Thứ hai, 23/12/2024

Những lời cầu nguyện mà mọi trẻ em có thể học từ khi còn nhỏ

Cập nhật lúc 21:17 18/02/2021

NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN MÀ MỌI TRẺ EM CÓ THỂ HỌC TỪ KHI CÒN NHỎ

Tác giả: Christine Ponsard
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (28.12.2020)
Những lời cầu nguyện thông thường và những cụm từ đơn giản giúp trẻ hướng về Thiên Chúa khi chúng lớn lên.
Nếu chúng ta không biết những hình thức cầu nguyện này, chúng ta sẽ thấy mình không biết cách cầu nguyện. Với một cái đầu đầy lo lắng và không có chuỗi hạt, bạn thực sự không thể tiến xa trong việc cầu nguyện. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là dạy con cái chúng ta cầu nguyện đơn giản ngay từ khi còn nhỏ.
Kinh Lạy Cha: Kinh trước tiên trong các kinh
Bất cứ điều gì chúng ta diễn tả khi cầu nguyện luôn luôn là sự nhắc lại những gì đã có trong Kinh Lạy Cha, bất kể điều đó có tính cụ thể như thế nào, trong một hoàn cảnh nhất định nào. Chúng ta sẽ không tìm thấy gì trong lời cầu nguyện của các vị thánh mà lại không có trong Kinh Lạy Cha và, dù chúng ta được tự do chọn những cách khác nhau để đọc Kinh Lạy Cha, ý nghĩa của kinh Lạy Cha vẫn không thay đổi.
Do đó, lời cầu nguyện đầu tiên mà chúng ta phải dạy cho trẻ em là Kinh Lạy Cha. Con cái chúng có hiểu Kinh Lạy Cha đang nói gì không? Chắc chắn không hiểu tất cả, nhưng từ rất sớm chúng đã có thể hiểu được điểm cốt yếu, đó là Thiên Chúa là Cha của chúng. Lời cầu nguyện được học “thuộc lòng” này sẽ in sâu vào chúng, trong trái tim, trong trí thông minh của chúng, để nuôi dưỡng toàn bộ đời sống tâm linh của chúng.
Kinh Kính Mừng: Lời cầu nguyện đẹp nhất dâng lên Mẹ Maria
Kinh Kính Mừng nhắc lại những lời của sứ thần Gabriel. Được học từ khi còn nhỏ, lời cầu nguyện này vẫn và sẽ luôn là cứu cánh cho chúng ta trong những ngày đau khổ, là ánh sáng chiếu soi khi bóng tối trở nên quá dày đặc, là sợi dây chúng ta bám vào để đưa chúng ta ra khỏi vực thẳm tội lỗi của chúng ta và là cách đơn giản nhất để bày tỏ tình yêu của chúng ta.
Chúng ta nên dạy cho trẻ em Kinh Kính Mừng và tập cho chúng có thói quen chào Mẹ Maria theo cách này, phó thác mình cho Mẹ, nằm xuống trong vòng tay của Mẹ để tìm sự nghỉ ngơi và an ủi. Việc lặp đi lặp lại một cách không mệt mỏi Kinh Kính Mừng trong chuỗi Mân Côi hoàn toàn không vô lý chút nào; Khi một trong những đứa con của chúng ta, cuộn tròn trong vòng tay của chúng ta, lặp đi lặp lại: “Mẹ ơi, con yêu mẹ”, thì đối với chúng ta, chúng ta không thấy chúng vô lý. Điều đó cũng vậy khi hi chúng ta lần hạt Mân Côi.
Học thuộc lòng một lời cầu nguyện là học lời cầu nguyện đó bằng cõi lòng của chính mình
Nhiều lời cầu nguyện khác có thể được học thuộc lòng: Kinh Tin Kính của các Tông đồ cổ vũ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa Ba Ngôi, và cũng tóm tắt rõ ràng bản chất đức tin của Giáo hội; Các kinh: Tin, Cậy, Mến;  những lời cầu nguyện sám hối như Kinh Ăn Năn Tội, Kinh Cáo Mình; Thánh vịnh và các bài hát Thánh Kinh (ví dụ như bài Magnificat); những công thức ngắn gọn như: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Tất cả những bản văn này, đặc biệt khi chúng là những lời cầu nguyện phát xuất từ Lời Chúa, giống như một kho tàng không ngừng nuôi dưỡng sự cầu nguyện của chúng ta.
Học lời cầu nguyện thuộc lòng là học bằng cõi lòng của bạn: không phải bằng cách lặp đi lặp lại như một con vẹt, nhưng là bằng tình yêu thương và trí thông minh. Học một lời cầu nguyện không giống như học một bài học. Bạn học một lời cầu nguyện bằng cách cầu nguyện với lời cầu nguyện đó. Trẻ em học bằng cách lắng nghe cha mẹ đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng mỗi đêm bên nôi, nơi ấy chúng sẽ tự nhiên được đồng hóa. Và, một ngày nào đó, dù chưa từng học những kinh đó theo đúng nghĩa của thuật ngữ này tại trường lớp, chúng vẫn biết cách cầu nguyện bằng những kinh đó giống như chúng biết cách sử dụng tiếng mẹ đẻ mà không cần “học” nó.
Tiếng mẹ đẻ của lời cầu nguyện cũng là sự im lặng
Thiên Chúa, Đấng bày tỏ chính Ngài bằng lời, cũng nói với chúng ta bằng ngôn ngữ thầm lặng khi cầu nguyện. Và đây vừa là nỗi khó khăn vừa là sự vĩ đại của việc cầu nguyện: khó khăn vì khó gặp được Ngài qua các giác quan của chúng ta vốn không thể nắm bắt được; vĩ đại bởi vì “Một Ai Đó” này vĩ đại hơn lời nói của chúng ta và bởi vì Ngài ban cho chúng ta, thông qua sự im lặng, khả năng nhận biết điều không thể biết. Hay nói đúng hơn: hãy để chúng ta được Ngài chiếm giữ. Vì vậy, im lặng cũng là “tiếng mẹ đẻ của lời cầu nguyện” và giống như mọi thứ khác, điều đó được khám phá qua việc quan sát các bậc cha mẹ, nhìn họ đứng im lặng trước mặt Chúa. Dạy trẻ im lặng không có nghĩa là nói “Hãy im lặng” mà là nói “Hãy lắng nghe”. Vì những lời cầu nguyện rốt cuộc không có mục đích nào khác hơn là khiến chúng ta chú ý đến Đấng đã đến để yêu thương chúng ta.
Nguồn: hdgmvietnam.com
Thông tin khác:




Thánh lễ Truyền Chức Giám Mục Đaminh Hoàng Minh Tiến tại nhà thờ Chính toà Sơn Lộc | 14.02.2022
Liên kết website
Tiêu điểm
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện
Trong bài viết ‘Đức Giê-su Ki-tô: Đường Hiện Diện’, chúng ta cùng nhau tìm hiểu năm hình thức hiện diện căn bản của Người: (1) Đức Giê-su Hằng Hữu; (2) Đức Giê-su Hiệp Nhất; (3) Đức Giê-su Hội Thánh (Giáo Hội); (4) Đức Giê-su Huyền Nhiệm; (5) Đức Giê-su Hiển Trị (Quang Lâm).
Website www.giaophanhunghoa.org được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log