Thứ hai, 23/12/2024

Thánh lễ đại trào tại Madison Square Garden

Cập nhật lúc 22:49 27/09/2015
Sáng thứ Sáu, 25 tháng 9, vào lúc 8 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha đã viếng thăm và đọc diễn văn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, rồi dự cuộc gặp gỡ liên tôn lúc 11 giờ rưỡi tại nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tại tòa tháp đôi của World Trade Centre, gọi là Ground Zero ở New York
Sáng thứ Sáu, 25 tháng 9, vào lúc 8 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha đã viếng thăm và đọc diễn văn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, rồi dự cuộc gặp gỡ liên tôn lúc 11 giờ rưỡi tại nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tại tòa tháp đôi của World Trade Centre, gọi là Ground Zero ở New York. Lúc 4h chiều, Đức Thánh Cha đã đến thăm các gia đình nghèo trong khu Harlem của New York.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là thánh lễ tại Madison Square Garden. Madison Square Garden là một vận động trường có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều môn thể thao khác nhau của thành phố New York. Tọa lạc tại Midtown Manhattan giữa 7th Avenue và 8th Avenue từ 31st Street đến 33rd Street, phía trên ga Pennsylvania.

Được khánh thành từ ngày 11 tháng Hai năm 1968, Madison Square Garden được coi là vận động trường xưa nhất trong thành phố New York vẫn còn tiếp tục hoạt động tích cực. Với diện tích 76,000 mét vuông, Madison Square Garden chứa được khoảng 20,000 người trong các buổi hoà nhạc.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta đang ở trong sân vận động Madison Square Garden, là nơi biểu tượng của thành phố này, là trụ sở của các cuộc gặp gỡ thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, tụ họp người của nhiều nơi, không phải chỉ là của thành phố mà của toàn thế giới. Dân bước đi giữa các sinh hoạt, các lo lắng thường nhật của mình, dân bước đi mang nặng các thành công và các lầm lỗi, các sợ hãi và các cơ may, các niềm vui và niềm hy vọng, cũng như các thất vọng và cay đắng của mình đã trông thấy một ánh sáng lớn.

Trong mọi thời đại dân Thiên Chúa đưọc mời gọi chiêm ngưỡng ánh sáng đó, ánh sáng muốn chiếu soi mọi quốc gia, muốn đến trong mọi góc của thành phố này, với mọi công dân, mọi không gian của cuộc sống. Một trong các đặc thái của Dân có niềm tin là khả năng trông thấy, chiêm ngưỡng giữa các tối tăm của mình, ánh sáng mà Chúa Kitô đem đến. Dân có niềm tin biết nhìn, phân định và chiêm ngắm sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa cuộc đời mình, giữa thành phố của mình. Sống trong một thành phố lớn có nhiều phức tạp, với một môi trường đa văn hóa và các thách đố lớn không đễ giải quyết. Các thành phố lớn nhắc cho chúng ta biết sự phong phú ẩn dấu trong thế giới chúng ta là các nền văn hóa, các truyền thống và lịch sử khác nhau, các tiếng nói, cách ăn mặc khác nhau. Các thành phố lớn diễn tả sự da diện của các cung cách sống và hành xử của chúng ta. Nhưng các thành phố lớn cũng che dấu gương mặt của biết bao nhiêu người bị coi như công dân hạng hai. Giữa các tiếng di chuyển ồn ào, trong tiết nhịp các thay đổi cũng bị che dấu các tiếng nói của biết bao nhiêu gương mặt không có quyền công dân, không có quyền là thành phần của thành phố - các người nước ngoài, con cái họ không được học hành, các người không đuợc săn sóc sức khỏe, các người vô gia cư, các người già cô đơn, bị ở bên lề các đường đi của chúng ta, trong một sự vô danh ầm ĩ. Họ bưóc vào trong một cảnh tượng thành thị từ từ trở thành tự nhiên trước mắt và đặc biệt là trong tim chúng ta. Tuy nhiên, trong mọi trạng huống đó vẫn có Chúa đồng hành với chúng ta. Đức Thánh Cha nói :

Biết rằng Chúa Giêsu tiếp tục bước đi trên các con đường của anh chị em, trà trộn với dân Ngài môt cách sống động, để cho mình bị liện lụy và lôi cuốn con người vào trong một lịch sử cứu độ duy nhất khiến cho chúng ta tràn đầy hy vọng, một niềm hy vọng giải thoát chúng ta khỏi sức mạnh thúc dẩy chúng ta cô lập hóa mình và không biết đến cuộc sống của người khác, cuộc sống của thành phố. Một niềm hy vọng giải thoát chúng ta khỏi các liên lạc trống rỗng, các phân tích trừu tượng, hay nhu cầu có các cảm xúc mạnh. Một niềm hy vọng không sợ hãi tháp nhập vào và hành động như men trong những nơi bạn phải chung đụng và sống. Một niềm hy vọng mời gọi chúng ta nhìn giữa « khói mù ô nhiễm » sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng tiếp tục bước đi trong các thành phố của chúng ta.

Ngôn sứ Isaia giới thiệu Chúa Giêsu với chúng ta như « Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa quyền năng, Cha muôn thuở, Hoàng tử của hoà bình » (Is 9,5). Với những nguời hỏi cho biết họ phải làm gì, câu trả lời đầu tiên của Chúa Giêsu là đề nghị, khích lệ và động viên. Ngài luôn luôn đề nghị các môn đệ ra đi, và thúc đầy họ ra đi gặp gỡ những người khác tại những nơi họ sống, ra đi không sợ hãi, không nhờm gớm, ra đi loan báo niềm vui cho mọi dân tộc. Và nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành Emmamuel luôn đi bên cạnh chúng ta, trà trộn với chúng ta trong nhà của chúng ta. Không ai và không có gì có thể tách rời chúng ta khỏi Ngài. Ra đi loan báo Thiên Chúa là Cha luôn chờ đón chúng ta để ôm chúng ta vào lòng. Đi tới với những người khác để chia sẻ tin vui Thiên Chuá là Cha, đồng hành với chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi cảnh vô danh, khỏi chiến tranh thi đua, tự quy hướng về mình, để mở ra con đường hoà bình cho chúng ta. Thiên Chúa sống trong các thành phố của chúng ta, Giáo Hội sống trong các thành phố của chúng ta và muốn là men trong đám đông trà trộn với tất cả mọi nguời đồng hành với tất cả mọi người để loan báo các điều kỳ diệu của Đấng là « Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa quyền năng, Cha muôn thuở và Hoàng Tử hòa bình.

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã trở về trụ sở Quan sát viên thường trực của Toà Thánh để dùng bữa tối và nghỉ đêm.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh lễ tại sân vận động Madison Square Garden là thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình và công lý, đã được cử hành bằng ba thứ tiếng Latinh, Anh và Tây Ban Nha. Các lời nguyện giáo dân được đọc bằng các thứ tiếng Gaelico, Ba Lan, Đức, Tigrino và Ý.

Bài giảng thánh lễ của Đức Thánh Cha đã tập trung quảng diễn ý nghĩa các bài đọc trích từ chương 9 sách ngôn sứ Isaia “Dân tộc bước đi trong tối tăm đã nhìn thấy một ánh sáng lớn” (Is 9,1)

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã trở về trụ sở Quan sát viên thường trực của Toà Thánh để dùng bữa tối và nghỉ đêm.

Sáng thứ Bẩy 26 tháng 9, Đức Thánh Cha đã bắt đầu chặng thứ ba trong chuyến tông du Hoa Kỳ.

Lúc 7 giờ rưỡi Đức Thánh Cha đã đi xe ra tới sân trực thăng cách đó 12 cây số để tới phi trường Kennedy lấy máy bay đi Philadelphia. Máy bay đã tới phi trường quốc tế Philadelphia sau 50 phút bay. Từ phi trường Đức Thánh Cha đã đi xe tới nhà thờ chính tòa cách đó 16 cây số để chủ sự thánh lễ với các Giám Mục và linh mục với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ Phialadelphia và toàn bang Pensylvania. Chúng tôi sẽ tường thuật trong các chương trình sau.
 
VietCatholic Network
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log