So sánh sự dấn thân của các Phong trào Bình dân với các tổ chức khác, Đức Thánh Cha phản đối các giải pháp thị trường, không đi đến các vùng ngoại biên, nơi mà các Phong trào Bình dân đang hoạt động mặc dù họ không có các nguồn lực để thay thế thị trường. Các thành viên của các Phong trào này thuộc về một thế giới không bao giờ xuất hiện trên truyền thông, họ là những người làm việc âm thầm từ trong căn tin đến các nông dân tiếp tục canh tác đất đai để sản xuất lương thực nhưng không phá hủy thiên nhiên.
Đức Thánh Cha hy vọng các chính phủ hiểu rằng các mô hình công nghệ không đủ để ứng phó với cuộc khủng hoảng này hoặc với những vấn đề lớn khác của nhân loại. Bởi vì, hơn bao giờ hết, trong lúc này, con người, các cộng đoàn và các dân tộc phải là trung tâm, phải hiệp nhất để được chữa lành, để được chăm sóc và để được chia sẻ.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đề cập đến việc các Phong trào Bình dân bị loại trừ ra khỏi các lợi ích của toàn cầu hóa. Nhiều người trong số họ không được luật pháp bảo vệ, công việc trở nên bấp bênh không có mức lương ổn định để có thể trụ vững tại thời điểm này. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi cho những người này có được thù lao cơ bản, một hình thức nhìn nhận và trao cho họ phẩm giá vì những nhiệm vụ cao quý và không thể thay thế mà họ đang thực hiện. Một mức lương có thể đảm bảo và thực hiện khẩu hiệu mang tính nhân văn và Kitô: không có công nhân nào mà không có các quyền.
Đức Thánh Cha còn bày tỏ niềm hy vọng về cuộc khủng hoảng hiện nay có thể làm thức tỉnh lương tâm đang ngủ của con người để tạo ra một sự hoán cải cho con người và sinh thái, đặt dấu chấm hết cho việc tôn thờ tiền của và đặt nhân phẩm con người vào trung tâm cuộc sống. “Nền văn minh cuồng nhiệt và cá nhân này cần một sự thay đổi”. (Acistampa 13/4/2020)
Ngọc Yến