài trong niềm vui.
- Sống với giáo dân không phải chỉ sửa mình là đủ mà còn sửa tất cả các bộ phận trên cơ thể. Sửa con mắt nhìn mọi người một đôi mắt yêu thương… sửa chân tay, môi miệng…
Sửa mình theo gương mẫu nào?
- Mẫu gương đầu tiên phải theo là Đức Giêsu Kitô. «hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng»
- Mẫu thứ hai chúng ta phải theo là Đức Mẹ Maria. « xin vâng trong mọi hoàn cảnh theo chân Chúa »
- Gương mẫu chúng ta soi vào là các thánh, các ngài đã sửa mình thế nào để được làm thánh. « Chúa đã thử các ngài như thử vàng trong lửa… »
Những phương thế tu luyện
(Ai muốn theo TA phải bỏ mình đi vác thập giá mà theo TA)
Con đường theo Chúa là con đường khiêm tốn cẩn mật với sự hiện diện của Thiên Chúa, tấm lòng mở ra với Bề Trên, với Cha giải tội tất cả những tư tưởng và ước muốn nảy sinh ra trong lòng. Con đường này là con đường theo chân Chúa, qua ba lời khuyên Phúc Âm, đặc biệt là đức vâng lời dẫn đến con được đường hạ mình, từ bỏ ý riêng. Có vâng lời mới giữ được khó nghèo và thanh khiết, vâng lời lề luật, vâng lời chỉ dạy của Bề Trên và vâng lời chính Chúa, Đấng đòi hỏi phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự và mọi người, hết linh hồn, hết thể xác, hết trí khôn, hết tài năng và hết cả mạng sống.
Chúa Gieâsu đã làm trong bữa tiệc ly : Ngài cầm lấy bánh, đọc lời Chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ và đệ và nói "Này là Mình ….Máu Thầy… "Chúng ta đi tu, nghĩa là dâng mình cho Chúa, Chúa cũng cầm lấy chúng ta, chúc phúc cho chúng ta, rồi Ngài cũng bẻ chúng ta ra, trao chúng ta cho nhau và cho người khác….lúc đó Chúa có thể nói về chúng ta là gì nhỉ? Có sự bẻ ra nào mà không gây đâu đớn ? có sự trao ban nào mà không mất mát ? Bánh rượu Chúa biến nên Mình và Máu Chúa. Vậy chúng ta cũng cứ tiếp tục và kiên trì trao ban cho Chúa những đau đớn, mất mát….cả những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, tin rằng quyền năng ân sủng và tình yêu của Chúa sẽ biến nên những gì tốt đẹp hơn cho Chúa và anh chị em chúng ta.
Phương tiện phổ quát đầu tiên là cầu nguyện. khi Chúa Giêsu dạy chúng ta kinh lạy Cha là Người muốn dạy chúng ta đừng qui hướng về mình mà phải qui hướng về Thánh thiện, vinh quang, uy lực về Thiên Chúa. Người cũng dạy chúng ta dự tin, biết bằng lòng với cái cần thiết của ngày hôm nay, biết tha thứ để làm biến mất những gì không phải là tình thương trong quả tim chúng ta.
3. Giáo Hội :
Các Bí tính và các nghi lễ phụng vụ của Giáo Hội là con đường chiến đấu thứ nhì. Dúng vậy, các Bí tích làm cho chúng ta đi vào trong cuộc tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu, để đưa chúng ta tham dự và cuộc sống với Người, nhờ đức tin sống động và nhờ khẩn cầu cùng Chúa Thánh Thần, mà trong mỗi Bí tích chúng ta có được sự hiện diện và hành động của Ngài. Hãy năng chịu Bí tích Thánh Thể trong đời sống hằng ngày.
Một con đường chiến đấu khác là làm việc tông đồ và bác ái. Dúng vậy, hiến mình cho người khác, dù dưới hình thức nào, dũng làm thuận lợi cho việc dâng hiến và quên mình, mà quên mình là mục đích của cuộc chiến đấu thiêng liên. Chúng ta đừng tưởng phải đi làm việc tông đồ và bác ái ở đâu khác, mà quên bác ái với chính mình và những người sống gần gũi với mình trước tiên. Nến « sống bên nhau mà như nước mây hững hờ » thì chúng ta còn thiếu bác ái lắm. cụ thể như trong chủng viện mình đã quan tâm đủ với anh em có hoàn cảnh chưa ? trong môi trường giúp xứ mình đã bác ái với cha xứ với bà bếp hay những người gần chúng ta không ? điều đó chúng ta hãy tập và chia sẻ với họ thế là ta làm việc bác ái rồi. Nhưng thực tế nu đến từ những người chúng ta chờ đợi sự yêu thương, nâng đỡ và hướng dẫn trên đường theo Chúa, thì càng làm chon chúng ta phải bức xúc, do dự và khốn khổ hơn, nếu không muốn nói là cản trở, gây chán nản và muốn chuyển hướng đời tu.
Một con đường khác là chiêm ngắm. Con đường âm thầm và yêu thương này là con đường kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và các màu nhiệm của Người.Nó mà triể nở đời sống thiêng liêng. Thánh Gioan Thánh giá gọi con đường này là cách hay nhất để tâm hồn chiến thắng được caccs ý nghĩ và việc xấu xa. Đây là việc làm thanh tẩy và nâng cao tâm hồn lên và hướng về Chúa ngay khi chính mình cảm thấy sợ xấu xấm lấn.
Một khía cạnh đặc biệt của con đường kết hiệp với Chúa một cách ý thức là qua Mẹ Maria, trong Đức Mẹ và với Đức Mẹ. Các phương tiện thực hành như lần hạt hay tận hiến cho Đức Mẹ.
Sau khi giúp tĩnh tâm xong, cha xứ chia sẻ mục vụ, những khó khăn và thuận lợi khi thực tập mục vụ ở các xứ. Cha xứ đã giúp xét mình và ban Bí Tích hòa giải cho anh em.
Sau 2 ngày tĩnh tâm và chia sẻ mục vụ, mỗi anh em trở lại giáo xứ nơi mình đang thực tập. Hai ngày không dài nhưng quả thật nó lại rất hữu ích cho mỗi anh em trên con đường tu luyện và đào tạo.
Một số hình ảnh về cuộc tĩnh tâm: