Thứ năm, 28/11/2024

Mến Yêu Hằng Ngày Thứ Hai, 28.09.2020

Cập nhật lúc 16:42 27/09/2020
(Lc 9, 46-50)
Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất? Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: "Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất."
Ông Gio-an lên tiếng nói: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy." Đức Giê-su bảo ông: "Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta!"


 
SUY NIỆM
Tin Mừng thuật lại, các môn đệ đã “cố ngăn cản” một người nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỷ, chỉ vì người ấy “không cùng với [họ] đi theo Thầy”. Hay nói cách khác, trong suy nghĩ của các môn đệ, vệc “đi theo Thầy” và khả năng trừ quỷ chỉ nên là đặc quyền duy nhất của những “người trong nội bộ” như họ mà thôi.
Là người Ki-tô hữu, chúng ta thật dễ dàng bị cám dỗ tự xem mình là đặc biệt, là nổi trội hơn những người “không Công Giáo” khác, rồi từ đó hình thành sự tách biệt giữa “chúng ta” và “bọn họ”. Với đôi mắt mù loà như thế, chúng ta không thể nào nhìn thấy được điều Chúa đã đặt để và đang làm việc nơi tất cả mọi người, bao gồm cả những người không theo đạo Công Giáo hoặc không tin theo bất cứ một tôn giáo, một vị thần linh nào.
 Không những thế, lòng kiêu hãnh tự mãn ấy cũng len lỏi vào trong chính Giáo Hội, nơi mà chúng ta tự hào xem mình là “người trong nội bộ” với nhau. Điều này có thể xảy đến cho các giám mục, linh mục hoặc tu sĩ; và cũng có thể xảy ra cho những ai đang nắm giữ một chức vụ nào đó trong giáo xứ, hay cả nơi một cộng đoàn phục vụ nào đó. Là một giáo dân, ta dễ thấy mình có thái độ khinh thị, và ở mức độ nào đó, cảm thấy mình tốt lành hơn những người đi lễ trễ, chỉ đứng ngoài cửa nhà thờ, hoặc những ai chỉ thỉnh thoảng mới tham dự Thánh Lễ, hay thậm chí chỉ có mặt mỗi năm 1 lần vào dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh. Là một người trong ban hành giáo, ta dễ cho rằng mình có “công đức” hơn những “người khác” không có chức vụ gì trong giáo xứ. Là một tu sĩ, giáo sĩ, ta dễ nghĩ mình hiểu biết Chúa nhiều hơn, ít dịp tội hơn những ai đang sống bon chen “ngoài kia”, nơi cuộc đời xô bồ.
Thậm chí, đôi khi chúng ta còn tự cho mình quyền được độc quyền các việc lành hoặc phép lạ, như các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay vậy. Có lẽ ta sẽ bực bội lắm khi ai đó “giành” mất phận vụ trong cộng đoàn của ta, sẽ giận dữ và thậm chí chất vấn Chúa gay gắt lắm khi một người không Công Giáo vừa cầu xin đã được Chúa chấp nhận, trong khi Ngài lại chẳng ban cho một người Ki-tô hữu như ta, một người “đáng lý” phải được ưu tiên hơn.
Sự thật là Thiên Chúa có thể dùng và Ngài dùng bất kì ai để dựng xây Nước Trời. Do đó, việc của chúng ta là bắt tay cùng làm việc với bất cứ ai mà Chúa muốn. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là quảng bá cho Giáo Hội của chúng ta, nhưng là công trình của Chúa và kế hoạch Ngài tiền định cho cả thế giới này.
Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên con và đặt con vào thế giới này vì một mục đích. Xin cho con nhận ra và chu toàn sứ mạng mà Cha trao cho con. Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết cho con và đã gọi con để hoàn thành công trình cứu độ còn tiếp diễn của Chúa. Lạy Chúa Thánh Thần, xin giúp con thực hiện công trình mà vì đó Chúa đã tạo dựng và đã gọi con.” (Kinh Khởi Nguyện)
----//----//----

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/o2262g/
 
Following on Jesus once again telling his disciples that he was going to be “handed over” to suffering and death, we were told in our previous reading that they did not understand what he meant. It did not make sense to them.
Now, almost as an indication of how far they were from Jesus’ thinking, they began arguing among themselves which one among them should be seen as the greatest. Why should they be arguing about this? Was it because, whatever difficulties they had in accepting what Jesus had said about his future, they were wondering what was going to happen after Jesus had been taken away from them? If they were to remain together as a group, which of them would be in charge? 
Perhaps Peter was already beginning to think that he should be the one. Perhaps some of the others felt it should be one of them.
But Jesus, who, of course, was not present during these sensitive discussions, was well aware of what was going on. He took a child and put it in their midst. “Whoever receives a child like this in my name, receives me. And whoever receives me, receives him who sent me. For the one that is least among you all is the greatest.”
It is interesting that the greatness is to be seen in the child rather than in the one who receives it. The child represents all who are vulnerable and weak and powerless. To “receive” such persons is to treat them with the utmost dignity and respect and to accept them and lift them up.
In Jesus’ eyes, such little people are truly great because, to those who have eyes to see, they are the ones in whom we can especially meet Jesus and love and serve him. St Francis of Assisi, who kissed the leper (a particularly daring thing to do in his time), or Mother Teresa, tenderly picking up a decaying, barely living body off the street knew this well. To find Jesus in such a person is to make direct contact with God himself.
Jesus himself will reach the peak of his own greatness when he hangs dying and helpless on the cross. This is the lesson the disciples will learn to see and accept in time. We have to keep working on it too because it does not come easily to any of us.
The second part of today’s gospel points to another area where the disciples have to change their outlook. John, the brother of James, who both come across in the Synoptics as somewhat hotheaded (they had the nickname “sons of thunder”), tells Jesus they saw someone driving out devils in Jesus’ name. They had told the man to stop because he was “not one of us”. (Was there an element of jealousy also? In Mark 9:14ff, we are told that the disciples failed to drive out an evil spirit from a boy.)
Here we have something of the arrogance of the insider, of the elitist. John and his companions felt that the exorcism of evil spirits in the name of Jesus was something only they were allowed to do. Jesus did not agree. “Leave him alone,” he told them. And he enunciates a principle for them to follow: “Whoever is not against us is for us.”
It is a constant temptation among more devout religious people to set themselves apart from “the others”. It can happen to bishops or priests or religious. It can happen in a parish to members of the parish council or some parish group – a prayer group, charismatics, the liturgy committee or whatever.
We can find ourselves developing a two-tier community of “us” and “them”. We can find ourselves looking down on those who come in late for Mass and hang around the back door or who only come occasionally or maybe even only turn up at Christmas.
Even more, we can be tempted to set ourselves apart from non-Catholic and non-Christian groups. We can fail to see God working in all kinds of people, religious and non-religious, atheists, agnostics and people who apparently do not believe in anything.
Of course, as Christians, we do have a distinctive understanding of life and its meaning coming from the teaching and life of Jesus and it should not be compromised. But, at the same time, we do not have a monopoly of the truth. No one has. The full Truth is beyond all of us. We are all searching. Still less do we have a monopoly on good works. God can and does use any person to build the Kingdom. And it is our responsibility to work hand in hand with such people. Ultimately, our aim is not to promote our Church but God’s work and God’s plan for the whole world.
 
 
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log